Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12 – 1986) Đảng ta đã đề ra chủ
trương đổi mới nền kinh tế một cách toàn diện, chuyển nền kinh tế kế hoạch
tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Lý
luận kinh tế về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội lúc này đã có những thay
đổi căn bản, sự tồn tại khách quan của năm thành phần kinh tế được thừa
nhận. Kinh tế quốc doanh nay được gọi là khu vực doanh nghiệp Nhà nước,
đồng thời thừa nhận sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế ngoài
quốc doanh thì nhận thức về vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước cũng
được đổi mới.
Trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, Đảng
ta luôn khẳng định thành phần kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong
nền kinh tế quốc dân. Lý luận về kinh tế nhà nước là một trong những vấn
đề lý luận kinh tế trung tâm của các đảng cộng sản. Nhất là trong giai đoạn
lãnh đạo đất nước xây dựng và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa. Hiện nay lý luận đó vẫn mang ý nghĩa thời sự cấp bách cả
về nhận thức lý luận và thực tiễn.
Ở Việt Nam thì kinh tế nhà nước là một bộ phận có vai trò quyết định
trong cơ cấu kinh tế của nước ta. Trong các bộ phận cấu thành của kinh tế
nhà nước thì khu vực doanh nghiệp nhà nước là bộ phận chủ yếu có vị trí
đặc biệt. Nhưng thực trạng của khu vực doanh nghiệp nhà nước của nước ta
hiện nay thì chưa thể hiện được vai trò then chốt và chủ đạo trong nền kinh
tế, một số ngành, một số lĩnh vực của doanh nghiệp nhà nước không năng
động bằng khu vực kinh tế tư nhân. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng trên
nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do khâu tổ chức và vận hành doanh
nghiệp nhà nước chưa thật hợp lý. Vậy để doanh nghiệp nhà nước có thể thể
hiện được vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế quốc dân thì vấn đề tất
yếu là ta phải tổ chức và sắp xếp lại các doanh nghiệp cho thật hợp lý. Em
chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển DNNN ở Việt Nam hiện
nay" để viết bài đề án Kinh tế chính trị.
CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
I / TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN
1. Định nghĩa về doanh nghiệp nhà nước ( DNNN )
Theo luật doanh nghiệp của Việt Nam năm 1995 thì DNNN là tổ chức
kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động
kinh doanh hay công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do
nhà nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân
sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi
doanh nghiệp quản lý. DNNN là bộ phận chủ yếu của khu vực kinh tế nhà
nước – một lực lượng vật chất cơ bản, đảm bảo cho việc thực hiện các mục
tiêu kinh tế xã hội của nhà nước
2. Các bộ phận cấu thành của kinh tế nhà nước
- Xét theo lĩnh vực hoạt động: Hoạt động trực tiếp trong sản xuất kinh
doanh hàng hoá dịch vụ và hoạt động kinh tế nhằm đảm bảo cho quá trình
tái sản xuất xã hội
- Xét về hình thức tổ chức: Khu vực KTNN bao gồm nhiều bộ phận hoạt
động trong các lĩnh vực then chốt, thiết yếu của nền kinh tế quốc dân. Mỗi
bộ phận có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, nhưng đều nhằm thực hiện vai
trò chủ đạo của khu vực KTNN ở một mức độ nhất định. Cụ thể như sau:
Ngân sách nhà nước:Thực hiện chức năng thu chi ngân sách và có
nhiệm vụ điều chỉnh quản lý, kiểm soạt các hoạt động của khu vực KTNN
và các thành phần kinh tế khác theo mục tiêu kinh tế xã hội đã định. Có tác
dụng điều chỉnh, quản lý, kiểm soát các hoạt động knh doanh tiền tệ, đặc
biệt là xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ để phát triển kinh tế
xã hội
Kho bạc nhà nước: Với chức năng quản lý quỹ tiền tệ tập trung của nhà
nước đồng thời kiểm soát quá trình thu chi ngân sách
Các quỹ dự trữ quốc gia: là một bộ phận của khu vực KTNN, nhằm bảo
đảm cho khu vực này hoạt động bình thường trong mọi tình huống, là lực
lượng vật chất để nhà nước điều tiết, quản lý bình ổn giá thị trường, đảm bảo
ổn định kinh tế xã hội
Các tổ chức sự nghiệp có thu: Hoạt động gần giống như DNNN trong
cung ứng một số dịch vụ công, đặc biệt trong giáo dục, y tế, dịch vụ hành
chính công
Hệ thống DNNN: Đây là bộ phận chủ yếu then chốt của khu vực KTNN.
Để được gọi là một DNNN thì cần có ba điều kiện
Thứ nhất: nhà nước là cổ đông chính, có thể nhà nước sở hữu 100% vốn,
sở hữu cổ phần chi phối ( trên 51 % ) hay sở hữu cổ phần đặc biệt ( cổ phần
quy định quyền quản lý của nhà nước )
Thứ hai: doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ để
bán
Thứ ba: Có hoạch toán lỗi lãi
Nếu thiếu điều kiện một thì đó là doanh nghiệp tư nhân và thiếu điều kiện
hai và ba thì đó không phải là doanh nghiệp mà là cơ quan nhà nước
3. Sự cần thiết phải củng cố và phát triển DNNN
3.1 Sự cần thiết của DNNN
Nhìn lại quá trình lịch sử, chúng ta đi lên từ cơ sở vật chất, kỹ thuật rất
cùng kiệt nàn, lạc hậu, nền kinh tế mất cân đối trầm trọng, lực lượng thù địch
bao vây cấm vận kinh tế triệt để. Trong hoàn cảnh đó chúng ta đã xây dựng
một nền kinh tế độc lập, tự chủ bằng biện pháp huy động nguồn lực lớn của
đất nước và viện trợ quốc tế để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền
kinh tế quốc dân dưới hình thức DNNN làm nòng cốt, cùng với khu vực
kinh tế hợp tác xã làm nền tảng đáp ứng những nhu cầu của xã hội. Thực
tiễn đã chứng minh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước nếu không phát
triển kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã để xây dựng hậu phương vững
mạnh, giải quyết hậu cần tại chỗ thì không thể huy động tổng lực của dân
tộc, chi viện cho tiền tuyến để tiến tới thắng lợi hoàn toàn. Sau khi thống
nhất đất nước nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi lệnh bao vây cấm vận
kinh tế của đế quốc Mỹ, sự duy trì quá lâu của cơ chế tập trung quan liêu,
LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................1
CHƯƠNG I / MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DNNN...2
I/ Tính tất yếu khách quan.........................................................................2
1. Định nghĩa về DNNN...........................................................................2
2. Các bộ phận cấu thành của KTNN......................................................2
3. Sự cần thiết phải củng cố và phát triển DNNN ....................................3
3.1 Sự cần thiết của DNNN ....................................................................3
3.2 Sự cần phát triển DNNN ...........................................................5
II/ Vai trò then chốt của DNNN .............................................................11
CHƯƠNG II/ THỰC TRẠNG DNNN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY......12
I/ Quá trình đổi mới DNNN ..................................................................12
1. Giai đoạn 1980-1986...........................................................................12
2. Giai đoạn 1986-1990...........................................................................13
3. Giai đoạn 1990 đến nay ......................................................................15
3.1 Đổi mới cơ chế quản lý DNNN ........................................................15
3.2 Sắp xếp lại DNNN ...........................................................................17
II/ Kết quả đạt được về quá trình đổi mới DNNN trong thời gian qua.....20
1. Những thành tựu chủ yếu ....................................................................20
2. Những yếu kém chủ yếu của các DNNN hiện nay...............................21
2.1 Về hiệu quả kinh doanh ....................................................................21
2.2 Về khả năng cạnh tranh.....................................................................22
2.3 Về cơ cấu DNNN .............................................................................23
3. Những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của các DNNN ..................23
3.1 Đầu tư sai..........................................................................................23
3.2 Tình trạng thiếu vốn phổ biến ...........................................................24
3.3 Trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu.................................................25
3.4 Số lao động dư thừa đang rất lớn.......................................................25
3.5 Doanh nghiệp không được tự chủ về tài chính ..................................25
3.6 Không được tự chủ về nhân sự và tiền lương ....................................25
3.7 Tổ chức quản lý không phù hợp .......................................................26
3.8 Môi trường kinh doanh chưa hoàn chỉnh..........................................26
CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI
DNNN TRONG THỜI GIAN TỚI.......................................................27
I/ Phương hướng đổi mới các DNNN trong thời gian qua ......................27
II/ Giải pháp tiếp tục đổi mới và phát triển DNNN .................................28
1. Định hướng sắp xếp, phát triển DNNN hoạt động kinh doanh và hoạt
động công ích .........................................................................................28
1.1 Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ...................................28
1.2 Đối với doanh nghiệp hoạt động công ích .........................................28
2. Sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách ...................................................29
2.1 Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ...................................29
2.2 Đối với doanh nghiệp hoạt động công ích ........................................30
2.3 Giải quyết lao động dôi dư và nợ không thanh toán được..................31
3. Đổi mới và nâng cao hiệu quả của các tổng công ty nhà nước; hình
thành một số tập đoàn kinh tế mạnh .......................................................31
4. Đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN ...........................................................32
5. Thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, sáp nhập, giải thể, phá
sản DNNN .............................................................................................32
KẾT LUẬN ...........................................................................................33
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top