vietkute1503

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN I. CỞ SƠ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP.

I. Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP.
1. Sư cần thiết của việc phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp.
Công nợ bao gồm các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả là một vấn đề phức tạp nhưng rất quan trọng, vì nó tồn tại trong suôt quá trình hoạt dộng kinh doanh cua doanh nghiệp. Sự tăng hay giảm các khoản nợ phải thu cũng như các khoản nợ phải trả có tác động rất lớn đến việc bố trí cơ cấu nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh. Việc bố trí cơ cấu nguồn vốn cũng cho ta thấy được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Khi mà tỷ lệ nợ của doanh nghiệp cao có nghĩa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động bởi các nguồn lưc bên ngoài, phụ thuộc rất lớn đến các chủ nợ, doanh nghiệp không chủ động được các nguồn vốn để đảm bảo hoạt đông kinh doanh, điều này sẽ không tốt và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để nắm được tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả như thế nào để từ đó có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu tài chính hơp lý cũng như đưa ra các biện pháp hiệu quả nhất để thu hồi công nợ, hạn chế nợ quá hạn, nợ khó đòi tăng cao. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài, đảm bảo khả năng thanh toán tránh nguy cơ phá sản.
2. Ý nghĩa của việc phân tích hình công nợ và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp.
Việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán có vai trò rất quan trọng đối với nhà quan lý doanh nghiệp cũng như các đối tượng quan tâm.
 Đối với nhà quản lý: việc phân thích này giúp cho nhà quan lý có thể thấy được xu thế vận động của các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả. Từ đó xem xét các nguyên nhân vì sao nó tăng cao để có biện pháp hữu hiệu và tăng cường đôn đốc công tác thu hồi công nợ, cũng như kế hoạch trả nợ và điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hơp lý tránh nguy cơ mất khả năng thanh toán.
 Đối với chủ sỡ hữu: thông qua việc phân tích này họ có thể rút ra được nhận xét là doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không từ đó họ có quyết định nên tiếp tục đầu tư hay không.
 Đói với chủ nợ: Họ có thể đánh giá được tình hình tài chính cũng như năng lực của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai. Một doanh nghiệp có hiệu quả thì tình hình tài chính lành mạnh, cơ cấu nguồn vốn hợp lý, từ đó chủ nợ sẽ có quyết định có cho doanh nghiệp vay vốn thêm hay không, cũng như việc bán chịu hàng hoá cho doanh nghiệp, để tránh nguy cơ mất vốn.

II. THÔNG TIN SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP.
Để phục vụ cho việc phân tích tình hình công nợ cần tổ chức và quản lý thông tin như sau:
 Khai thác số liệu trên bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính: Báo cáo các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, báo cáo kết quả kinh doanh… Chúng ta sẽ lựa chọn nguồn số liệu thích hợp để tính toán các chỉ tiêu về tình hình thanh toán nợ của doanh nghiệp.
 Sử dụng các báo cáo về công nợ về tình hình thanh toán của doanh nghiệp: sổ chi tiết công nợ, báo cáo tổng hơp công nợ. Đây là các báo cáo nội bộ được lập theo quy trình quản lý công nợ của công ty. Khai thác các số liệu môt cách chi tiết từng chủ nợ, khách nợ với số tiền bao nhiêu, thời gian nợ… Đây là cơ sở để có đánh giá chính xác về nguyên nhân cũng như tình hình thanh toán của doanh nghiệp.
 Để đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp, ngoài các chỉ tiêu cần phân tích, phải tính toán nhu cầu và khả năng thanh toán. Do vậy phải đi sâu xem xét các tài liệu chi tiết liên quan, lập bảng phân tích.
Với nhu cầu thanh toán, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính chất và thời hạn thanh toán các khoản nợ. Còn khả năng thanh toán, các chỉ tiêu đươc sắp xếp theo khả năng hoán chuyển thành tiền giảm dần, theo khả năng huy động ngay, huy động trong thời gian tới.

III. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP.
1. Phân tích tình hình công nợ phải thu.
Khoản nợ phải thu: Là những khoản tiền mà khách hàng và những bên liên quan đang nợ doanh nghiệp vào thời điểm lập báo các khoản này sẽ được trả trong thời hạn ngắn, và được coi là tài sản của doanh nghiệp bao gồm: khoản phải thu khách hàng, trả trước người bán, thuế VAT được khấu trừ, phải thu nội bộ, phải thu khách hàng, tạm ứng, chi phí trả trước, tài sản thiếu chờ xử lý.
1.1.Phân tích vòng luân chuyển các khoản phải thu.
Vòng luân chuyển các khoản phả thu phản ánh tốc độ hoán chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp, tức là xem trong kỳ kinh doanh các khoản phải thu quay được mấy vòng và được xác định bằng mối quan hệ tỷ số giữa doanh thu bán hàng và các khoản phải thu bình quân.
Vòng quay các khoản phải thu.
Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ + thu nhập hoạt động tài chính + thu nhập khác.
Doanh thu thuần bán hàng được lấy mã số 10 trên báo cáo kết quản hoạt động kinh doanh, thu nhập hoạt động tài chính được lấy từ mã số 31 trể báo cáo hoạt động kinh doanh, thu nhập khác lấy từ mã số 41 trên báo cáo kết quả kinh doanh.
Số dư đầu kỳ được lấy ở cột tổng cộng theo từng năm tên bảng phân tích công nợ phải thu.
hay trong trường hợp không có số liệu so sánh có thể sử dụng số cuối kỳ thay cho số dư bình quân.
 Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc đi thu hồi nợ. Nếu chỉ tiêu này càng cao phản ánh tốt tốc độ thu hồi các khoản nợ càng nhanh, điều này được đánh giá là tốt, vì khả năng chuyển các khoản phải thu thành tiền càng nhanh, đáp ứng nhu cầu thanh toán và các khoản nợ đến hạn.
 Tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao cũng không tốt, vì nó đồng nghĩa với kỳ thanh toán ngắn, do đó có thể ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Vì vậy khi đánh giá khả năng chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền cần xem xét đến chính sách tính dụng bán hàng của doang nghiệp.
1.2. Phân tích kỳ thu tiền bình quân.
Kỳ thu tiền bình quân: Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là để thu đươc tiền từ các khoản phaỉi thu thì cần một khoản thời gian là bao nhiêu ngày.

Số ngày quy ước: Một tháng là 30 ngày
Một quý là 90 ngày
Một năm là 360 ngày.
 Chỉ tiêu này càng nhỏ thì thể hiện tốc độ hoán chuyển các khoản phải thu thành tiền càng nhanh, điều này cho thấy việc thu hồi công nợ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp ít bị khách hàng chiếm dụng vốn. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi.
 Tuy nhiên số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu sẽ có ý nghĩa hơn nếu biết được thời hạn bán chựu của doanh nghiệp. Khi phân tích, cần tính ra và so sánh với thời gian bán chịu quy định cho khách hàng. Nếu thời gian quay vòng các khoản phải thu lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại. Số ngày quy định bán chịu cho khách hàng lớn hơn vòng qay các khoản phải thu thì có dấu hiệu chứng tỏ vệc thu hồi nợ đạt trước kế hoạch về thời gian. Nguyên tắc chung được đưa ra để tính số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu không quá ( 1+1/3 ) số ngày của thời hạn thanh toán. Nếu doanh nghiệp có quy định số ngày được hưởng chiết khấu thì số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu cũng không vượt quá ( 1+1/3 ) số ngày của kỳ hạn được hưởng chiết khấu.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán VIG Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
N Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát Quản trị chuỗi cung ứng 1
D Nâng cao hiệu quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Toàn Phượng Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top