daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững​

MỤC LỤC
PHỤ BÌA
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG ............................................................................. 13
1.1. Phát triển du lịch cộng đồng ............................................................... 13
1.1.1. Khái niệm cộng đồng ................................................................... 13
1.1.2. Khái niệm du lịch cộng đồng ....................................................... 15
1.1.3. Các điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng.............................. 18
1.1.4. Các tiêu chí phát triển du lịch cộng đồng ..................................... 19
1.1.5. Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng................................ 20
1.1.6. Ý nghĩa của việc phát triển du lịch cộng đồng.............................. 21
1.2. Phát triển du lịch bền vững................................................................. 24
1.2.1. Khái niệm du lịch bền vững ......................................................... 24
1.2.2. Mục tiêu của du lịch bền vững ..................................................... 25
1.2.3. Các nguyên tắc cơ bản đảm bảo phát triển du lịch bền vững ........ 26
1.2.4. Các tiêu chuẩn của du lịch bền vững............................................ 33
1.2.5. Mối quan hệ giữa du lịch bền vững và du lịch cộng đồng ........... 36
1.3. Kinh nghiệm của các nước trong việc phát triển du lịch cộng đồng
theo hướng bền vững.................................................................................. 38
1.3.1. Kinh nghiệm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của Malaysia . 38
1.3.2. Du lịch văn hóa bản địa ở Rio Blanco (Ecuador) ......................... 41
1.3.3. Du lịch nông thôn ở Hạ Casamance (Senegal) ............................. 42
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI CỘNG ĐỒNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI SA PA THEO HƯỚNG BỀN VỮNG .................... 45
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
2.1. Quá trình hình thành và phát triển du lịch của Sa Pa....................... 45
2.1.1. Sa Pa thời Pháp thuộc .................................................................. 45
2.1.2. Từ sau hoà bình lập lại đến năm 1991.......................................... 46
2.1.3. Từ năm 1992 đến nay .................................................................. 47
2.2. Điều kiện và tiềm năng để phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân
tộc thiểu số của Sa Pa ................................................................................. 48
2.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Sa Pa ...................... 48
2.2.2. Cơ sở hạ tầng ............................................................................... 50
2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ............................................. 52
2.2.4. Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn...................................... 53
2.3. Thực trạng phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số tại
Sa Pa............................................................................................................ 61
2.3.1. Số lượng khách du lịch và độ dài ngày lưu trú ............................. 61
2.3.2. Doanh thu du lịch......................................................................... 65
2.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch........................................ 67
2.3.4. Chính sách phát triển du lịch gắn với cộng đồng của chính quyền
huyện Sa Pa ........................................................................................... 70
2.3.5. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch......................................... 75
2.3.6. Sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số vào hoạt động du lịch76
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI
CỘNGĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI SA PA THEO HƯỚNG BỀN VỮNG.. 85
3.1. Định hướng phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số tại
Sa Pa............................................................................................................ 85
3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch tại Sa Pa ......................................... 85
3.1.2. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch huyện Sa Pa .................. 86
3.1.3. Định hướng phát triển không gian du lịch huyện Sa Pa................ 86
3.2. Xác định các chỉ tiêu chủ yếu trong phát triển du lịch huyện Sa Pa 87
3.2.1. Số lượng khách du lịch ................................................................ 874
3.2.2. Độ dài ngày lưu trú ...................................................................... 88
3.2.3. Mức chi tiêu bình quân của một ngày/khách ................................ 88
3.2.4. Doanh thu du lịch......................................................................... 89
3.2.5. Công suất buồng phòng ............................................................... 89
3.2.6. Nhu cầu lao động ......................................................................... 89
3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch gắn với cộng đồng
dân tộc thiểu số theo hướng phát triển bền vững ..................................... 90
3.3.1. Lựa chọn loại hình du lịch phù hợp định hướng phát triển du lịch
gắn với cộng đồng dân tộc thiếu số theo hướng bền vững...................... 90
3.3.2. Tăng cường năng lực cho cộng đồng dân tộc thiểu số trong các hoạt
động du lịch........................................................................................... 95
3.3.3. Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch ..................................... 101
3.3.4. Nghiên cứu phát triển thị trường ................................................ 104
3.3.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực ........................................ 105
3.3.6. Khuyến khích hợp tác, đầu tư và thực hiện chế độ ưu đãi cho người
cùng kiệt là người dân tộc thiểu số ........................................................... 106
3.3.7. Nghiên cứu mô hình “Hợp tác xã du lịch”.................................. 106
3.4. Một số kiến nghị ................................................................................ 108
3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch... 108
3.4.2. Kiến nghị với tỉnh Lào Cai và Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Lào Cai. 109
3.4.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương ...................................... 110
3.4.4. Kiến nghị với các công ty du lịch............................................... 110
KẾT LUẬN............................................................................................... 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 114
PHỤ LỤC.................................................................................................. 118
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACCT: Tổ chức hợp tác về văn hóa và kỹ thuật
ASEAN: Hiệp hội các nước khu vực Đông Nam Á
BQL: Ban Quản lý
CBT: Du lịch cộng đồng
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
HĐND: Hội đồng nhân dân
INCN: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
LHQ: Liên hợp quốc
NGO: Các tổ chức phi chính phủ
SNV: Tổ chức phát triển Hà Lan
TAT: Cơ quan Xúc tiến Du lịch Thái Lan
TMDL: Thương mại Du lịch
UNWTO: Tổ chức Du lịch thế giới
UBND: Ủy ban Nhân dân
USD: Đô la Mỹ
VHXH: Văn hóa xã hội
VHTT: Văn hóa Thông tin6
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
TT Bảng Nội dung bảng Trang
1 Sơ đồ 1 Mối quan hệ giữa thành tố trong du lịch cộng đồng 15
2 Bảng 2.1 Tình hình kinh tế xã hội huyện Sa Pa năm 2007 53
3 Bảng 2.2 Lượng khách đến Sa Pa giai đoạn 2005 - 2009 62
4 Bảng 2.3 Khách du lịch đến thăm làng bản năm 2006 - 2008 63
5 Bảng 2.4 Số lượng và phân loại khách sạn nhà nghỉ tại Sa Pa 68
6 Bảng 2.5 Cơ cấu lao động trong ngành du lịch huyện Sa Pa
(giai đoạn 2005 - 2010)
75
7 Bảng 2.6 Số phụ nữ nhận thêu cho các cửa hàng thổ cẩm lớn 81
8 Bảng 3.1 Dự kiến lượng khách du lịch đến Sa Pa đến năm 2020 87
9 Bảng 3.2 Dự kiến mức chi tiêu bình quân của một ngày/khách
tại Sa Pa đến năm 2020
88
10 Bảng 3.3 Dự kiến doanh thu du lịch huyện Sa Pa giai đoạn
2010 - 2020
88
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), trong vòng 30 năm qua,
lượng khách du lịch quốc tế đã tăng xấp xỉ bốn lần. Du lịch nội địa cũng tăng
trưởng ở hầu hết các nước và hoạt động du lịch đã trải rộng về địa lý, vươn tới
hầu như tất cả các quốc gia trên toàn cầu. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia, cũng
vì tốc độ phát triển quá nhanh của ngành du lịch, du lịch lại phát triển theo
hướng đại chúng dẫn đến tình trạng suy thoái tài nguyên, huỷ hoại môi trường
và xói mòn các giá trị văn hoá truyền thống. Phát triển du lịch theo cách đó đã
bộc lộ tính không bền vững, không chỉ về lĩnh vực môi trường tự nhiên mà
còn bao trùm các lĩnh vực văn hoá, kinh tế, xã hội.
Vấn đề phát triển du lịch bền vững đã và đang được ngành du lịch thế
giới nói chung và từng quốc gia nói riêng quan tâm. Tổ chức UNWTO đã tập
trung cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật về chính sách, hướng dẫn
phát triển, kỹ thuật quản lý và các công cụ đo lường nhằm tạo điều kiện cho
chính phủ các nước và chính quyền địa phương của họ xem xét các nguyên
tắc phát triển bền vững trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển. Các
quốc gia đang cố gắng tìm kiếm các giải pháp cho một cách thức phát triển tối
ưu mà ở đó, lợi ích đến với toàn bộ các bên tham gia và “đáp ứng các nhu cầu
hiện tại nhưng không ảnh hưởng đến thế hệ tương lai”. Đặc biệt, phát triển du
lịch bền vững tạo cơ hội vàng cho các nước đang phát triển và kém phát triển
giảm tỉ lệ cùng kiệt đói và tạo công ăn việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống
cho cộng đồng, trong đó, phát triển du lịch gắn với cộng đồng được coi là một
giải pháp hữu hiệu.
Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam cũng đã và đang
chú trọng đến phát triển du lịch cộng đồng và phát triển bền vững, đặc biệt tại
những địa phương có yếu tố cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong phát8
triển du lịch bền vững lại thường là nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống
như Mai Châu (Hoà Bình), Ba Bể (Bắc Kạn), Na Hang (Tuyên Quang)…
Những điểm du lịch này vốn đa dạng về tài nguyên du lịch tự nhiên và phong
phú về tài nguyên du lịch nhân văn, đã thu hút số lượng lớn khách du lịch
(đặc biệt là khách du lịch quốc tế) và như một lẽ tự nhiên, du lịch đã tác động
một phần lên đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Sa Pa (Lào
Cai) cũng là một trong những điểm du lịch như thế.
Cách Hà Nội hơn 300 km về phía Tây Nam, Sa Pa là một điểm du lịch
nổi tiếng không những của tỉnh Lào Cai mà còn của cả nước. Nằm vắt mình
trên sườn đông của dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, Sa Pa tự hào có nguồn tài
nguyên đa dạng, phong phú để phát triển du lịch với nhiều thắng cảnh đẹp và
khí hậu tuyệt vời. Bên cạnh đó, Sa Pa còn là địa bàn cư trú của 6 nhóm dân
tộc thiểu số bao gồm: H’mông, Dao Đỏ, Tày, Giáy, Xa Phó và Hoa, tạo nên
bức tranh tươi tắn đầy màu sắc và đậm đà bản sắc dân tộc nơi đây. Hoạt động
phát triển du lịch tại Sa Pa phụ thuộc nhiều vào yếu tố cộng đồng và dù là trực
tiếp hay gián tiếp, đều có ảnh hưởng, tác động nhất định đến cộng đồng các
dân tộc thiểu số. Bởi vậy, với hơn 80% dân số là người dân tộc thiểu số (dân
tộc Kinh chỉ chiếm khoảng 17%), phát triển du lịch Sa Pa một cách bền vững
đòi hỏi phải gắn với lợi ích lâu dài của cộng đồng dân cư nói chung và cộng
đồng dân tộc thiểu số nói riêng, đi liền với việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
và văn hoá địa phương, đồng thời quan tâm đến quyền chủ động của cộng
đồng trong quá trình quản lý các điểm đến.
Trong những năm qua, du lịch Sa Pa phát triển nhanh cùng với phát
triển du lịch của cả nước, thậm chí vào mùa cao điểm, sức chứa của Sa Pa trở
nên “quá tải”. Bên cạnh những tác động tích cực của du lịch lên cuộc sống
của đồng bào dân tộc thiểu số, vẫn còn những vấn đề bất cập đi ngược lại với
nguyên tắc của phát triển bền vững như: tác động xấu của xu thế thương mại
hoá, sự mai một các giá trị văn hóa truyền thống, sự bất bình đẳng trong chia
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
sẻ lợi ích, các công trình hủy hoại môi trường và cảnh quan... khiến cho vấn
đề phát triển bền vững lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Hơn nữa,
phát triển du lịch ở Sa Pa vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng để phát huy hết
tiềm năng và lợi thế của mình sao cho vừa đa dạng hoá sản phẩm vừa tạo cơ
hội thu hút cộng đồng dân tộc thiểu số tham gia vào các hoạt động du lịch,
tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ, tạo đà phát triển bền
vững cho du lịch tại Sa Pa.
Du lịch không chỉ dừng lại ở đó bởi ngày càng có nhiều người mong
muốn có điều kiện để đi du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới còn dự báo tới năm
2020, sẽ có trên 1.500 lượt khách du lịch quốc tế, hơn gấp đôi con số hiện
nay. Bởi vậy, du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Sa Pa nói riêng cũng
phải tính đến phương án đối phó các tác động của du lịch bằng biện pháp phát
triển bền vững. Vì những lý do trên đây, học viên đã chọn đề tài “Nghiên cứu
phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sa Pa theo hướng
phát triển bền vững” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về các vấn đề liên
quan đến đề tài như: Du lịch với dân tộc thiểu số ở Sa Pa (nghiên cứu của
Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Việt Nam, 2000), Đề án phát triển du
lịch cộng đồng kết hợp với xoá đói giảm cùng kiệt và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn đến năm 2020 (Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, 2010), Phát
triển du lịch gắn với xoá đói giảm cùng kiệt ở Lào Cai (Luận án tiến sĩ kinh tế
của tác giả Phạm Ngọc Thắng, 2010). Bên cạnh đó, có một số bài báo đăng tải
trên các tạp chí trong nước và ngoài nước viết về du lịch tại Sa Pa, phân tích
cái được và cái mất của Sa Pa trong quá trình tham gia vào hoạt động du lịch.
Các bài viết, nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào phát triển du lịch cộng
đồng tại Sa Pa và những ảnh hưởng của nó đối với đời sống của người dân địa
phương. Không dừng lại ở việc kế thừa một số nghiên cứu về du lịch cộng10
đồng tại Sa Pa, luận văn tập trung hướng tới đối tượng là nhóm các đồng bào
dân tộc thiểu số chính nơi đây và phát triển đề tài bám theo nguyên tắc du lịch
bền vững của WTO, làm rõ mối quan hệ biện chứng chặt chẽ giữa du lịch
cộng đồng và du lịch bền vững. Vì vậy, nghiên cứu phát triển du lịch gắn với
cộng đồng dân tộc thiểu số tại Sa Pa theo hướng bền vững là một hướng đi
mới nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong được các tác giả khác quan
tâm, hoàn thiện trong các công trình nghiên cứu lần sau.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất một số giải pháp có thể vận dụng góp phần phát triển du lịch
gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Tập trung nghiên cứu cơ sỏ lý luận về du lịch cộng đồng và du lịch
bền vững; các điều kiện để phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng dân
tộc thiểu số, những bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển
du lịch cộng đồng theo hướng phát triển bền vững;
- Phân tích, đánh giá những điều kiện phát triển du lịch của huyện Sa
Pa về tiềm năng, lợi thế sẵn có, những thuận lợi và khó khăn của Sa Pa trong
phát triển du lịch nói chung và du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số nói
riêng;
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để giải quyết các tồn tại trong
phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số tại Sa Pa theo hướng
phát triển bền vững.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nhóm đồng bào dân tộc thiểu số tại Sa Pa bao
gồm: H’mông, Dao Đỏ, Tày, Giáy, Xã Phó. Do đó, thuật ngữ cộng đồng trong
đề tài dùng để chỉ cộng đồng dân tộc thiểu số tại Sa Pa.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trên địa bàn huyện Sa Pa, tập trung vào các xã du lịch vệ
tinh của huyện như: Bản Hồ, Tả Van, San Sả Hồ, Tả Phìn...
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở
đưa ra lập luận về mối quan hệ giữa phát triển du lịch cộng đồng và phát triển
bền vững, các tác động của du lịch về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội lên nhóm
cộng đồng dân tộc thiểu số và vai trò của dân tộc thiểu số trong phát triển du
lịch bền vững tại Sa Pa.
- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Luận văn sử dụng phương
pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
+ Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp từ các kết quả nghiên cứu, sách báo
tạp chí, các trang web điện tử, các tài liệu, báo cáo của cơ quan quản lý du
lịch và chính quyền địa phương.
+ Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng việc điều tra, khảo sát thực địa, phỏng
vấn các cán bộ chuyên trách du lịch huyện Sa Pa và một số người dân địa
phương.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích mối quan hệ chặt chẽ
giữa du lịch, cộng đồng và phát triển bền vững, từ đó đề xuất giải pháp thực
hiện.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến và kinh nghiệm từ các
báo cáo của các chuyên gia thuộc các tổ chức tài trợ các dự án phát triển du
lịch cộng đồng và phát triển bền vững tại Sa Pa.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn có
kết cấu gồm ba chương:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển du
lịch cộng đồng và du lịch bền vững.12
- Chƣơng 2: Thực trạng phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc
thiểu số ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững.
- Chƣơng 3: Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch gắn với
cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1. Phát triển du lịch cộng đồng
1.1.1. Khái niệm cộng đồng
Theo quan điểm của Mác- Lênin, cộng đồng là mối liên hệ qua lại giữa
các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng hưởng lợi ích của các thành viên có
sự tương đồng về điều kiện tồn tại và phát triển, bao gồm: hệ tư tưởng, tín
ngưỡng, hệ giá trị và chuẩn mực, nền sản xuất. Trong quá trình triển khai các
hoạt động liên quan đến phát triển cộng đồng, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp
ba yếu tố hình thành nên một khái niệm tương đối đầy đủ về cộng đồng bao
gồm: yếu tố địa vực, yếu tố kinh tế (yếu tố nghề nghiệp) và yếu tố văn hoá.
- Yếu tố địa lý: Đây là yếu tố đầu tiên để khu biệt một cộng đồng. Ý
thức cương vực lãnh thổ là một trong những ý thức sâu sắc và lâu bền của con
người trong lịch sử, là hạt nhân tạo nên tâm thức chung của cộng đồng. Nói
đến cộng đồng là nói đến một tập thể người định cư trên một vùng đất đai nào
đó hay nhóm người sống thường xuyên trên một khu vực nhất định, có ý thức
mình thuộc về cả đoàn thể, địa phương và hoạt động cùng nhau trong đời
sống. Trên cơ sở này, ta có thể chia theo đặc điểm địa hình thành các nhóm
cộng đồng vùng núi, cộng đồng vùng đồng bằng, cộng đồng trung du, cộng
đồng ven biển, cộng đồng hải đảo hay chia theo vùng miền đất nước như:
cộng đồng miền bắc, cộng đồng miền trung và cộng đồng miền nam.
- Yếu tố nghề nghiệp: Trong mối quan hệ tạo nên sự cố kết cộng đồng,
nghề nghiệp có một vai trò rất quan trọng. Các hoạt động kinh tế tạo ra cho
cộng đồng một sự gắn kết và bảo đảm về vật chất để họ cùng nhau tồn tại. Từ
đó, xã hội dần dần hình thành nhóm cộng đồng gọi là làng nghề. Làng nghề
có thể có một vài nghề chính, có nơi chỉ có thuần một nghề; trong đó, cộng14
đồng dân cư tương đồng nhau về địa vị kinh tế, thị trường nguyên vật liệu, thị
trường tiêu thụ, cách thức làm ăn… Có những nơi họ còn thờ chung “ông tổ
nghề” tạo nên sự cố kết về mặt tinh thần bên cạnh yếu tố về kinh tế, vật chất.
Đây là cơ sở hình thành làng nghề thủ công (ở vùng nông thôn) và các
phường hội (trong các đô thị cổ).
- Yếu tố văn hoá: Đây là yếu tố mang tính tổng hợp để nhận biết các
cộng đồng, trong đó đặc biệt chú ý đến ba khía cạnh cơ bản về văn hóa đó là:
tộc người, tôn giáo - tín ngưỡng, hệ giá trị và chuẩn mực.
+ Tộc người: bao gồm nhóm tộc người chủ thể quốc gia và các nhóm
tộc người thiểu số. Trong vai trò ở bình diện quốc gia, hệ tư tưởng, ý thức hệ,
các giá trị và chuẩn mực hay các yếu tố văn hoá khác của tộc người chủ thể
được khuôn mẫu hoá trong toàn quốc. Tuy nhiên, được quy định bởi các điều
kiện sinh thái, kinh tế và xã hội tại khu vực cư trú, văn hoá mỗi tộc người lại
khác nhau, hình thành nên các “đặc trưng văn hoá” có vai trò cố kết cộng
đồng như: các biểu tượng, các phong tục tập quán, các nghi lễ, ngôn ngữ...
+ Tôn giáo - tín ngưỡng: Sự cố kết cộng đồng một cách bền vững còn
dựa trên cơ sở niềm tin. Cùng chung một niềm tin tín ngưỡng tôn giáo là cùng
chia sẻ những ước nguyện về mặt tinh thần và củng cố đạo lý chung của cộng
đồng.
+ Hệ giá trị và chuẩn mực: Mỗi cộng đồng xác định cho mình một hệ
thống giá trị và chuẩn mực riêng thông qua các định chế xã hội quy định nhận
thức và hành vi của các thành viên trong cộng đồng, đảm bảo sự thống nhất
trong xã hội.
Cộng đồng trong phát triển du lịch cộng đồng là nhóm người sinh sống,
làm ăn bên trong hay liền kề các điểm tài nguyên du lịch, tham gia vào quá
trình hoạt động du lịch tại địa phương, có trách nhiệm nâng cao chất lượng tài
nguyên và môi trường du lịch cũng như giảm thiểu những tác động tiêu cực từ
việc khai thác tài nguyên và hoạt động của khách du lịch gây ra.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi15
1.1.2. Khái niệm du lịch cộng đồng
Thuật ngữ “du lịch cộng đồng” xuất phát từ hình thức du lịch làng bản
khởi nguồn vào những năm 1970, lúc đó khách du lịch thường gọi là chuyến
du lịch có sự hỗ trợ của người bản xứ. Khái niệm này đầu tiên do khách du
lịch đưa ra khi du khách đi tham quan các làng bản, tìm hiểu phong tục tập
quán, cuộc sống hoang dã, lễ hội, khám phá hệ sinh thái, núi non tại những
vùng mang tính tự nhiên hoang dã, khi đó họ cần sự hỗ trợ giúp đỡ của người
dân bản địa như dẫn đường, cung cấp đồ ăn thức uống… Đây là tiền đề cho
phát triển du lịch cộng đồng. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu du lịch đều xác
định các khái niệm, quan niệm về mục tiêu, nguyên tắc, tiêu chí và các điều
kiện để phát triển du lịch cộng đồng dựa trên những tư tưởng gốc rễ căn bản
và nhất quán sau đây:
- Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được trước tiên tạo bởi khách
du lịch đến tham quan các khu vực có nhiều tài nguyên hấp dẫn phục vụ
khách du lịch.
- Địa điểm tổ chức phát triển du lịch cộng đồng là những khu vực, điểm
có tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, hấp dẫn khách du lịch, có
độ nhạy cảm về đa dạng sinh học, chính trị văn hoá và xã hội, dễ bị tác động
bởi cả khách du lịch và dân cư bản địa.
- Vấn đề cần quan tâm nhất trong du lịch cộng đồng đó là mang lại lợi
ích cho cộng đồng trong vùng có nhiều tài nguyên thông qua việc khuyến
khích họ tham gia vào hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho du
khách, tạo công ăn việc làm, nâng cao điều kiện sống, đồng thời cho họ nhận
thấy vai trò quyết định của họ đối với sự phát triển bền vững tài nguyên tại
khu vực đó.
Như vậy, du lịch cộng đồng nhấn mạnh cả yếu tố tự nhiên, xã hội và
con người. Nội dung cốt lõi của du lịch cộng đồng được các nhà nghiên cứu
thống nhất bao gồm các yếu tố cơ bản sau: mức độ tham gia của cộng đồng16
địa phương, lợi ích mà cộng đồng nhận được, bảo vệ và giữ gìn nguồn tài
nguyên và môi trường. Điều này có nghĩa là hoạt động kinh doanh du lịch dựa
vào cộng đồng khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia, làm chủ và
quản lý, đồng thời chính họ là người quan tâm đến sự bảo tồn, bảo vệ nguồn
tài nguyên thiên nhiên và môi trường nơi gắn liền với sự tồn tại cũng như lợi
ích cá nhân họ và của cộng đồng. Tuỳ theo các góc độ quản lý và nghiên cứu
mà mỗi khái niệm có cái nhìn thiên về yếu tố này hơn hay yếu tố kia hơn. Nhà
nghiên cứu Nicole Hausle và Wolffgang Strasdas đưa ra khái niệm nhấn
mạnh trước hết sự tham gia của cộng đồng: Du lịch cộng đồng là một hình
thái du lịch trong đó có sự tham gia đáng kể của người dân địa phương trong
việc quản lý và phát triển du lịch. Lợi ích kinh tế từ du lịch sẽ góp phần vào
nền kinh tế chung của địa phương. Tham gia vào hoạt động du lịch sẽ khiến
cộng đồng tăng thêm lòng tự hào về các giá trị văn hoá truyền thống cũng như
các nguồn tài nguyên tự nhiên mà chính họ là chủ nhân đích thực. Nhận thức
của cộng đồng về du lịch, các giá trị tài nguyên, bản sắc văn hoá… sẽ được
nâng cao thông qua các chương trình giáo dục, đào tạo, tập huấn về du lịch,
môi trường. Chính họ sẽ là người quay trở lại tham gia tích cực vào công tác
tôn tạo, gìn giữ tài nguyên và các bản sắc văn hoá của địa phương, bởi hơn ai
hết, chính họ nhận thấy tầm quan trọng của các “giá trị” đó khi nó gắn liền
với lợi ích cá nhân của họ, tạo công ăn việc làm, giúp họ có thêm nguồn thu
nhập và cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống. Trong suốt quá trình tham
gia vào các hoạt động du lịch, tiếp xúc và cung cấp các sản phẩm phục vụ
khách du lịch, cộng đồng có cơ hội học hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng và
kinh nghiệm; đồng thời chất lượng cuộc sống của họ được nâng cao sẽ làm
giảm đi cách sống bản năng dựa vào tự nhiên gây nhiều tổn hại đến
tài nguyên, môi trường. Du lịch - sứ giả của hoà bình. Hơn ai hết, chính họ là
người tham gia tích cực vào việc tạo ra các sản phẩm du lịch mới. Họ truyền
cho con cháu họ cách làm các đồ thủ công mỹ nghệ, bảo tồn các nghề truyền
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi17
thống và cung cấp cho khách du lịch nhiều loại hình dịch vụ mới theo nhu
cầu.
Theo tổ chức Viện Nghiên cứu miền núi của Hoa Kỳ (The Mountain
Institute), du lịch cộng đồng phải lấy công tác bảo tồn tài nguyên làm nòng
cốt: “Du lịch cộng đồng là nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm du lịch vì
sự phát triển du lịch lâu dài, đồng thời khuyến khích sự tham gia của người
dân địa phương và có cơ chế tạo ra cơ hội đem lại lợi ích cho cộng đồng”.
Viện nghiên cứu này cho rằng bản chất du lịch cộng đồng là một quá trình
tương tác giữa hai chủ thể gồm cộng đồng (người dân bản địa) và khách du
lịch, trong đó, mối quan hệ này phải mang lại lợi ích cho người dân bản địa
nhưng không gây tổn hại tới môi trường. Có thể hiểu rõ hơn mối quan hệ này
thông qua sơ đồ mối quan hệ giữa các thành tố mà Tổ chức Bảo vệ thiên
nhiên hoang dã đưa ra như sau:
Sơ đồ 1. Mối quan hệ giữa các thành tố của du lịch cộng đồng
Nguồn: [6, tr.47]
Sơ đồ 1 chỉ ra mối quan hệ biện chứng hết sức sâu sắc giữa các yếu tố
của phát triển du lịch cộng đồng. Trước tiên là tài nguyên du lịch có sức hấp
dẫn thu hút đối với khách du lịch, lôi cuốn khách du lịch đến và làm gia tăng
thu nhập cho cộng đồng và từ đó tạo ra những động cơ khích lệ cộng đồng
tham gia vào quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch và
ngược lại giúp cộng đồng có những hành động tích cực trong công tác bảo
tồn, giữ gìn môi trường và nguồn tài nguyên gắn liền với lợi ích của họ. Đây
Tài nguyên tự nhiên và
Nhân văn
Kết quả hoạt động
du lịch
Hành động Các nguồn khích lệ,
động viên18
là mối quan hệ biện chứng mang tính chất xương sống và nòng cốt trong phát
triển du lịch cộng đồng. Như vậy, có thể thấy rõ ràng bản chất du lịch cộng
đồng là “loại hình du lịch mà ở đó, cộng đồng địa phương có sự kiểm soát và
tham gia chủ yếu vào sự phát triển và quản lý hoạt động du lịch ngay từ đầu
và trong suốt quá trình chứ không phải biến cộng đồng thành người làm thuê
với giá nhân công rẻ mạt” [8, tr.41].
1.1.3. Các điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng
Để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng cần có các điều kiện cơ bản
sau:
- Điều kiện về tài nguyên tự nhiên và nhân văn: đây là điều kiện có ý
nghĩa quyết định đến phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Tài nguyên thiên
nhiên và nhân văn được xem xét phong phú về số lượng, chủng loại và giá trị
về chất lượng của từng loại, được đánh giá cả về mặt quý hiếm. Điều kiện tài
nguyên cũng nói lên mức độ hấp dẫn thu hút khách du lịch đến tham quan
hiện tại và tương lai.
- Điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư: đây được xem xét đánh giá
trên các yếu tố số lượng thành viên, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, trình
độ học vấn và văn hóa, nhận thức trách nhiệm về tài nguyên và phát triển du
lịch. Xác định phạm vi cộng đồng là những dân cư sống, sinh hoạt và lao
động cố định, lâu dài trong hay liền kề vùng có tài nguyên thiên nhiên [8,
tr.42].
- Điều kiện có thị trường khách: bao gồm thị trường khách trong nước
và quốc tế đến tham quan du lịch, nghiên cứu và nguồn khách trong tương lai.
Điều kiện về thị trường khách du lịch cũng nói lên bản chất của vấn đề phát
triển du lịch và vấn đề công ăn việc làm cho cộng đồng. Nơi nào thu hút được
nhiều khách du lịch và với khả năng chi trả cao tức là nơi đó tạo được nhiều
công ăn việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc
đồng. Với đặc điểm về dân cư, dân tộc đặc trưng của huyện Sa Pa với hơn
80% là người dân tộc thiểu số, cần coi trọng lợi ích của nhóm cộng đồng này.
Đây là yếu tố tiên quyết để phát triển du lịch một cách bền vững tại Sa Pa.
Bên cạnh đó, cần quan tâm phát triển nguồn nhân lực, thường xuyên mở các
lớp đào tạo, tập huấn trình độ cho cán bộ làm công tác du lịch của địa
phương, từ cấp huyện, xã đến thôn bản.
Ngoài ra, việc lựa chọn mô hình phát triển du lịch phù hợp cũng cần
phải tính đến. Ở Việt Nam, rất nhiều địa phương có điều kiện và tiềm năng để
triển khai mô hình phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, cần định
hướng đúng đắn cách phát triển làm sao để đạt được yếu tố bền vững,
từ việc lựa chọn mô hình phù hợp đến việc đảm bảo các nguyên tắc, các điều
kiện và tiêu chuẩn của phát triển du lịch bền vững như tổ chức WNWTO đã
đưa ra.
Trên cơ sở lần lượt hệ thống lại cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng và
du lịch bền vững, nghiên cứu bài học kinh nghiệm của một số nước về phát
triển du lịch dựa vào cộng đồng để từ đó có thể áp dụng vào thực tiễn tại Sa
Pa, căn cứ thực trạng phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số tại
Sa Pa, Luận văn với đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với cộng
đồng dân tộc thiểu số ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững” là một công
trình nghiên cứu hơn 100 trang với mong muốn cố gắng đưa ra một số giải
pháp thiết thực nhằm đạt được mục tiêu đặt ra đó là giúp cho du lịch Sa Pa có
hướng đi phát triển bền vững hơn nữa trong tương lai, xứng đáng với tiềm
năng, lợi thế và điều kiện sẵn có để phát triển du lịch, cải thiện đời sống của
đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần xoá đói giảm cùng kiệt theo như mục tiêu
chủ trương của Đảng và Nhà nước đặt ra.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Đợt Bùng Phát Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Y dược 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Biển Tỉnh Cà Mau Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Trưởng, Phát Triển Của Một Số Dòng Giống Đậu Tương Tại Huyện Vị Xuyên - Tỉnh Hà Giang Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến sinh trưởng và phát triển của măng tây xanh trồng tại Thái Nguyên Nông Lâm Thủy sản 0
D Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
A Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô trên sự sinh trưởng phát dục và tỷ lệ đẻ của gà nòi ở đồng bằng sông cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ chuyển phát nhanh của Bưu điện thành phố Buôn Ma Thuột Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top