tctuvan

New Member
Link tải miễn phí luận văn
Đặt vấn đề
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những nội dung chủ yếu trong phát triển kinh tế của cả nước nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Từ năm 2000 đến năm 2009, cơ cấu kinh tế của tỉnh Khánh Hòa đã chuyển dịch theo hướng tích cực, đó là tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng sản phẩm của tỉnh giảm từ 26,9% xuống 15,%; tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ-du lịch tăng tương ứng từ 35,3% và 37,8% lên 41,7% và 43,3% (Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa). Tuy nhiên, chất lượng phát triển kinh tế - xã hội và năng lực cạnh tranh của Khánh Hòa còn yếu kém; tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào các yếu tố chiều rộng, hay nói cách khác là dựa vào những ngành, những sản phẩm truyền thống, sử dụng nhiều tài nguyên, vốn và lao động. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chưa khai thác hết tiềm năng phát triển ngành công nghiệp, du lịch, đặc biệt là du lịch biển. Cơ cấu thành phần kinh tế cũng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Cơ cấu đầu tư chưa hướng mạnh vào chiều sâu. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiếu đồng bộ... Do đó, yêu cầu về đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều sâu, đồng thời đưa Khánh Hòa phát triển ở tầm cao hơn trở thành yêu cầu cấp bách.
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó tập trung chủ yếu trên bình diện cả nước, chưa có nhiều nghiên cứu xem xét đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở cấp tỉnh, đặc biệt là tỉnh Khánh Hòa. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới, có nhiều yếu tố tác động đến những điểm mạnh của Khánh Hòa như du lịch, kinh tế biển, cảng trung chuyển... Nghiên cứu xu hướng phát triển kinh tế của Khánh Hòa giai đoạn 2010 đến 2020 cũng như các giải pháp thực hiện định hướng này phải dựa vào năng lực nội tại của tỉnh cũng như các yếu tố tác động bên ngoài (vùng, cả nước và quốc tế), từ đó giúp tỉnh đưa ra các quyết sách đúng đắn.
Vì vậy, việc nghiên cứu định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế khánh Hòa là một mục tiêu nghiên cứu không phải chỉ của bản thân Khánh Hòa mà còn là của cả vùng duyên hải miền Trung và của cả nước.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Ngoài nước
Đối với các nghiên cứu trên thế giới, việc xem xét chuyển dịch cơ cấu đã được đặt ra từ lâu về cơ cấu các ngành kinh tế (điển hình là nghiên cứu của Lewis năm 1954). Những năm gần đây, cùng với việc các nước Đông Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS - SNG) chuyển sang nền kinh tế thị trường, các nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu thành phần cũng đã được nghiên cứu (thực chất là quá trình chuyển dịch cơ cấu từ thành phần kinh tế nhà nước sang các thành phần kinh tế khác, Barbone et al. 1996; Hay J.R. et al., 1996...), nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu vùng (Soltwedel Rudiger, 2003 và Yanrui Wu, 2002). Việc nghiên cứu các chuyển dịch cơ cấu kinh tế dưới tác động của vốn (Feldstein, M. and Horioka, C., 1980), và năng suất tổng hợp các yếu tố cũng đang được đặt ra trong bối cảnh các nước Đông Á bị khủng hoảng và tiến trình hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ (Pacicfic Economic Cooperation Council, 2000, trích dẫn theo Trần Kim Chung, 2004).
2.2. Trong nước
Cho đến nay, tại Việt Nam, các nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu tập trung vào ba khía cạnh, chuyển dịch cơ cấu ngành (Nguyễn Xuân Thu, 2000; Lưu Bích Hồ và các đồng nghiệp, 2003; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2000, 2002; Bùi Tất Thắng và các đồng nghiệp, 2006), cơ cấu thành phần (Vũ Đình Bách và các tác giả khác, 2000; Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, 1996; Lương Xuân Quỳ, 2002...), cơ cấu vùng (Nguyễn Bá Ân, 2000; Lưu Bích Hồ và các đồng nghiệp, 2003...). Xem xét tác động của vốn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2000, 2002), tác động của nguồn lực lao động đến đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Nguyễn Đăng Thảo, 2001; Nguyễn Hoàng Thụy, 2003, Trần Thị Bích Hạnh, 2003 và Phạm Thế Tri, 2003) cũng như tác động của năng suất đến chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế (Trần Kim Chung và các đồng nghiệp, 2002) hay tác động của các nguồn lực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trần Kim Chung, 2004).
Xét về các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu gồm có bốn yếu tố cơ bản. Một là, yếu tố thị trường. Dưới tác động của yếu tố thị trường, nguồn lực sẽ được phân bổ đến những bộ phận hoạt động có hiệu quả nhất. Đồng thời, nó sẽ điều chỉnh sản phẩm, đầu ra của các bộ phận sao cho phù hợp nhất. Qua đó, nó điều chỉnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hai là, tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ giúp cho ra đời một sản phẩm, một ngành hàng, một bộ phận trong nền kinh tế, và cùng với nó là sự mất đi của những bộ phận khác, đương nhiên, dẫn đến tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ba là, các nguồn lực và lợi thế của nền kinh tế. Với mỗi một quốc gia, một vùng, một lãnh thổ, một ngành hàng, muốn tăng trưởng hay giảm sút phải dựa vào thực tế nguồn lực của mình. Trong các bối cảnh kinh tế khác nhau, các nhu cầu và sự đáp ứng các nhu cầu sẽ khác nhau. Qua đó, tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bốn là môi trường thể chế. Yếu tố xã hội, chính sách có những vai trò tác động to lớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc chọn lựa chiến lược hướng nội hay hướng ngoại, việc lựa chọn phát triển độc tôn một ngành hàng, hay một thành phần sẽ có tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Nguyễn Đình Phan, 1999).
Để đánh giá đóng góp của các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành vào tăng trưởng năng suất ở Việt Nam, Đinh Văn Ân và Nguyễn Thị Tuệ Anh (2008) đã sử dụng phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng. Đây là phương pháp đã được áp dụng trong nhiều nghiên cứu ở nước ngoài nhằm phân tích đóng góp của tăng trưởng năng suất lao động ngành và của cấu phần chuyển dịch cơ cấu vào tăng trưởng năng suất lao động tổng thể nền kinh tế hay của từng ngành. Nghiên cứu này sử dụng số liệu từ năm 1991 đến 2006 cho 20 phân ngành kinh tế cấp hai trên bình diện cả nước. Dựa vào phân tích định lượng đóng góp của các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành vào tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam, các tác giả đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa.
Trong bản quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 (Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, 2006) đã đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1995 đến năm 2005 và dự báo đến năm 2020. Phương pháp tiếp cận của dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa dựa vào các phương án tăng trưởng theo mục tiêu. Phương pháp này xuất phát từ quan điểm phát triển và nâng dần vị trí, vai trò của Khánh Hòa đối với cả nước nói chung và vùng Duyên hải Nam Trung bộ nói riêng; đặt phát triển của Khánh Hòa trong tổng thể phát triển chung của cả nước đồng thời xem xét đến các khả năng phát triển của Khánh Hòa.
Trong bối cảnh hội nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới, có nhiều yếu tố tác động đến những điểm mạnh của Khánh Hòa như phát triển công nghiệp, du lịch, kinh tế biển, cảng trung chuyển... Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế của cả nước nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Do đó, yêu cầu về đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế trước mắt, đồng thời đưa Khánh Hòa phát triển ở tầm cao hơn trở thành yêu cầu cấp bách.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000-2010. Trên cơ sở đó, dự báo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010-2020.
Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, thành phần kinh tế và vùng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000-2010;
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa;
- Dự báo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010-2020;
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung xét trên bình diện tổng thể. Một là cơ cấu ngành: nông nghiệp (theo nghĩa rộng), công nghiệp và dịch vụ. Hai là cơ cấu thành phần: nhà nước, dân doanh trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài. Do hạn chế về mặt số liệu nên cơ cấu vùng kinh tế ít được đề cập trong nghiên cứu này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
(1) Về mặt không gian: Tỉnh Khánh Hòa

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của tổ trưởng Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu, quy hoạch hệ thống trang thiết bị thí nghiệm công nghệ cơ khí theo định hướng CAD/CAM/CNC Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững Văn hóa, Xã hội 1
D Nghiên cứu chế tạo vật liệu Nano vàng - Chitosan định hướng ứng dụng trong dược phẩm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler trong điều trị Y dược 0
D Nghiên cứu, phân lập và nuôi cấy tăng sinh tế bào gốc mỡ định hướng ghép tự thân trong điều trị vết Y dược 0
O Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vữ Khoa học Tự nhiên 0
T Nghiên cứu đề xuất mô hình khu công nghiệp TTMT hướng đến PTBV khu công nghiệp Mỹ Phước - Bình Dương Khoa học Tự nhiên 0
G Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý phù hợp phục vụ công tác bảo vệ môi trường hướng đến phát triển b Khoa học Tự nhiên 0
G Định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, dịch vụ giai đoạn 2007- 2010 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top