Gaetan

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Thực trạng huy động và sử dụng vốn nước ngoài trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta





 - Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý nhà nước đối với ĐTNN, đặc biệt trong việc phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý tốt các dự án ĐTNN, gắn với việc tăng cường hợp tác, hỗ trợ, phối hợp hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư.

- Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài.

- Đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài, thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết thủ tục đầu tư. Đảm bảo sự thống nhất, các quy trình, thủ tục tại các địa phương, đồng thời, phù hợp với điều kiện cụ thể.

- Xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp phép, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư .

- Tăng cường cơ chế phối hợp quản lý đầu tư nước ngoài giữa Trung ương và địa phương và giữa các Bộ, ngành liên quan.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ựa chọn dự án FDI cần bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội trong mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực.
Theo TS. Trần Đình Thiên, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam thì chúng ta không nên “khoe khoang” con số vốn đăng ký FDI mà cần quan tâm đến con số vốn thực hiện cũng như thực trạng ngày càng doãng ra giữa hai con số này. Nếu khoảng cách giữa hai con số này ngày càng gia tăng thì không thể nói là thu hút FDI thành công, dù vốn đăng ký có lên tới hàng trăm tỷ USD.
Bên cạnh đó, khi nước ta đã là thành viên WTO thì Chính phủ cần hướng vào chính sách nâng cấp FDI thông qua việc đẩy mạnh khai thác thế mạnh của các tập đoàn kinh tế mạnhcủa khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó, cần nhìn nhận nghiêm túc mặt trái của “cuộc chiến chào mời đầu tư” của các địa phương để tránh ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội của điạ phương tiếp nhận FDI do những ưu đãi không cần thiết chỉ vì để cạnh tranh với địa phương bên cạnh.
Ngoài ra, chính quyền địa phương cần tập trung vào công tác chuẩn bị trước dự án đầu tư bao gồm mặt bằng đất đai, điện, nước, đường giao thông, dịch vụ, khả năng phát triển công nghiệp phụ trợ và ban hành “cẩm nang đầu tư nước ngoài” để nhà đầu tư có được những thông tin cần thiết.
Cuối cùng, chúng ta cần nhanh chóng thực hiện chính phủ điện tử, đầu tư nguồn nhân lực, vốn để thiết lập các trung tâm điều hành tại Cục Đầu tư nước ngoài, sở kế hoạch và đầu tư, ban quản lý được nối mạng với doanh nghiệp FDI để cập nhật thông tin và giải quyết các vấn đề kịp thời, hiệu quả
V.3. Các giải pháp chủ yếu:
Để triển khai thực hiện việc thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ĐTNN trong giai đoạn 2006- 2010 và một số năm về sau, Chính phủ sẽ chỉ đạo thực hiện các giải pháp sau :
Nhóm giải pháp về quy hoạch:
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.
Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế.
Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư.
Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách:
Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách để sửa đổi hay loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO và có giải pháp đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư liên quan.
Xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp về lộ trình cam kết mở cửa đầu tư nước ngoài làm cơ sở xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua trong năm 2006 có liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, đảm bảo sự tương thích với các luật pháp hiện hành.
Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và mỗi nước thành viên EU, Hoa Kỳ.
Chấn chỉnh tình trạng ban hành và áp dụng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trái với quy định của pháp luật. Tăng cường tập huấn, phổ biến nội dung và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư:
Xây dựng thông điệp xúc tiến và đầu tư quảng bá hình ảnh của Việt Nam. Tập trung thực hiện tốt chiến lược xây dựng hình ảnh nhằm “ nâng cao hiểu biết về Việt Nam” và “Cải thiện các hoạt động xúc tiến đầu tư có hiệu quả, phải xây dựng một chủ điểm xúc tiến đầu tư trung tâm về Việt Nam như là một địa điểm “đầu tư hấp dẫn”. Chú điểm tiếp thị trung tâm sẽ được sử dụng để nâng cao hình ảnh Việt Nam trong cộng đồng các nhà ĐTNN. Chủ điểm xúc tiến đầu tư trung tâm phải bao hàm các nội dung sau:
Phản ánh những gì nhà đầu tư đang tìm kiếm: Những nhu cầu của các nhà đầu tư nhìn chung là muốn nâng cao hiệu quả và khả năng sinh lời. Bởi vậy, các hoạt động vận động xúc tiến đầu tư nên phản ánh việc Việt Nam có thể giúp các nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng tốt những nhu cầu này như thế nào. Chẳng hạn, có thể nhấn mạnh về lực lượng lao động hùng hậu, giá rẻ, có học thức.
Phản ánh những điểm nổi trội, độc đáo nhất của Việt Nam: Để làm nổi bật Việt Nam trong con mắt các nhà ĐTNN, chủ điểm tiếp thị phải xác định rõ những điểm nổi bật, độc đáo của Việt Nam. Chẳng hạn vị trí địa lý có tính chất chiến lược ở Đông Dương và Đông Nam Á, có một Chính phủ mạnh và sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của người dân đối với việc cải cách kinh tế.
Thông điệp đến với các nhà ĐTNN phải đúng đắn và trung thực. Đùng rao bán những gì mà mình không có. Quảng cáo sai lệch gây ra nhận thức trái ngược và thái độ bực tức rất khó giải quyết. Một khi nhà tài trợ đã có những nhận thức và ấn tượng không tốt, tiêu cực về hình ảnh của một quốc gia hay địa bàn đầu tư nào đó thì mọi nỗ lực vận động, xúc tiến đầu tư nhằm cải thiện hình ảnh của một quốc gia hay địa phương nào đó và cải thiện hình ảnh thu hút các nhà ĐTNN đầu tư thực tế sẽ rất khó khưn.
Thông điệp đến với các nhà đầu tư phải nhất quán: Một điều rất quan trọng là mọi hoạt động vận động xúc tiến đầu tư do chính quyền địa phương và Trung ương thực hiện cầm đưa ra một thông điệp nhất quán như nhau. Nếu không các nhà đầu tư sẽ hiểu theo nhiều ý cách và dẫn đến tâm lý lo ngại và hoài nghi về tính minh bạch, rõ ràng cũng như tính xác thực của những thông điệp này.
Phát triển các công cụ xúc tiến đầu tư có chất lượng cao.
Cung cấp các tài liệu giới thiệu, ấn phẩm hướng dẫn đầu tư, trang thông tin và bản tin xúc tiến đầu tư có chất lượng cao đến các nhà ĐTNN.
Trang thông tin là những trang tài liệu cung cấp vắn tắt các thông tin chính về một địa bàn đầu tư cho các nhà ĐTNN tiềm năng. Trang thông tin có chất lượng thường bao gồm các nội dung : Chính sách công nghiệp và kinh tế; các ngành nghề và các lĩnh vực kinh doanh chính; Vốn FDI và luồng FDI hàng năm trong các ngành; Số liệu thống kê thương mại (bao gồm cả xuất và nhập khẩu); Thông tin về môi trường đầu tư như: GDP, mức tăng trưởng GDP, thu nhập trên đầu người, lãi suất, tỷ giá hối đoái, chỉ số tin cậy tín dụng của các quốc gia theo hệ thống đánh giá của các cơ quan quốc tế như Moody, Standard & Poor; cơ chế ưu đãi; chính sách và hệ thống tiền tệ; Việc làm và pháp luật về lao động (chính sách tiền lương, công đoàn, chi phí lao động); Quy chế hải quan; Thuế; Cơ sở hạ tầng; Chi phí và khả năng cung cấp các tiện ích; Vai trò và dịch vụ của các cơ quan xúc tiến đầu tư.
Trang thông tin điện tử( Website) là một trong những công cụ xúc tiến rẻ và hiệu quả nhất, bởi vậy phải ưu tiên cho việc thiết kế và duy trì các trang thông tin điện tử có chất lượng cao. Trang thông tin điện tử cần có: Giao diện hấp dẫn, cung cấp những thông tin có chất lượng tốt nhất về: Dữ liệu kinh tế vi mô cơ bản, cách khởi sự tiến hành kinh doanh, những vấn đề pháp luật cơ bản, cơ cấu thuế, các chế độ ưu đãi đầu tư và các quy chế đầu tư, danh mục các nhà cung cấp dịch vụ( như các công ty tư vấn, nhà thầu xây dựng, luật sư, chuyên gia tư vấn tài chính, nhà tư vấn thiết kế, kinh doanh, nhà nghiên cứu thị trường, nhà tư vấn về công nghệ thông tinv.v) các hoạt động đầu tư cụ thể theo từng ngành nghề, chi phí kinh doanh, lao động và đất đai, các đầu mối liên lạc của cơ quan chính phủ, đầu mối liên lạc tại các hiệp hội kinh doanh, hiệp hội các ngành nghề, những ví dụ đầu tư thành công điển hình; và phải được duy trì cập nhật thường xuyên. Trang thông tin điện tử nhằm mục đích quảng bá, xúc tiến đầu tư nước ngoài nên sử dụng các ngôn ngữ phổ biến như tiếng Trung, Anh, Hàn, Nhậtvà có thể liên kết với trang thông tin của mạng lưới xúc tiến đầu tư(
Phải thực hiện tốt các chiến dịch quảng cáo và quan hệ công chúng để nâng cao mức độ nhận thức và hình ảnh của Việt Nam. Đây là một công cụ xúc tiến đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng và hiệu quả khi mà các nhà ĐTNN tiềm năng có nhận thức quá ít hay có sự hiểu lầm về hình ảnh của Việt Nam.
Tích cực đẩy mạnh, cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam.
Có thể nói rằng xúc tiến đầu tư là “chào bán các cơ hội đầu tư” cho các nhà đầu tư tiềm năng. Một chương trình xúc tiến đầu tư không thể thành công cho dù nó tốt đến mức độ nào nếu như có một sản phẩm” tồi”. Thiết lập nên “một môi trường đầu tư tốt” tức là làm ra một sản phẩm tốt. Do vậy, cải thiện môi trường đầu tư chính là phương tiện để xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu quả.
Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành công và cải thiện nhất định, tuy nhiên môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn kém cạnh tranh hơn so với Trung Quốc và một vài nước Asian khác. Do vậy để cải thiện và thu hút them nhiều vốn FD...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Thực trạng và hoạt động của bộ phận Lễ Tân khách sạn Anh Huy Luận văn Kinh tế 0
B Công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nam Hà Nội – Thực trạng và g Luận văn Kinh tế 0
R Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Kiến trúc, xây dựng 0
A Thực trạng huy động, sử dụng và quản lý vốn ODA Công nghệ thông tin 0
V Thực trạng và giải pháp phát triển và phát huy vai trò của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng và Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật tàu công trìn Luận văn Kinh tế 0
C Huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam: Thực trạng và giải pháp cho những năm đầu thế Luận văn Kinh tế 0
Y Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác huy động và sử dụng vốn trong các Doanh nghiệp Nhà nuớc Luận văn Kinh tế 0
D Huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp cho những năm đầu th Luận văn Kinh tế 0
M Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Công ty Tài chính Bưu Điện Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top