hong_hai

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao hiệu quả của hệ thống động viên, khuyến khích để thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại công ty cổ phần giày Thái Bình





5. Phòng sản xuất:

a, Chức năng nhiệm vụ:

- Xây dựng kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn. Tổ chức triển khai thực hiện, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

- Phối hợp với phòng thu mua lập kế hoạch cung cấp nguyên liệu, vật tư kịp thời cho sản xuất, đề ra biện pháp quản lý, theo dõi, giám sát việc sử dụng vật tư, nguyên liệu, công cụ, phụ tùng, kể cả vật rẻ tiền mau hỏng trong sản xuất.

- Phối hợp cùng với phòng quản lý chất lượng và phân xưởng để xây dựng các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi sử dụng vật tư.

- Phối hợp với phòng kinh doanh để lập kế hoạch điều độ sản xuất hàng ngày, hàng tháng theo từng chủng loại mặt hàng.

- Phối hợp với phòng tài chính kế toán và phòng kinh doanh để xác định giá thành và giá bán sản phẩm.

b, Quyền hạn:

- Được quyền yêu cầu các bộ phận có liên quan xây dựng kế hoạch theo định kỳ, kiểm tra tổng hợp để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh chung cho toàn Công ty.

- Điều độ sản xuất hàng ngày, tháng. Phối hợp các phân xưởng trong việc triển khai sản xuất theo kế hoạch và đơn hàng sản xuất đã có hiệu lực.

- Được quyền tiếp nhận hay từ chối nhân lực của Công ty bổ sung nếu xét thấy có yêu cầu hay không đủ năng lực.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ệu đang được triển khai vì hướng của Công ty trong thời gian tới là lấy thị trường trong nước làm nền tảng sản xuất, tạo dựng thương hiệu trên thị trường nội địa đi đôi với việc phát triển và khuyếch trương sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
2. Chức năng và nhiệm vụ quyền hạn của các phòng ban:
2.1- Ban Giám Đốc:
Tổng Giám Đốc (TGĐ):
Là người điều hành mọi hoạt động của Công ty. Những vấn đề quan trọng liên quan đến sản xuất kinh doanh và tổ chức nhân sự, trên cơ sở có sự bàn bạc thống nhất với các Phó Tổng Giám Đốc (PTGĐ), các Giám Đốc (GĐ), các Phó Giám Đốc (PGĐ) và các Trưởng Phòng, Phó Phòng. Tổng Giám Đốc là người cuối cùng quyết định cách thực hiện, lãnh đạo Công ty thực hiện và hoàn thành nghị quyết, quyết định, chỉ thị của Hội Đồng Quản Trị (HĐQT).
TGĐ lãnh đạo trực tiếp đến các PTGĐ, các Giám Đốc và các Phó Giám Đốc, trưởng phòng và phó phòng, từng cán bộ công nhân viên trong Công ty.
TGĐ Công ty có trách nhiệm xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế trên cơ sở góp ý, tham mưu của các PTGĐ, các Giám Đốc và Phó Giám Đốc, trưởng phòng ban và trình HĐQT phê duyệt. Đồng thời chịu trách nhiệm chính trong việc lãnh đạo Công ty hoàn thành các kế hoạch đã được HĐQT thông qua.
Được quyền ủy quyền cho cấp dưới ký các hợp đồng đầu tư và sản xuất kinh doanh với các đối tác.
Hàng quý, hàng năm chịu trách nhiệm báo cáo toàn diện hoạt động của Công ty cho HĐQT.
Phó Tổng Giám Đốc:
Trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý các phòng ban theo chức năng nhiệm vụ của phòng ban đó và những nhiệm vụ do Tổng Giám Đốc giao phó hay ủy quyền.
Phối hợp với các phòng ban khác để hoàn thành kế hoạch và đảm bảo tốt cho hoạt động của Công ty. Tổ chức và tham gia vào các dự án đầu tư của Công ty, có trách nhiệm báo cáo kết quả cho HĐQT phê duyệt. Được quyền yêu cầu các phòng ban cung cấp thông tin, sự hỗ trợ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Được quyền đề nghị Tổng Giám Đốc duyệt các chi phí, tạm ứng và quyết toán các công việc dự án thuộc phạm vi phụ trách.
Góp ý kiến, tham mưu giúp cho Tổng Giám Đốc có những cơ sở quyết định các công việc một cách chính xác và hiệu quả nhất trong đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Thay mặt Tổng Giám Đốc khi Tổng Giám Đốc đi vắng, chịu trách nhiệm trước TGĐ và HĐQT về mọi hoạt động do mình phụ trách và được giao.
Quyền được tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật nhân viên dưới quyền.
Giám Đốc Kinh Doanh: Phụ trách hoạt động của phòng kinh doanh, chịu trách nhiệm điều hành việc kinh doanh, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, quản lý các thị trường tiêu thụ. Chịu trách nhiệm trước TGĐ.
Giám Đốc Trung Tâm Mẫu: Phụ trách hoạt động của phòng tạo mẫu và thiết kế mẫu. Bảo đảm thiết kế và nghiên cứu ra những mẫu mã mới đạt tiêu chuẩn. Chịu trách nhiệm trước TGĐ.
Giám Đốc Chất Lượng: Phụ trách hoạt động của phòng quản lý chất lượng sản phẩm. Bảo đảm sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật. Chịu trách nhiệm trước TGĐ.
Giám Đốc Thu Mua: Phụ trách hoạt động của phòng thu mua, bảo đảm cung cấp đầy đủ và kịp thời vật tư cho sản xuất. Chịu trách nhiệm trước TGĐ.
Giám Đốc Sản Xuất: Phụ trách hoạt động của phòng sản xuất, bảo đảm tiến độ sản xuất kịp thời đúng thời gian giao hàng. Chịu trách nhiệm trước TGĐ.
Giám Đốc Nhân Sự: Phụ trách phòng nhân sự, bảo đảm việc bố trí điều phối lao động trong Công ty đáp ứng cho sản xuất. Chịu trách nhiệm trước TGĐ.
Giám Đốc Tài Chính: Phụ trách hoạt động của phòng tài chính, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của phòng tài chính. Chịu trách nhiệm trước TGĐ
2.2- Các phòng ban:
1. Phòng kinh doanh:
a, Chức năng nhiệm vụ:
- Nghiên cứu thị trường, phân tích lợi thế cạnh tranh để xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm, hàng quý, hàng tháng để đảm bảo hoàn thành kế hoạch.
- Trên cơ sở nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước và các hợp đồng đã ký đưa ra các yêu cầu cho việc lập kế hoạch sản xuất các loại sản phẩm phù hợp.
- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác xuất nhập khẩu của Công ty.
- Tổ chức tìm kiếm thị trường mới, củng cố, phát triển thị trường hiện tại và tương lai của Công ty.
- Phối hợp với phòng tài chính kế toán đề xuất với Giám Đốc chính sách giá cả, tỷ lệ huê hồng, chiết khấu cho từng thời kỳ.
b, Quyền hạn:
- Được yêu cầu các phòng ban có liên quan cung cấp số liệu cần thiết như năng lực sản xuất, số lượng hàng tồn kho, để phục vụ công tác kinh doanh và tiếp thị.
- Được quyền giao dịch với các đối tác trong và ngoài nước để thu thập thông tin thị trường, thương thảo và xác lập các hợp đồng bán sản phẩm theo quy định của Công ty.
- Được quyền đề xuất giá cả cho từng sản phẩm nhằm phục vụ công tác bán hàng và kinh doanh.
2. Phòng tài chính kế toán:
a, Chức năng nhiệm vụ:
- Tổ chức thực hiện công tác kế toán theo đúng quy định của pháp lệnh kế toán- thống kê và những nguyên tắc chế độ quy định trong điều lệ tổ chức kế toán nhà nước.
- Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch tài chính và có trách nhiệm cân đối thu chi để cung cấp đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Thực hiện vai trò kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua đồng tiền nhằm mục tiêu sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh.
- Tham mưu cho Giám Đốc trong công tác quản trị tài chính thông qua các phân tích tài chính, hoạch định doanh lợi, đoán và kiểm soát tài chính, quyết định đầu tư,
b, Quyền hạn:
- Được quyền yêu cầu các phòng ban và các cá nhân có liên quan cung cấp số liệu, chứng từ cần thiết thực hiện công tác hạch toán kế toán, công tác kiểm tra, kiểm soát về tài chính và công tác phân tích hoạt động kinh tế.
- Được quyền khước từ và bảo lưu ý kiến không thanh toán các khoản thu, chi phí không đúng quy định hay sai chế độ do nhà nước ban hành.
- Được quyền liên hệ với các tổ chức kiểm toán, tài chính thuế, tín dụng trong và ngoài nước để giải quyết các công việc có liên quan về tín dụng, tài chính thanh toán theo quy định của Công ty và nhà nước.
3. Phòng nhân sự:
a, Chức năng nhiệm vụ:
- Xây dựng sơ đồ quản lý, sắp xếp cơ cấu tổ chức trong Công ty, quản lý CBCNV theo phân cấp quản lý.
- Tham mưu cho TGĐ tuyển dụng, đào tạo mới và đào tạo lại, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật CBCNV theo phân cấp quản lý.
- Tuyên truyền các chính sách của Đảng và nhà nước.
- Xây dựng các quy chế về làm việc thuộc cơ cấu tổ chức của Công ty.
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm lập kế hoạch tuyển dụng và đào tạo.
-Thực hiện chính sách chế độ về tiền lương, tiền thưởng theo quy định của nhà nước.
- Xây dựng và theo dõi thực hiện các định mức về lao động.
- Xây dựng quy chế trả lương cho các bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Công ty.
- Tham mưu giúp Ban Lãnh Đạo Công ty theo dõi diễn biến tư tưởng của CBCNV và tham mưu giúp Ban Lãnh Đạo Công ty giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo,
- Xây dựng công tác bảo vệ an ninh, bảo vệ nội bộ, công tác PCCC trong Công ty.
b, Quyền hạn:
- Được quyền xem xét và đề xuất cho Ban Giám Đốc về việc bố trí nhân sự các phòng ban, phân xưởng
- Kiểm tra lại ngày công, giờ công của CBCNV trong Công ty.
- Tham gia đề xuất ý kiến về xét nâng lương, thi nâng bậc lương, tuyển dụng, đào tạo, an toàn lao động, thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
- Thay mặt Giám Đốc giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ giữa những người lao động trong quá trình lao động.
4. Phòng công nghệ (chất lượng):
a, Chức năng nhiệm vụ:
- Nghiên cứu phát triển áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới công nghệ
- Đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào và chất lượng sản phẩm đầu ra.
- Đảm bảo kiểm soát việc áp dụng các quy trình công nghệ, quy phạm kỹ thuật, chất lược sản phẩm theo đúng các tài liệu đã ban hành.
- Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, phối hợp với phòng kinh doanh giải quyết khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm của Công ty.
- Tham gia về mặt kỹ thuật cho các phân xưởng, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm, định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng đơn vị sản phẩm.
- Tham gia đánh giá các sáng kiến về kỹ thuật.
- Tham gia với phòng thua mua đề xuất nhà cung ứng nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng ổn định và tin cậy.
- Tham gia việc đào tạo và nâng cao tay nghề cho công nhân.
- Phối hợp với phòng nhân sự và các phân xưởng liên quan xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật.
b, Quyền hạn:
- Được quyền kiểm tra việc thực hiện các quy trình công nghệ, quy phạm kỹ thuật.
- Được quyền từ chối không nghiệm thu nguyên liệu, vật liệu, vật tư nhiên liệu, sản phẩm nhập kho không bảo đảm chất lượng quy định.
- Được quyền yêu cầu phòng thu mua cung cấp những số liệu, thông tin cần thiết về các nhà cung ứng nguyên vật liệu để thẩm định lại (nếu cần).
- Được quyền tham gia đề xuất xét duyệt sáng kiến cải tiến kỹ thuật hàng năm.
5. Phòng sản xuất:
a, Chức năng nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn. Tổ chức triển khai thực ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán VIG Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
N Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát Quản trị chuỗi cung ứng 1
D Nâng cao hiệu quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Toàn Phượng Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top