boy_baby564

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp cà phê Việt Nam hiện nay, những vấn đề cơ bản, thực trạng và giải pháp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong lịch sử ngành kinh doanh, từ lâu các ban lãnh đạo đã dành gần như toàn bộ sự quan tâm cho việc quản trị tiền, vật tư, máy móc và con người. Ngày nay, các nhà quản trị đã nhận thức được ý nghĩa cực kì quan trọng của nguồn lực khác: thông tin. Nhưng nhiều doanh nghiệp không hài lòng với những thông tin hiện có, nhận được quá nhiều thông tin mà không thể sử dụng được và quá ít thông tin cần thiết, nhận được những thông tin quan trọng quá muộn và nghi ngờ tính chính xác của thông tin. Nhiều doanh nghiệp hiện giờ còn chưa thích ứng với những yêu cầu thông tin ngày càng cao để đảm bảo hoạt động marketing cũng như các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp mình. Trong khi rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã phát triển những hệ thống thông tin tiên tiến, cung cấp cho ban lãnh đạo công ty những chi tiết cập nhật về thị trường, khách hàng,…góp phần không nhỏ vào thành công của doanh nghiệp, thì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều còn thiếu hiểu biết về thông tin. Đặc biệt là ngành hàng cà phê với tính mùa vụ cao cùng những biến động không ngừng hiện nay, thông tin và những dự báo càng trở nên quan trọng. Trước tình hình đó, em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp cà phê Việt Nam hiện nay, những vấn đề cơ bản, thực trạng và giải pháp”. Nội dung đề tài gồm có 3 phần chính:
Phần 1: Những vấn đề cơ bản về nghiên cứu thị trường
Phần 2: Thực trạng công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp cà phê Việt Nam thời gian qua.
Phần 3: Một số giải pháp tăng cường công tác nghiên cứu thị trường tại các doanh nghiệp cà phê Việt Nam trong những năm tới.
Hi vọng bài viết sẽ cung cấp đầy đủ cho người đọc những kiến thức cơ bản về nghiên cứu thị trường, những thông tin khái quát về ngành hàng cà phê, cũng như thực tế và phương hướng cho vấn đề nghiên cứu thị trường tại các doanh nghiệp cà phê hiện nay. Trong quá trình thực hiện đề án, khó tránh khỏi những thiếu sót, em mong có thể nhận được những phản hồi góp ý của thầy cô và các bạn để hoàn thiện hơn nội dung bài viết.
Cuối cùng, em xin chân thành Thank cô giáo, Phó giáo sư- Tiến sĩ Phan Tố Uyên, đã hướng dẫn khoa học, giúp đỡ em hoàn thành đề án này.
Sinh viên Lê Thị Hoa

Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
1.1. Các khái niệm cơ bản:
Tại các thị trường phát triển hàng đầu như Mỹ, Nhật, Châu Âu…từ những năm 1970-1980, nghiên cứu thị trường (market research) đã trở thành câu nói không thể thiếu của các nhà quản lý và tiếp thị khi xây dựng hay quyết định các kế hoạch tiếp thị, đầu tư trong tương lai.
Khái niệm nghiên cứu thị trường đã được đặt nền móng từ năm 1923 tại Mỹ, bởi ông Arthur C. Nielsen, người sáng lập ra công ty AC Nielsen.
Vậy, nghiên cứu thị trường là gì?
Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào đầy đủ và chính xác cho khái niệm “nghiên cứu thị trường”, tuy nhiên, các nhà Marketing và các công ty nghiên cứu thị trường đều nhận định rằng: Nghiên cứu thị trường là một quy trình thu thập và phân tích thông tin một cách có hệ thống và mục tiêu về một tổ chức, khách hàng, người tiêu dùng, về môi trường hoạt động của doanh nghiệp…nhằm chuyển những thông tin đó thành những thông tin hữu ích, có thể dùng được, để hỗ trợ cho việc ra quyết định của doanh nghiệp.
Nói một cách đơn giản, nghiên cứu thị trường có thể hiểu là công việc thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin về doanh nghiệp hay sản phẩm mà doanh nghiệp đó cung cấp, thị trường doanh nghiệp đó nhắm tới. Các thông tin bao gồm giá cả, dịch vụ khách hàng, hoạt động giao nhận hàng, sản phẩm mới của công ty, động thái của khách hàng, thói quen mua sắm của người tiêu dùng, mức độ ảnh hưởng của thương hiệu…
Mục tiêu nghiên cứu thị trường:
Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên của bất kì nhà kinh doanh nào hoạt động trong cơ chế thị trường theo phương châm hướng về thị trường. Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu thị trường là thu thập và xử lý thông tin về thị trường. Căn cứ vào kết quả xử lý thông tin mà doanh nghiệp có cơ sở khoa học khách quan để đề ra những chính sách, chiến lược thích hợp về tiếp thị (phân đoạn thị trường, xác định thị trường mục tiêu, xác định các chính sách về sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến bán hàng..) cũng như các hoạt động kinh doanh khác nhằm nâng cao khả năng thích ứng của sản phẩm với thị trường luôn biến động, đánh giá khả năng của doanh nghiệp trên thị trường, nắm bắt các cơ hội và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp…
Tầm quan trọng của Nghiên cứu thị trường:
Để hiểu rõ tầm quan trọng của Nghiên cứu thị trường, trước hết, chúng ta nên nắm rõ các lí do tại sao thông tin thị trường lại quan trọng đến vậy? Bởi vì:
- Thông tin là chìa khoá để am hiểu thị trường.
- DN cần hiểu thị trường hơn đối thủ cạnh tranh
- DN cần dự báo được những sự thay đổi của thị trường và nhu cầu của khách hàng.
- DN cần biết làm thế nào để ứng phó với những sự thay đổi đó.
- DN cần có phương pháp hệ thống hoá việc thu thập, phân tích và xử lý thông tin thị trường.
Mỗi doanh nghiệp đều là một tác nhân trên thị trường nên việc nghiên cứu thị trường để phát triển kinh doanh thích ứng với thị trường là điều tất yếu. Nghiên cứu thị trường sẽ là xuất phát điểm để định ra các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, từ chiến lược đã xác định, DN tiến hành lập và thực hiện các kế hoạch kinh doanh, chính sách thị trường. Nghiên cứu thị trường là việc cần thiết đầu tiên, thường xuyên đối với mỗi DN khi bắt đầu kinh doanh. Vì thị trường không phải là bất biến mà luôn biến động, đầy bí ẩn và thay đổi không ngừng.
Nghiên cứu thị trường là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng, nếu công tác nghiên cứu thị trường được làm tốt, nó cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để giúp người làm marketing đưa ra một chiến lược phù hợp và do đó mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu công tác nghiên cứu thị trường thu thập về những thông tin không chính xác, không phản ảnh đúng tình hình thực tế thị trường, và do không dựa trên cơ sở thông tin vững chắc nên quyết định được đưa ra sẽ không sát với thực tế, dẫn đến hoạt động marketing sẽ không hiệu quả, lãng phí nhân, vật lực.
Đối với các DN Thương Mại, Nghiên cứu thị trường giúp DN lực chọn mặt hàng và lĩnh vực kinh doanh đúng đắn, chỉ kinh doanh những mặt hàng mà thị trường có nhu cầu. Chỉ thông qua nghiên cứu thị trường mới giúp DN làm chủ đồng vốn, làm chủ diễn biến của thị trường để kinh doanh có lãi. Trên cơ sở những thông tin đầy đủ về thị trường, giúp cho DN có đươc cách nhìn tổng quát về thị trường như tổng cung, tổng cầu, giá cả thị trường, các chính sách của nhà nước, hiểu biết chi tiết các đối thủ cạnh tranh từ đó tìm ra được cơ hội cũng như nguy cơ đe doạ của thị trường. Kết hợp với khả năng của doanh nghiệp để lựa chọn chiến lược, định hướng hoạt động, đưa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh để thực hiện mục tiêu phát triển thị trường và kinh doanh có lãi.
Đối với các DN nước ngoài, trước khi quyết định thâm nhập một thị trường, tung ra một sản phẩm mới, hay thực hiện một chiến dịch quảng bá truyền thông, hay quyết định điều chỉnh một trong các yếu tố chiêu thị như tăng giảm giá, thay đổi bao bì sản phẩm, tái định vị v.v. DN đều thực hiện nghiên cứu thị trường trước khi xây dựng kế hoạch chi tiết.
Điều cơ bản nhất quyết định sự thành công của một sản phẩm là sự chấp nhận của người mua sản phẩm hay sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ. Làm thế nào biết được khách hàng có thích hay không thích, chấp nhận hay không chấp nhận? Chỉ có cách duy nhất, chính xác nhất và cũng là một kỹ thuật xưa như trái đất là hỏi chính khách hàng người được đánh giá là sẽ mua sản phẩm, hoặc/và người dù không trực tiếp mua nhưng có ảnh hưởng tác động đến quyết định mua sản phẩm. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, kỹ thuật nghiên cứu thị trường ngày càng được phát triển tinh vi hơn, người ta tranh thủ mọi cơ hội để thu thập thông tin khách hàng, thị trường.
Nhiều doanh nghiệp VN, hay do đánh giá không đúng tầm mức quan trọng của nghiên cứu thị trường, hay cũng có thể có nhận thức nhưng do hạn chế về ngân sách, đã không chú tâm đúng mực đến công tác nghiên cứu thị trường trước khi tung một sản phẩm mới, kết quả là đã phải trả giá đắt khi vấp phải những trở ngại khó có thể vượt qua trong quá trình triển khai thâm nhập thị trường. Còn nhiều doanh nghiệp của ta tiếp tục cố gắng chinh phục những thị trường mới, mà hoàn toàn không biết vùng đất này có rất nhiều đối thủ cạnh tranh đang rình rập để giành giật thị phần của DN, và vì thế cơ hội cho các DN đó đạt được mục tiêu là rất nhỏ.
1.2. Quy trình nghiên cứu thị trường:
Nghiên cứu thị trường là một quy trình có thứ tự, xét về mặt lí thuyết, quy trình nghiên cứu thị trường có các bước giống như quá trình nghiên cứu Marketing. Bao gồm các bước được thể hiện trong hình sau:




1.2.1. Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu:
Bước đầu tiên đòi hỏi các nhà quản trị, người nghiên cứu thị trường phải xác định vấn đề một cách thận trọng và thống nhất với nhau về mục tiêu nghiên cứu. Trong giai đoạn này, cần xác định mục tiêu nghiên cứu, các vấn đề cần giải quyết, các thông tin đã có và các thông tin cần thu thập. Nghiên cứu thị trường đòi hỏi chi phí nên việc xác định mục tiêu nghiên cứu trước khi tiếng hành là tối cần thiết. Lúc này, người quản lý phải trả lời các câu hỏi:
- tui cần ra những quyết định gì?
- Những thông tin gì cần thiết để ra những quyết định đó?
Ban lãnh đạo phải dẫn dắt để tránh xác định vấn đề quá rộng hay quá hẹp. Tuy rằng không phải tất cả các đề án nghiên cứu đều có thể thực hiện theo các mục tiêu cụ thể. Có thể phân ra 3 loại đề án nghiên cứu:
- Đề án nghiên cứu thăm dò: tức là thu thập những số liệu sơ bộ để làm rõ bản chất thực sự của vấn đề và đề xuất những giả thiết có thể hay những ý tưởng mới…
- Đề án thuộc loại nghiên cứu mô tả: tức là xác minh những đại lượng nhất định, như bao nhiêu người sẽ đi spa vào dịp cuối tuần…
- Đề án thuộc loại nghiên cứu nguyên nhân, tức là kiểm nghiệm mối quan hệ nhân quả, như là khách hàng sẽ tiêu thụ cà phê nhiều hơn nếu xuất hiện nhiều hơn các quán cà phê gần nơi sinh sống…
1.2.2. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu:
Giai đoạn tiếp theo của quá trình nghiên cứu, đòi hỏi phải xây dựng một kế hoạch hiệu quả nhất để thu thập những thông tin cần thiết. Trong kế hoạch nghiên cứu cần mô tả chính xác các đặc trưng của nghiên cứu và thủ tục sẽ áp dụng để tíên hành nghiên cứu, thường mở đầu bằng việc nhắc lại những mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi cần giải đáp. Cụ thể, việc thiết kế một kế hoạch nghiên cứư đòi hỏi phải quyết định về nguồn số liệu, phương pháp nghiên cứu, công cụ nghiên cứu, kế hoạch lấy mẫu và phương pháp tiếp xúc.
Nguồn số liệu: Kế hoạch nghiên cứu có thể đòi hỏi phải thu thập những số liệu thứ cấp, những số liệu sơ cấp hay cả hai loại đó. Số liệu thứ cấp bao ồôm những thông tin đã có trong một tài liệu nào đó, đã được thu thập cho một mục đích khác. Số liệu sơ cấp bao gồm những thông tin gốc được thu thập cho mục đích nhất định. Những người nghiên cứu thường bắt đầu điều tra từ việc xem xét số liệu thứ cấp xem vấn đề của mình có thể giải quyết một phần hay toàn bộ mà không phài tốn kém để thu thập những số liệu sơ cấp. Tuy nhiên việc này lại có thể gặp phải trường hợp mà người nghiên cứu cần nhưng không có số liệu hay số liệu đã lỗi thời, không chính xác, không hoàn chỉnh, không đáng tin cậy. Trong trường hợp này, phải thu thập số liệu sơ cấp với chi phí tốn kém hơn và kéo dài thời gian hơn, nhưng phù hợp và chính xác hơn số liệu thứ cấp. Hầu hết các đề án nghiên cứu đều đòi hỏi phải thu thâp số liệu sơ cấp.
Phương pháp nghiên cứu:
Những số liệu có thể được thu thập theo các cách: quan sát, nhóm trong điểm, điều tra, thực nghiệm.
 Nghiên cứu quan sát: những số liệu mới có thể thu thập bằng cách quan sát các nhân vật và khung cảnh tương ứng. Ví dụ như khi quan sát hành động của khách hàng được ghi lại trong hệ thống camera đặt tại của hàng, nơi làm việc…sẽ giúp người nghiên cứu thấy rõ cách thức họ mua sắm, sử dụng…. Phương pháp này giúp có được một sự tổng hợp chính xác nhất về các thói quen thông thường cũng như cấu trúc mua sắm của khách hàng.
 Nghiên cứu nhóm trọng điểm: Nhóm trọng điểm (nhóm tập trung) là cuộc họp mặt của từ sáu đến mười người được mời đến trong một vài giờ với một người chủ trì khôn khéo trao đổi với nhau về sản phẩm, dịch vụ, tổ chức hay một thực thể nào đó. Người chủ trì cần thái độ khách quan, hiểu biết vấn đề và hiểu biết những động thái của nhóm và hành vi của người tiêu dùng. Việc nghiên cứu nhóm tập trung là một bước thăm dò bổ ích được tiến hành trước khi thiết kế môộ cuộc điều tra quy mô lớn. Nó giúp nhìn sâu hơn mức độ nhận thức, thái độ và sự thoả mãn của người tiêu dùng, nhờ vậy có thể xác định được những vấn đề cần nghiên cứu môt cách đúng đắn hơn. Các công ty sản xuất hàng tiêu dùng thường sử dụng các nhóm tập trung và ngày càng có nhiều tổ chức, công ty, bệnh viện thấy được giá trị của nó. Tuy nhiên người nghiên cứu phải tránh khái quát hoá những cảm giác đã bộc lộ của những người tham gia cho toàn bộ thị trường, vì quy mô mẫu quá nhỏ và mẫu đó không được chọn một cách ngẫu nhiên.
 Nghiên cứu điều tra: Là phương pháp nằm giữa một bên là nghiên cứu quan sát, nhóm tập trung, một bên là nghiên cứu thực nghiệm. Nghiên cứu điều tra thích hợp nhất với nghiên cứu mô tả. Dựa vào bảng câu hỏi điều tra thông minh, thẳng thắn, người nghiên cứu có thể phân tích một nhóm khách hàng mẫu thay mặt cho khách hàng mà doanh nghiệp muốn nghiên cứu, thường là nhóm khách hàng thị trường mục tiêu. Quy mô nhóm khách hàng càng lớn bao nhiêu, thì kết quả thu được càng sát thực và đáng tin cậy bấy nhiêu.
 Nghiên cứu thực nghiệm: đây là phương pháp nghiên cứu có giá trị khoa học cao nhất. Nghiên cứu thực nghiệm đòi hỏi phải tuyển chọn các nhóm đối tượng tương xứng, xử lí các nhóm đó theo các cách khác nhau, khống chế các biến ngoại lai, và kiểm tra xem những sai lệch trong kết quả quan sát được có ý nghĩa thống kê không. Trong trường hợp các yếu tố ngoại lai bị loại trừ hay khống chế thì khi xử lí theo những cách khác nhau đều có thể thu được cùng những kết quả quan sát. Mục đích của nghiên cứu thực nghiệm là nắm được quan hệ nhân quả bằng cách loại trừ những cách giải thích khác nhau về các kết quả quan sát được.
Công cụ nghiên cứu:
Người nghiên cứu thường lựa chọn một trong 2 công cụ nghiên cứu chính đó là phiếu câu hỏi và công cụ cơ khí.
 Phiếu câu hỏi: là công cụ phổ biến nhất để thu thập số liệu ban đầu. Phiếu câu hỏi rất linh hoạt vì có thể sử dụng mọi cách nêu ra câu hỏi. Phiếu câu hỏi cần được soạn thảo một cách thận trọng, thử nghiệm và loại trừ những sai sót trước khi đưa ra áp dụng đại trà.
 công cụ cơ khí: như các điện kế đo mức độ quan tậm hay cảm xúc của đối tượng khi nhìn thấy một bản quảng cáo hay bức tranh cụ thể; hay các máy đo tri giác chiếu một hình quảng cáo cho đối tượng xem trong một khoảng thời gian có thể điều chỉnh được phần trăm. Sau mỗi lần chiếu, người được hỏi sẽ mô tả mọi điều mà họ nhớ lại được; Các máy ghi ánh mắt nghiên cứu những chuyển động của mắt người được hỏi để xem mắt họ dừng lại ở đâu đầu tiên, họ dừng lại bao lâu trong mặt hàng đã định….
Kế hoạch lấy mẫu. Người làm nghiên cứu phải thiết kế kế hoạch lấy mẫu và để làm việc này cần thông qua 3 quyết định sau:
- Đơn vị mẫu: trả lời câu hỏi Ai là đối tượng điều tra? Phải xác định được công chúng mục tiêu sẽ được chọn làm mẫu. Sau đó phải xây dựng khung lấy mẫu sao để mọi người trong số công chúng mục tiêu đều có khả năng ngang nhau hay đã biết để được chọn làm mẫu.
- Quy mô mẫu: trả lời câu hỏi Cần điều tra bao nhiêu người? Các mẫu lớn cho kết quả đáng tin cậy hơn mẫu nhỏ. Tuy nhiên không nhất thiết phải lấy toàn bộ hay phần lớn số công chúng mục tiêu, miễn là quy trình lấy mẫu có thể tin cậy được.
- Quy trình lấy mẫu: trả lời câu hỏi Phải lựa chọn những người trả lời như thế nào? Để có được một mẫu tính đại diện, phải lấy mẫu xác suất trong công chúng. Trong nhiều trường hợp, ngay cả khi sai số lấy mẫu không thể đo được, các mẫu không xác suất có thể rất hữu ích.
Phương pháp tiếp xúc: trả lời cho câu hỏi Phải tiếp xúc với đối tượng như thế nào. Có thể chọn các cách như:
- Các cuộc điều tra trực tiếp (In-person surveys) thường là những cuộc phỏng vấn trực tiếp thực hiện tại các địa điểm công cộng, ví dụ trung tâm mua sắm, công viên giải trí… Cách làm này cho phép bạn giới thiệu tới người tiêu dùng các mẫu sản phẩm mới, tiếp thị quảng cáo và thu thập thông tin phản hồi ngay tức thì. Các cuộc điều tra dạng này có thể đảm bảo tỷ lệ phản hồi trên 90%, nhưng lại có nhược điểm là khá tốn kém vì phải thuê một số lượng lớn nhân viên để làm việc này.
- Các cuộc điều tra qua điện thoại (Telephone surveys) sẽ phần nào tiết kiệm hơn so với hình thức điều tra trực tiếp. Tuy nhiên, do người dân thường “dị ứng” trước các phương pháp tiếp thị từ xa, nên việc thu hút mọi người tham gia vào các cuộc điều tra qua điện thoại ngày càng khó khăn. Phỏng vấn qua điện thoại thường có tỷ lệ phản hồi vào khoảng 50% đến 60%. Đây là phương pháp tối ưu để các hãng như Microsoft, Ford, Dell Computer hoàn thành nội dung của bảng câu hỏi.
Brazil cũng là nước có sản lượng tiêu thụ cà phê lớn thứ 2 thế giới (sau Mỹ), với gần 50% sản lượng sản xuất ra được tiêu thụ trong nước, giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường bất ổn trên thế giới. Hiện nay, lượng tiêu thụ nội địa vẫn liên tục tăng hàng năm, nhờ triển khai chương trình xúc tiến thương mại toàn diện trong nước từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Đây là một kinh nghiệm rất tốt mà Việt Nam có thể học tập.
Các thành tựu về khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại và thông tin giám sát và dự báo hiệu quả mà Brazil đạt được trong thời gian qua phần lớn là nhờ xây dựng và phát triển tốt hệ thống tổ chức ngành hàng cà phê, hoạt động chuyên nghiệp và mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhóm lợi ích tham gia trong ngành.
Ngành cà phê của Brazil có 4 nhóm tổ chức chính: Tổ chức của các nhà sản xuất (bao gồm các nhà sản xuất nhỏ lẻ và các hợp tác xã), Tổ chức của các nhà rang xay, Tổ chức của các nhà sản xuất cà phê hoà tan và tổ chức của các nhà , xuất khẩu. Các tổ chức ngành hàng này thay mặt cho từng nhóm người khác nhau, tham gia vào quá trình (i) thảo luận, hoạch định và thực hiện chính sách; (ii) xác định, điều chỉnh, giám sát và đánh giá nghiên cứu kỹ thuật cà phê; (iii) thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tăng cường chất lượng cà phê. Bộ Nông nghiệp Brazil có chức năng nghiên cứu, hoạch định chính sách, chịu trách nhiệm về các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống bệnh dịch.
Brazil xây dựng và phát triển hệ thống hợp tác xã ngành hàng cà phê hoạt động rất hiệu quả và nhịp nhàng. Sản xuất cà phê của các Hợp tác xã chiếm tới 35% tổng sản lượng cà phê của cả nước. Đoàn đã tới thăm Hợp tác xã cà phê lớn nhất thế giới của Brazil (Cooxupe) được thành lập từ năm 1957, có 12000 thành viên, trong đó 70% là nông trại quy mô nhỏ (5-7ha), 30% là quy mô vừa và lớn. Hàng năm, trang trại này buôn bán tới 4,5 triệu bao (cung cấp cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu trực tiếp tới các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản. HTX có hệ thống hoàn chỉnh bao gồm kho chứa, làm sạch, phân loại, đánh bóng, pha trộn hạt cà phê, và buôn bán trực tiếp. Năm 2006, HTX có kho chứa công suất lên tới 3,3 triệu bao/năm. Năm 2006, HTX đã nhận vào kho chứa tới 2,6 triệu bao. HTX có khoảng 60 chuyên gia nông nghiệp, mỗi người chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho khoảng 200-250 hộ. Như vậy, mỗi vụ, một chuyên gia có thể tới thăm 1 trang trại khoảng 4 lần để hướng dẫn kỹ thuật mới, kiểm tra quy trình sản xuất đến thu hoạch, phát hiện vấn đề và giúp giải quyết khó khăn khi cần thiết.
Ngoài ra, Brazil còn có các tổ chức hỗ trợ khác như Nhóm các tổ chức nghiên cứu cà phê (Coffee Research Consortium), chịu trách nhiệm nghiên cứu và chuyển giao các vấn đề kỹ thuật cho cà phê, bao gồm nhiều tổ chức nghiên cứu khác nhau như tổ chức nghiên cứu nông nghiệp của chính phủ (Embrapa-điều phối của nhóm), các đơn vị nghiên cứu của các trường đại học, các tổ chức phi chính phủ… Bên cạnh các tổ chức nghiên cứu kỹ thuật cà phê, Brazil còn có tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội ngành hàng (Coffee Intelligence Center), chịu trách nhiệm nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin thị trường cà phê thế giới và Brazil cho các tác nhân khác nhau.
Điều phối toàn bộ hoạt động của các tổ chức trên là Hội đồng Cà phê Quốc gia (CNC), có văn phòng thường trực (Cục Cà phê) đặt tại Bộ Nông nghiệp Brazil. Thành viên của hội đồng bao gồm 50% là thành viên của chính phủ (Bộ và các cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ) và 50% là thay mặt của 4 nhóm tổ chức trên. Chủ tịch hội đồng là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, phó chủ tịch là 1 thứ trưởng phụ trách nông nghiệp. Hội đồng bao gồm 4 uỷ ban: Uỷ ban thị trường và tiếp thị, Uỷ ban chính sách chiến lược, Uỷ ban nghiên cứu kỹ thuật và Uỷ ban phụ trách các tổ chức quốc tế. Trách nhiệm chính của Hội đồng là điều phối toàn bộ hoạt động của ngành hàng, đưa ra các định hướng chính sách trên cơ sở tham vấn các thành viên đại diện, xác định các ưu tiên nghiên cứu và phân bổ vốn cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao cũng như các chương trình khác như xúc tiến thương mại trong nước, nâng cao chất lượng cà phê, bảo vệ môi trường…
Qua nghiên cứu mô hình sản xuất, nghiên cứu, thị trường cà phê của Brazil, cho thấy Việt Nam cần sớm thành lập Ban điều phối các hoạt động trong ngành cà phê. Ban sẽ do 1 lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, với 50% thành viên là thuộc chính phủ và 50% thuộc các thành phần kinh tế khác. Ban sẽ có một tiểu ban thường trực là thay mặt của một cơ quan quản lý nhà nước, 1 cơ quan nghiên cứu chính sách và hiệp hội. Ban sẽ chịu trách nhiệm xây dựng đề án tổ chức ngành hàng cà phê Việt Nam và hàng loạt các hoạt động khác. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ban sẽ được nghiên cứu đề xuất cụ thể khi lãnh đạo Bộ cho phép thành lập. Đây sẽ là tổ chức điều phối ngành hàng đầu tiên của Việt Nam, gắn toàn bộ các nhóm tác nhân dọc theo kênh ngành hàng, với sự điều tiết vĩ mô của nhà nước và sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế.

(Bài viết hợp tác Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2007)



BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT:
ASEAN : Association of Southeast Asian Nations-Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
AFTA : ASEAN Free Trade Area- Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN
NAFTA : North American Free Trade Area- Khu vực tự do Thương mại Bắc Mỹ.
EU : European Union- Liên minh châu Âu.
WTO : World Trade Organization- Tổ chức Thương mại Thế giới.
ICO : International Coffee Organization- Tổ chức Cà phê Thế giới.
VICOFA : Việt Nam Coffee and Cocoa association- Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam.
DN : Doanh nghiệp
TM : Thương mại
NCTT : Nghiên cứu thị trường.
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
KH&CN : Kế hoạch và Công nghệ










DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quản trị Marketing Philip Kother, Nhà Xuất bản Thống kê 1997
2. Kĩ thuật Nghiên cứu thị trường xuất khẩu, Dương Hữu Hạnh, NXB Thống kê 2006.
3. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Thương Mại-tập 1, trường ĐHKTQD, nhà xuất bản LĐ-XH 2005.
4. Các chiến lược và các kế hoạch Marketing xuất khẩu, tác giả Dương Hữu Hạnh, NXB Thống kê.
5. Các tài liệu tham khảo từ các trang web:
Trang web của Hiệp hội cà phê VN
Trang web Bộ Công Thương
Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online
Báo điện tử-Thời báo kinh tế Việt Nam vneconomy.com.vn
Diễn đàn doanh nghiệp điện tử
Ngoài ra còn có các tạp chí chuyên ngành và các thông tin kinh tế thời sự khác được khai thác trên Internet.














NHÂN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHI ÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 2
1.1. Các khái niệm cơ bản: 2
1.2. Quy trình nghiên cứu thị trường: 4
1.2.1. Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: 5
1.2.2. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu: 5
1.2.3. Thực hiện việc nghiên cứu: 9
1.2.4 Trình bày các kết quả thu được: 10
1.3. Nội dung nghiên cứu thị trường: 10
1.3.1.Nghiên cứu thị trường nhằm thăm dò thị trường: các nghiên cứu này có mục tiêu thu thập và xử lí thông tin về các vấn đề: 10
1.3.2 Với dự án nghiên cứu thị trường nhằm thử nghiệm thị trường: 11
1.3.3. Nghiên cứu thị trường nhằm dự báo thị trường: 12
1.3.4. Nghiên cứu thị trường nhằm phân đoạn thị trường: 122
1.4. Một số bài học kinh nghiệm về nghiên cứu thị trường ở một số doanh nghiệp trên thế giới: 13
Phần 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CỦA NGÀNH CÀ PHÊ VN TRONG THỜI GIAN QUA. 16
2.1 Tình hình phát triển của ngành cà phê Việt Nam thời gian qua: 16
2.1.1. Khái quát tình hình ngành cà phê thế giới những năm gần đây: 16
2.1.2 Tình hình phát triển ngành cà phê Việt Nam trong những năm gần đây: 19
2.2. Công tác nghiên cứu thị trường với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành cà phê Việt Nam. 23
2.2.1. Sự cần thiết của nghiên cứu thị trường với ngành cà phê Việt Nam: 23
2.2.2. Bộ máy tổ chức Nghiên cứu thị trường ở DN cà phê Việt Nam: 26
2.2.2.1. Tổ chức theo quy trình nghiệp vụ 26
2.2.2.2. Tổ chức theo chủng loại sản phẩm 26
2.2.2.3. Theo khu vực thị trường 26
2.2.2.4. Tổ chức theo mô hình truyền thống 27
2.2.3. Nội dung nghiên cứu thị trường của các DN ngành cà phê VN 28
2.2.3.1. Với thị trường nội địa 28
2.2.3.2. Với thị trường xuất khẩu 30
2.3 Đánh giá chung về công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp ngành cà phê Việt nam. 34
2.3.1. Nhận định chung về công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam thời kì hội nhập. 35
2.3.2. Tình hình nghiên cứu thị trường ngành cà phê Việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. 41
Phần 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. 47
3.1. Phương hướng và nhiệm vụ của ngành cà phê trong giai đoạn tới. 47
3.1.2. Những khó khăn ngành cà phê phải đối mặt khi gia nhập WTO 47
3.1.2. Phương hướng và nhiệm vụ của ngành cà phê trong giai đoạn mới 49
3.2. Giải pháp tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. 52
3.2.1. Về phía doanh nghiệp: 52
3.2.2. Về phía Nhà nước: 56
KẾT LUẬN: 58
PHỤ LỤC: 59
BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
NHÂN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 66


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Lựa chọn căn hộ chung cư khu vực đô thị - Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã hương vinh thị xã hương trà tỉnh thừa thiên Huế năm 2015 Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu thị trường sách thiếu nhi tại hà nội trong 2 năm 2010 2011 Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh Luận văn Kinh tế 1
D Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua Laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đánh giá các phương pháp tính toán thiết kế hồ điều hòa cho hệ thống thoát nước đô thị Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top