Rorey

New Member

Download Tiểu luận Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2007-2011 miễn phí





Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Nam. Đây là một trong những tỉnh lớn của nước ta, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương.
Thanh Hóa bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 24 huyện, với diện tích 11.133,4 km2 và số dân 3,405 triệu người với 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Khơ-mú. Năm 2005 Thanh Hóa 2,16 triệu người trong độ tuổi lao động , chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh, lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%.

Tóm tắt nội dung:

công theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên trong hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.
+ NLĐ theo quy định nói trên được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn được hưởng tiền lương hay tiền công ở trong nước ;
+ NLĐ đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa nhận BHXH một lần trước khi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- NLĐ tham gia BHXH tự nguyện:
Theo quy định tại Nghị định số 190/2007/NĐ-CP của Chính phủ, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 đến đủ 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ, không thuộc đối tượng áp dụng của pháp luật về BHXH bắt buộc bao gồm:
+ NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng;
+ Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố;
+ Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
+ Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ NLĐ tự tạo việc làm, bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân.
+ Người tham gia khác.
b/ NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
+ Các Công ty Nhà nước thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước đang trong thời gian chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn hay Công ty Cổ phần theo Luật Doanh nghiệp;
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
+ Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật;
+ Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: giáo dục-đào tạo; y tế; văn hóa; thể dục thể thao; khoa học và công nghệ; môi trường xã hội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các ngành sự nghiệp khác.
+ Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập ,hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
+ Hộ kinh doanh cá thể,tổ hợp tác,tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn,sử dụng và trả công cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động:
+ Cơ quan,tổ chức,cá nân nước ngoài,tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ ngĩa Việt Nam ký kết hay tham gia có quy định khác.
1.1.1.2. Đối tượng tham gia BHYT
Người tham gia BHYT do pháp luật về BHYT quy định. Theo quy định tại Luật BHYT (Luật số 25/2008/QH 12)
1.1.1.3 Đối tượng tham gia BHTN
- NLĐ tham gia BHTN : Là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc sau đây với NSDLĐ tham gia BHTN:
* Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;
* Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
* Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;
* Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn kể cả những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước trước ngày Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước.
Người đang hưởng lương hưu hàng tháng, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng hay hợp đồng lao động xác định thời hạn với người sử dụng lao động tham gia BHTN thì không thuộc đối tượng tham gia BHTN
- NSDLĐ tham gia BHTN:
+ Là người sử dụng lao động có từ 10 người lao động trở lên tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sau đây:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
+ Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác.
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã
+ Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
1.1.2 Phạm vi quản lý
- Quản lý các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHYT trên địa bàn quản lý theo sự phân bố của cấp quản lý.
- Quản lý NLĐ thuộc diện tham gia BHXH buộc, BHTN, BHYT trong từng đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và những người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn quản lý theo sự phân cấp quản lý.
- Quản lý mức tiền lương, tiền công đóng BHXH, BHTN, BHYT, của những NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT và tổng quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT của các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXN, BHTN, BHYT;
- Quản lý mức thu nhập đăng ký đóng BHXH tự nguyện của người tham gia BHXH tự nguyện; mức đóng BHYT của người tự nguyện tham gia BHYT.
1.2. Nội dung quản lý đối tượng tham gia BHXH
Nội dung chính của công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bao gồm:
- Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN trong từng đơn vị sử dụng lao động; danh sách điều chỉnh lao động và mức lương đóng BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN ( trường hợp tăng, giảm lao động và mức đóng BHXN, BHTN, BHYT ).
- Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện.
- Quản lý tổng quỹ tiền lương, tiền công hay thu nhập làm căn cứ đóng BHXH, BHTN, BHYT của từng đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Bảng kê khai tổng quỹ tiền lương, tiền công… do đơn vị quản lý đối tượng tham gia lập theo mẫu của quỹ BHXH Việt Nam.
- Quản lý mức đóng BHXH, BHYT, BHTN của từng đơn vị và từng người tham gia trên cơ sở danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN của từng đơn vị và Bảng kê khai mức tiền lương, tiền công hay mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN do đơn vị sử dụng lao động, đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHYT.
- Cấp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia BHXH, BHYT, BHTN và hàng năm ghi bổ sung vào sổ BHXH theo các tiêu thức ghi trong sổ ghi bổ sung vào sổ BHXH theo các tiêu thức ghi trong sổ và theo quy định của pháp luật về BHXH.
- Tổ chức thu BHXH, BHYT, BHTN. Đây là nội dung chính của công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH
1.3. Vai trò của quản lý đối tượng tham gia BHXH
Việc quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm một cách khoa học, chặt chẽ sẽ thực hiện những vai trò cơ bản sau:
- Làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động thu BHXH, BHTN, BHYT đúng đối tượng, đủ số lượng theo đúng quy định của pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT và đúng thời gian quy định;
- Là điều kiện đảm bảo thực hiện quyền tham gia BHXH, BHTN, BHYT cña người lao động, của đơn vị sử dụng lao động và của công dân theo quy định của pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT;
- Góp phần khai thác triệt để đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT nhằm thực hiện mục tiêu mở rộng phạm vi “che phủ” của BHX..

Link download cho anh em:
 

hanhly

New Member
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Trích dẫn từ Rorey:
Download Tiểu luận Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2007-2011 miễn phí
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top