cobe_vuive_282

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời mở đầu

Quản lý hành chính Nhà nước là tác động của chủ thể quản lý hành chính nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực hành pháp.
Quản lý hành chính nhà nước là bộ phận của bộ máy nhà nước do nhà nước lập ra để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống thống nhất từ trung ương tới địa phương đứng đầu hệ thống đó là chính phủ. Cơ quan quản lý hành chính nhà nước nhân danh nhà nước tham gia vào quan hệ pháp luật để bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước nhằm tổ chức và chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá- xã hội và hành chính – chính trị. Nói cách khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành - đIều hành của nhà nước.
Đất nước ta đang tiến hành cuộc cải cách hành chính, trong đó có cải cách bộ máy hành chính nhà nước, nhằm xây dựng một nền hành chính gọn nhẹ, chính quy, hiện đại có hiệu quả quản lý cao. Mà quản lý hành chính nhà nước là việc quản lý dựa theo pháp luật của Nhà nước, đảm bảo sự phát triển ổn định, liên tục, nhưng cũng tạo đIều kiện để công tác quản lý nhà nước theo kịp với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội- đối tượng của quản lý trong nền kinh tế thị trường. Do đó, việc xây dựng pháp luật cũng phải được đổi mới sao cho các văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa thực tiễn cao, có tầm bao quát sâu, rộng, chặt chẽ. Hành chính còn mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động nhà nước trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước.
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng đó, tạI Kỳ họp thứ 2 quốc hội khoá XI, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu mới về việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động ban hành VBQPPL phù hợp tiến trình cải cách hành chính, cũng như công cuộc đổi mới của đất nước ta.

A- Lý luận chung về cơ quan hành chính Nhà nước:

I- Khái niệm và đặc điểm cơ bản của cơ quan hành chính nhà nước:
a) Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước: Cơ quan hành chính Nhà nước là các chủ thể chủ yếu của quan hệ pháp luật hành chính, bao gồm các cơ quan quản lý hành chính nhà nước theo luật định (cơ quan Hiến định) và các cơ quan được pháp luật quy định có thẩm quyền thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về nghành hay lĩnh vực công tác trên phạm vi lãnh thổ nhất định với cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền độc lập. Nói cách khác, cơ quan HCNN thực hiện các hoạt động chấp hành, điều hành các mặt hoạt động của đời sống xã hội. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước cũng chính là hệ thống cơ quan quản lý nhà nước.
b) Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước:
- Đặc điểm 1: Tính quyền lực nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước. Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước là những hoạt động nhân danh Nhà nước, vì lợi ích nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước có quyền đưa ra các quyết định để thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình, các quyết định này có hiệu lực bắt buộc thực hiện và cơ quan hành chính nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để đảm bảo thực thi các quyết định đó.
- Đặc đIểm 2: Phạm vi thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước: Thẩm quyền của cơ quan nhà nước là những quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể do pháp luật quy định để các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.
- Thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước bao giờ cũng được xác định về phạm vi, đối tượng tác động, về không gian, thời gian. Trên cơ sở đó, mỗi cơ quan hành chính nhà nước chỉ hoạt động trong phạm vi thẩm quyền của mình.
- Đặc điểm 3: Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước, dựa trên cơ sở và để thực hiện Hiến pháp, luật và các nghị quyết của Quốc hội. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, pháp lệnh, nghị quyết của uỷ ban thường vụ Quốc hội ở địa phương, các cơ quan hành chính nhà nước chấp hành các nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp. Mặt khác, cơ quan hành chính nhà nước mỗi cấp cũng là cơ quan chấp hành đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Các cơ quan hành chính nhà nước phải báo cáo công việc của mình trước cơ quan quyền lực, chịu giám sát của cơ quan quyền lực.
- Đặc đIểm 4: Về hệ thống tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước: Hệ thống tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước hình thành từ mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa các cơ quan, các bộ phận tạo thành hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Đó có thể là quan hệ dọc, ngang, hay quan hệ trực thuộc hai chiều. Trong hệ thống đó, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước và các mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan hành chính nhà nước tạo thành bộ máy hành chính quốc gia- bộ phận hợp thành quan trọng của bộ máy nhà nước.
c) Các loại hình cơ quan hành chính nhà nước: Có thể phân loại cơ quan hành chính nhà nước theo nhiều cách khác nhau như sau:
1) Theo cơ sở pháp lý của việc thành lập cơ quan hành chính nhà nước bao gồm:
a) Cơ quan hành chính nhà nước được thành lập theo hiến pháp, hay còn gọi là cơ quan Hiến định. Gồm các cơ quan như sau:
+ Chính phủ: là cơ quan hành chính cao nhất.
+ Các bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện việc quản lý một nghành, một lĩnh vực nào đó trong phạm vi cả nước.
+ UBND các địa phương là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Cơ quan hành chính được thành lập trên cơ sở các đạo luật, các văn bản dưới luật. Đó là các tổng cục, cục, vụ, sở, phòng ban thuộc các cơ quan Hiến định nói trên.
1- Căn cứ vào địa giới hoạt động có thể chia các cơ quan HCNN thành các loạI sau:
- Cơ quan HCNN trung ương ( như Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ) mà hoạt động quản lý NN của nó bao trùm trong phạm vi cả nước. Các quyết định quản lý của nó có hiệu lực trong phạm vi cả nước.
- Cơ quan hành chính địa phương ( UBND các cấp, các sở, phòng, ban thuộc UBND ….) hoạt động quản lý chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ địa phương. Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nằm trong bộ máy hành chính nhà nước thống nhất.
2- Căn cứ vào thẩm quyền, các cơ quan hành chính nhà nước chia thành cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng.
- Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung là chính phủ và UBND các cấp. Những cơ quan này thường giải quyết nhiều vấn đề chung thuộc các nghành, các lĩnh vực khác nhau trong phạm vi lãnh thổ( toàn quốc hay từng địa phương), nhằm đảm bảo sự phối hợp và sự thống nhất giữa các nghành, các lĩnh vực, các vùng trong phạm vi cả nước.
- Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng, hay còn gọi là thẩm quyền chuyên môn là những cơ quan quản lý hành chính nhà nước theo nghành, hay theo chức năng, trực tiếp quản lý một ngành, một lĩnh vực hay thực hiện một chức năng quản lý nhất định.
Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước triển khai thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình thông qua các văn bản hành chính nhà nước. Văn bản hành chính nhà nước được các cơ quan hành chính nhà nước xây dựng dựa trên tính chất, đặc điểm của hoạt động quản lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước trong bộ máy hành chính nhà nước.
II- Văn bản hành chính nhà nước:
1. Khái niệm văn bản hành chính nhà nước :
Văn bản hành chính nhà nước là những văn bản do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành nhằm thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của mình.
2. Phân loại văn bản hành chính nhà nước:
a) Căn cứ tính chất áp dụng của văn bản hành chính nhà nước, văn bản hành chính nhà nước gồm văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng quy phạm.
b) Căn cứ vào cơ quan ban hành thì văn bản hành chính nhà nước gồm: Văn bản của Chính phủ, văn bản của thủ tướng Chính phủ,văn bản cả bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, thủ trưởng các cơ quan trực thuộc CP, văn bản vủa UBND các cấp, văn bản của thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở địa phương, văn bản về quản lý hành chính nội bộ do các cơ quan kiểm sát, xét xử ban hành, văn bản quản lý hành chính nhà nước cả thủ trưởng các đơn vị trực thuộc của bộ máy hành chính nhà nước.
III- Văn bản quy phạm pháp luật:
1- Khái niệm văn bản QPPL: Theo điều 1, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm đIều chỉnh các quan hệ xã hội.
2- Hệ thống văn bản QPPL:
Hệ thống văn bản pháp luật gồm:
a) Văn bản do quốc hội ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết. Văn bản do uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành như pháp lệnh, nghị quyết.
b) Văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở TW ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, uỷ ban thường vụ quốc hội, gồm:
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- Nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng CP.
- Quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán toàn án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm soát nhân dân tối cao.
- Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà nước có thẩm với tổ chức chính trị- xã hội.
c) Văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, văn bản do UBND ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, văn bản do uỷ ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp gồm:
- Nghị quyết của hội đồng nhân dân:
- Quyết định, chỉ thị của uỷ ban nhân dân.
1- Nguyên tắc ban hành văn bản QPPL:
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những hoạt động quản lý nhà nước quan trọng nhất của các cơ quan nhà nước. Để hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo địa vị pháp lý của cơ quan hành chính nhà nước, đảm bảo tính hiệu lực trong việc đIều chỉnh các quan hệ xã hội, phù hợp với yêu

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Của Quá Trình Khoáng Hóa Một Số Hợp Chất Hữu Cơ Họ Azo Trong Nước Thải Dệt Nhuộm Khoa học Tự nhiên 0
D nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu keo da láng Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cây Vàng tâm (Magnolia fordiana) làm cơ sở cho việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây Trà hoa vàng tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây củ mài và khả năng nhân giống bằng hom củ trong giai đoạn vườn ươm tại rừng đặc dụng Copia Nông Lâm Thủy sản 0
D Định danh và phân loại một số loài cá nước ngọt phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long dựa trên đặc điểm hình thái và di truyền Nông Lâm Thủy sản 0
D Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phản vệ tại bệnh viện trung ương thái nguyên Y dược 0
D Một số đặc điểm hình thái của sò lông Anadara antiquata (Linnaeus, 1758) ở miền Trung Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh phù đầu ở lợn sau cai sữa trên địa bàn tỉnh Thái Bình và chế Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top