daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Các cách giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam thời gian qua đã chứng kiến nhiều sự kiện nổi bật
bao gồm cả những mảng tối và sáng giữa bức tranh hội nhập toàn cầu. Trong đó,
vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang trở thành vấn đề quan trọng và
nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Không phải chỉ ở giai đoạn hiện nay mà
ngay trước thời kỳ đổi mới quyền lợi người tiêu dùng nói chung và bộ máy bảo
vệ người tiêu dùng nói riêng đã được quan tâm nhưng chưa thích đáng, kể cả từ
góc độ người sản xuất, kinh doanh hàng hóa và cung ứng dịch vụ lẫn nhận thức
của toàn xã hội.
Bước vào thời kỳ đổi mới, nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công tác bảo vệ
người tiêu dùng trong thời kỳ này đã được tập trung chú trọng. Với việc ban
hành pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1999 (pháp lệnh số
13/1999/PL-UBTVQH10 ngày 27/04/1999) cùng các nghị định hướng dẫn thi
hành pháp lệnh như: Nghị định 69/2001/NĐ-CP và Nghị định 55/2008 NĐ-CP.
Điều này đã đánh dấu bước phát triển mới trong việc thiết lập và hoàn thiện cơ
chế, chính sách tạo hành lang pháp lý quan trọng đối với hoạt động quản lý nhà
nước trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng. Không chỉ có thế, vấn đề bảo vệ
người tiêu dùng cũng được đề cập ở các mức độ khác nhau tại các văn bản quy
phạm pháp luật như: Bộ luật dân sự (2005), Bộ luật hình sự (2000), Luật thương
mại (2005), Luật cạnh tranh (2004), Luật bảo vệ môi trường sửa đổi (2005),
Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm (2003)… và gần đây nhất, Quốc hội đã ban
hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 để góp phần hạn chế cũng như
nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ người tiêu dùng.
Tuy nhiên, trước sự phát triển ngày càng nhanh chóng và đa dạng của nền
kinh tế thị trường, có rất nhiều vấn đề mới đã nảy sinh. Một kết quả gần đây cho
thấy có tới 28% cơ sở kinh doanh sai phạm về đo lường, 17% sai phạm về chất
lượng (thông tin từ Bộ khoa học và công nghệ). Bên cạnh đó, một thống kê khác
cũng rất đáng lo ngại là từ năm 2005 đến năm 2009 cả nước có 1634 vụ ngộ độc
thực phẩm với 23587 người mắc bệnh và 321 người tử vong. Trong năm 2010,
có 62% người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng1… Từ đó cho
thấy tình trạng vi phạm quyền và lợi ích của người tiêu dùng đã trở nên trầm
trọng, công tác bảo vệ người tiêu dùng của nước ta nói chung chưa thật sự có
hiệu quả cũng như các cách giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng
và thương nhân nói riêng phần nào có điểm hạn chế dẫn đến tình trạng số lượng
các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng
ngày càng gia tăng.
Luật quy định người tiêu dùng được quyền khiếu nại, khiếu kiện khi quyền
lợi của mình bị xâm phạm nhưng thực tiễn cho thấy trung bình hàng năm số vụ
khiếu nại, khiếu kiện của người tiêu dùng chỉ khoản 1000 vụ. Vậy thì tại sao
người tiêu dùng được trao quyền nhưng lại không sử dụng để bảo vệ chính mình,
pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong trường hợp này có thật sự phát
huy hiệu quả chưa? Đó là lý do người viết chọn đề tài “Các cách giải
quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích:
- Giúp cho người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân hiểu rõ hơn về các quy
định của luật từ đó tạo ra sự dễ dàng trong việc chọn lựa cách giải quyết
khi có tranh chấp xảy ra.
- Đi sâu vào phân tích các điều luật cụ thể và tìm hiểu nội dung, tính hữu
hiệu cũng như mặt hạn chế, thiếu sót của các cách giải quyết. Từ đó, đề
ra hướng giải quyết cũng như những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định
trong luật, tạo điều kiện cho việc áp dụng luật của các cán bộ tư pháp được thuận
lợi hơn và tránh mắc phải những sai lầm.
- Trao dồi và củng cố lại kiến thức đã tiếp thu trong suốt quá trình học tập.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian:
Đề tài nghiên cứu này được thực hiện trong khoảng thời gian từ: tháng
1/2010 đến tháng 4/2011
- Nguồn thông tin:
Tài liệu chủ yếu được thu thập từ: các văn bản luật, internet, sách, báo, tạpchí chuyên ngành và trong các giáo trình.
- Về nội dung:
Chỉ nghiên cứu giới hạn trong phạm vi những quy định về các cách
giải quyết tranh chấp được quy định trong luật.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phương pháp phân tích truyền
thống như: phương pháp phân tích câu chữ, kết hợp với phân tích phát triển và
phân tích lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp, liệt kê,
so sánh, đối chiếu… nhằm đi sâu vào từng điều luật cụ thể và tìm hiểu nội dung,
tính hữu hiệu cũng như mặt hạn chế để từ đó đề ra hướng giải quyết cho những
vấn đề đã đặt ra.
5. Bố cục của đề tài:
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu thì đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Khái quát chung về tranh chấp giữa người tiêu dùng và
thương nhân. Trong đó nêu lên các khái niệm, bản chất cũng như ý nghĩa của
việc giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân
- Chương 2: Những quy định hiện hành của luật về các cách giải
quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân
- Chương 3: Thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện về các phương
thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân. Chương này
người viết nêu lên những mặt hạn chế của các quy định của pháp luật cũng như
những khó khăn trong áp dụng luật để giải quyết tranh chấp trong thực tiễn, kiến
nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của luật cho phù hợp với thực tiễn.
Hoàn thành đề tài nghiên cứu này ngoài những nỗ lực của bản thân còn có
sự chỉ dẫn ân cần của thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè, người thân trong và ngoài
trường.
Trước tiên, em xin chân thành Thank quý thầy cô khoa Luật trường Đại học
Cần Thơ, những người đã tận tình truyền đạt kiến thức giúp em mở mang tầm
hiểu biết và tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của em trong suốt bốn năm
qua. Đặc biệt, em xin chân thành Thank Cô Nguyễn Mai Hân - người đã trực
tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài nghiên cứu. Thank Cô đã tận tình truyền đạt
cho em nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu để em hoàn thành đề tài tốt
nghiệp này. Em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khoẻ và gặt hái được
nhiều thành công trong công tác giảng dạy và nghiên cứu.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp hoạt động bù trừ thanh toán và lưu ký Chứng khoán ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp đàm phán trong kinh doanh hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý Khoa học Tự nhiên 1
D Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Trường mầm non xã Kim Sơn – Huyện Lục Ngạn Luận văn Sư phạm 0
C Tìm Thực trạng và giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top