Derren

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng kinh doanh tại chi nhánh Láng Hạ





PHẦN GIỚI THIỆU 5

1. Lý do chọn đề tài 5

2. Mục đích nghiên cứu 5

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5

4. Quan điểm nghiên cứu 5

5. Phương pháp nghiên cứu 6

6. Nội dung nghiên cứu 6

7. Kết cấu của chuyên đề 6

CHƯƠNG I, HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 7

I. Chức năng và hoạt động của ngân hàng thương mại 7

1. Ngân hàng thương mại - Một trung gian tài chính 7

2. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 10

3. Khái niệm năng lực kinh doanh của ngân hàng thương mại 12

I. Những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực kinh doanh của ngân hàng thương mại 15

1. Sự phát triển của nền kinh tế mở 15

2. Yếu tố pháp lý 16

3. Nhân tố cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. 18

4. Nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng 19

4.1. Tiềm lực vốn của ngân hàng 19

4.2. Về sản phẩm dịch vụ 20

4.3. Về nghiệp vụ và kỹ thuật nghiệp vụ 21

4.4. Về khách hàng của ngân hàng 21

4.5. Quản lý rủi ro 22

4.6. Hoạt động quản trị marketing 23

4.7. Đội ngũ nhân sự 24

4.8. Hệ thống kênh phân phối 25

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH LÁNG HẠ 26

I. Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ 26

1. Khái quát về sự hình thành của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ 26

2. Những sản phẩm và dịch vụ chính 27

3. Những mốc lịch sử đáng nhớ 28

3.1. Thành lập và chính thức đi vào hoạt động 28

3.2. Giai đoạn bước ngoặt năm 2000 28

4. Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2006-2010 29

4.1. Về nguồn vốn 29

4.2. Về tín dụng 30

4.3. Về đối tượng khách hàng 31

4.4. Về hướng phát triển các sản phẩm và dịch 31

4.5. Các dự kiến về tài chính 32

4.6. Về tổ chức đào tạo 32

5. Cơ cấu tổ chức 33

5.1. Mô hình cơ cấu tổ chức 33

5.2. Đánh giá về cơ cấu tổ chức 35

II. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2002-2006 35

1. Khái quát tình hình tài chính giai đoạn 2002-2006 35

1.1. Về công tác nguồn vốn 36

1.2. Về hoạt động tín dụng 37

1.3. Quản lý rủi ro 38

1.4. Tình hình lợi nhuận 38

2. Thị trường 39

III. Những tồn tại chủ yếu 40

1. Tồn tại trong hoạt động dịch vụ 40

2. Tồn tại trong hoạt động quản trị marketing 42

3. Tồn tại trong kênh phân phối sản phẩm dịch vụ 42

IV. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại 44

1. Nguyên nhân khách quan 44

2. Nguyên nhân chủ quan 44

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG LÁNG HẠ 46

I. Hoàn thiện chiến lược giai đoạn 2006-2010 46

1. Bổ sung một số nội dung chiến lược về xây dựng văn hoá kinh doanh ngân hàng hiện đại. 46

2. Cần có chiến lược cụ thể hơn trong phát triển nguồn nhân lực. 46

3. Xây dựng chiến lược lâu dài và mang tính bền vững. 47

II. Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ 48

1. Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng 48

2. Cần có chính sách marketing hợp lý và nhất quán 50

3. Phát triển mạng lưới chi nhánh, đa dạng hoá các kênh phân phối 52

III. Kiến nghị 54

1. Kiến nghị đối với Nhà nước 54

2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam 55

3. Kiến nghị đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 56

KẾT LUẬN 57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ng ngân hàng. Việc ứng dụng và triển khai các hoạt động marketing nội bộ đang được phát triển mạnh trong thực tế kinh doanh của Ngân hàng.
4.7. Đội ngũ nhân sự Mục này tham khảo từ: Một số kỹ năng giao tiếp khách hàng trong dịch vụ bán lẻ của ngân hàng thương mại, Phùng Thu Thủy - Sở giao dịch VCB, Tạp chí Ngân hàng, Số 21, 11/2006, tr. 37-39.
Nhân viên kinh doanh ngân hàng luôn luôn phải tiếp xúc với tiền nên đòi hỏi phải đủ phẩm chất chuyên môn và văn hoá. Phong cách giao dịch của nhân viên ngân hàng phải nhiệt tình, hoạt bát, chân thành, thân thiện, ... Nhân viên ngân hàng cũng cần được rèn luyện thường xuyên các kỹ năng trình bày, đàm phán, tiếp xúc qua điện thoại, ...
Trong môi trường kinh doanh ngân hàng hiện nay, nhân viên giao dịch trực tiếp đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đó là những người trực tiếp phục vụ khách hàng, quyết định chất lượng dịch vụ, quyết định mối quan hệ với khách hàng, tạo uy tín, hình ảnh và sự khác biệt của ngân hàng, ... Đó là không chỉ là những mắt xích trong kênh phân phối sản phẩm dịch vụ từ ngân hàng đến tay khách hàng, mà còn là kênh cung cấp thông tin sản phẩm dịch vụ đến khách hàng, tạo hình ảnh của ngân hàng trong con mắt khách hàng.
Nhằm hướng đến một đội ngũ nhân viên ngân hàng hiện đại, các nhân viên giao dịch phải thoả mãn rất nhiều những tiêu chuẩn.
+ Những nhân viên giao dịch của ngân hàng là những con người yêu nghề, nhận thức được tầm quan trọng của công tác giao dịch.
+ Có những hiểu biết về khách hàng, nhu cầu của khách hàng.
+ Hiểu biết về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, giải thích được cả những hạn chế cũng như tính hiệu quả của những sản phẩm dịch vụ.
+ Phục vụ tận tình, nhanh nhẹn và có khả năng đưa ra những giải pháp xử lý thích hợp trong nhiều tình huống.
+ Hiểu biết rộng, tạo được sự tin tưởng và khả năng tổng hợp ý kiến phản hồi của khách hàng và xử lý tốt những ý kiến phản hồi của khách hàng.
Theo quan điểm marketing hướng nội, tất cả nhân viên đều thực hiện marketing. Nhân viên là những khách hàng bên trong nội bộ của ngân hàng. Công việc của nhân viên như những sản phẩm bên trong mà ngân hàng cần chú ý phát triển.
4.8. Hệ thống kênh phân phối Mục này tham khảo từ: Ngân hàng thương mại và giá trị của việc đa dạng hoá kênh phân phối, Nguyễn Việt Đức, Tạp chí Ngân hàng, số 11, 2005.
Hệ thống kênh phân phối của ngân hàng cũng là một yếu tố trực tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh. Tại Việt Nam, gần 50 năm phát triển vừa qua, hầu hết các ngân hàng mới chỉ có duy nhất kênh phân phối truyền thống - hệ thống chi nhánh, việc đa dạng hoá kênh phân phối đóng vai trò là một trong những yếu tố giảm chi phí, làm nên thành công trong cuộc đua cạnh tranh ngày càng gay gắt về cung cấp các sản phẩm và dịch vụ.
Sự xuất hiện của ATM - hệ thống máy rút tiền tự động - sau đó mạng lưới ATM đã nhanh chóng lan rộng, tiếp đến là Phone Banking - dịch vụ ngân hàng qua điện thoại, và sự ra đời của Internet Banking, trong những năm tới sẽ là sự bùng nổ của Mobile Banking tuy còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng đang ngày càng chứng tỏ vai trò hữu hiệu trong việc giao dịch với khách hàng.
Đa dạng hoá kênh phân phối là việc lựa chọn một hay một số kênh phân phối nhằm tạo ra một hệ thống kênh phân phối hỗn hợp, bổ khuyết lẫn nhau trong hoạt động, nhằm tăng cường khả năng phục vụ khách hàng, tăng cường khả năng quan tâm tới từng khách hàng, giảm mức phí và giảm bớt công việc cho nhân viên tại hệ thống chi nhánh. Hơn nữa, việc thiết lập và gắn kết các kênh phân phối mới sẽ tạo ra khả năng cho các chi nhánh bán lẻ đem lại nhiều lợi nhuận và nâng cao khả năng chuyển tải các dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân đã được cá nhân hoá tới khách hàng.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH LÁNG HẠ
I. Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ
1. Khái quát về sự hình thành của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ Mục này tham khảo từ: Lịch sử Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Láng Hạ, 12/2003, tr. 4 - 8.
Chi nhánh NHNO và PTNT Láng Hạ thành lập theo quyết định số 334/QĐ ngày 02/08/1996 của Thống đốc NHNN. Chi nhánh NHNO và PTNT Láng Hạ chính thức khai trương hoạt động từ 17/3/1997. Hiện Chi nhánh đặt tại 24 Láng Hạ, phía Tây Quận Đống Đa, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lớn như: VINACONEX, Tổng Công ty Thép, Công ty FPT, … và hơn nữa mật độ các ngân hàng ở khu vực này thấp. Đây là môi trường tốt, có điều kiện thuận lợi để một ngân hàng hoạt động.
Theo Quyết định 334/QĐ NHNN-02 ngày 2/8/1996 về việc thành lập chi nhánh ngân hàng 44 Láng Hạ (24 Láng Hạ hiện nay), Chi nhánh NHNO và PTNT Láng Hạ là chi nhánh trực thuộc trung tâm điều hành, thay mặt pháp nhân, có con dấu, có bảng cân đối tài khoản, hạch toán kinh tế nội bộ. Chi nhánh NHNO và PTNT Láng Hạ có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của NHNO và PTNT Việt Nam, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với NHNO và PTNT Việt Nam. NHNO và PTNT Việt Nam chịu trách nhiệm cuối cùng về nghĩa vụ cho sự cam kết của chi nhánh trong phạm vi được uỷ quyền.
Chi nhánh NHNO và PTNT Láng Hạ được ký kết các hợp đồng kinh tế dân sự, được chủ động thực hiện hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự theo sự phân cấp uỷ quyền của NHNO và PTNT Việt Nam.
Trong 10 năm hoạt động, Chi nhánh NHNO và PTNT Láng Hạ đã không ngừng phát triển về mọi mặt. Năm 1997, Chi nhánh ban đầu thành lập với 13 cán bộ đến nay (tính đến 31/12/2006) đã phát triển lên 215 cán bộ, với 11 phòng chức năng, 2 chi nhánh cấp 2 và 8 phòng giao dịch. Quá trình 10 năm hoạt động đã chứng minh truyền thống đoàn kết nhất trí, quyết tâm vượt mọi gian khó, giành những thành tích cao nhất của tập thể cán bộ viên chức. Nhất định Chi nhánh NHNO và PTNT Láng Hạ sẽ vươn lên góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước.
2. Những sản phẩm và dịch vụ chính Mục này được tham khảo từ: catalog quảng cáo của Ngân hàng Láng Hạ.
- Nhận tiền gửi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng VNĐ và ngoại tệ dưới nhiều hình thức: không kỳ hạn, 1 tháng, 3 tháng, 9 tháng…, tiết kiệm bậc thang, phát hành kỳ phiếu.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực.
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.
- Tài trợ xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế.
- Dịch vụ nhận - chuyển tiền nhanh qua mạng chuyển tiền điện tử trên phạm vi toàn quốc.
- Rút tiền, chuyển tiền tự động qua máy ATM.
- Thanh toán quốc tế, thanh toán biên mậu.
- Nhận làm dịch vụ uỷ thác - đầu tư trong và nước ngoài.
- Cho vay cầm cố, tiêu dùng phục vụ đời sống.
- Chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ.
- Các dịch vụ ngân hàng khác.
3. Những mốc lịch sử đáng nhớ Mục này tham khảo từ: Lịch sử Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Láng Hạ, 12/2003.
3.1. Thành lập và chính thức đi vào hoạt động
Sự ra đời của Chi nhánh NHNO và PTNT Láng Hạ là bước mở...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top