daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

Phần Mở Đầu



Trang

Lời cảm ơn ........................................................................................................ 1 Lời cam đoan..................................................................................................... 2 Mục lục.............................................................................................................. 3 MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 5 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 6 3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 9 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 9 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 10 6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 10 NỘI DUNG

Chƣơng 1. Yếu tố bi kịch trong Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới và trong sáng tác của Lê Lựu............................................................................ 11 1.1: Khái niệm bi kịch ................................................................................ 11 1.2. Cảm hứng bi kịch trong Văn học Việt nam thời kỳ đổi mới và sự gia tăng cảm hứng bi kịch................................................................................... 12 1.2.1. Cảm hứng chung của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 và những đóng góp của Lê Lựu về thể loại tiểu thuyết cho nền Văn học Việt Nam đương đại ...........12 1.2.1.1. Cảm hứng chung của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986. .................. 13 1.2.1.2. Những đóng góp của Lê Lựu về thể loại tiểu thuyết cho nền Văn học Việt Nam đương đại ................................................................................. 18 1.2.2. Sự gia tăng của cảm hứng bi kịch ....................................................... 21 1.3. Yếu tố bi kịch trong sáng tác của Lê Lựu............................................ 23 1.3.1. Qúa trình sáng tác của Lê Lựu ........................................................... 23 1.3.2. Vị trí của tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới .................................... 26 1.3.3. Nhìn chung về cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết Lê Lựu ................ 27

CHƢƠNG 2
Yếu tố bi kịch thể hiện qua thế giới nhân vật ........................................... 30 2.1. Các kiểu nhân vật bi kịch trong tiểu thuyết Lê Lựu .......................... 30

2.1.1. Nhân vật do hoàn cảnh ........................................................................ 30 2.1.2. Nhân vật do tự đánh mất mình ........................................................... 41 2.1.3. Nhân vật tha hóa ................................................................................. 46 2.1.4. Nhân vật lưỡng diện ............................................................................ 56

2.2. Yếu tố bi kịch thể hiện qua nghệ thuật xây dựng nhân vât .............. 62 2.2.1. Đặt nhân vật trong tình huống xung đột gay cấn, giàu kịch tính........ 62 2.2.2. Đặt nhân vật trong tương quan giữa tính cách và số phận ................. 68 2.2.3. Yếu tố bi kịch thể hiện qua nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật....... 74

CHƢƠNG 3
Yếu tố bi kịch thể hiện qua ngôn ngữ và giọng điệu ................................. 86 3.1. Yếu tố bi kịch thể hiện qua ngôn ngữ................................................... 86

3.1.1. Ngôn ngữ đời thường, cá tính hóa ..................................................... 86

3.1.2. Ngôn ngữ đậm tính khái quát, triết lý ................................................. 90 3.2. Yếu tố bi kịch thể hiện qua giọng điệu ................................................. 94 3.2.1. Giọng điệu trữ tình sâu lắng................................................................ 94 3.2.2. Giọng điệu suy tư, chiêm nghiệm, triết lý........................................... 97 3.2.1. Giọng điệu phê phán, lên án, tố cáo .................................................. 104 KẾT LUẬN .................................................................................................. 106 THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 109

1.1 Sau chiến thắng 30.4.1975 đất nước ta bước vào giai đoạn độc lập dân tộc, khép lại trang sử đấu tranh đau thương, mất mát nhưng cũng đầy hào hùng của dân tộc Việt Nam. Từ đây, một kỷ nguyên mới đã được mở ra, kỷ nguyên xây dựng đất nước trong bối cảnh hòa bình. Hòa chung với sự vận động đó nền văn học cũng có nhiều cách tân, đổi mới, những thay đổi tư duy nghệ thuật dẫn đến đổi mới quan niệm về hiện thực, về con người, về sáng tạo nghệ thuật. Từ nền văn học mang cảm hứng sử thi, văn học đã chuyển sự quan tâm chủ yếu sang vấn đề thế sự và đời tư, sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học nhiều đề tài và chủ đề mới mẻ. Thời kỳ này văn học đã đi tới một quan niệm toàn vẹn sâu sắc về con người, về những suy nghĩ trăn trở trước cuộc sống. Con người vừa là điểm xuất phát, là đối tượng khám phá chủ yếu, vừa là cái đích cuối cùng của tác phẩm văn học. Con người trong văn học hôm nay khác với con người trong văn học trước đây, vì nó được nhìn ở nhiều vị thế, ở mối quan hệ đa chiều: con người với xã hội, con người với gia đình, và với chính mình, bên cạnh đó mặt trái của cơ chế thị trường với bao ngổn ngang, hỗn độn đã đẩy cuộc sống, số phận của mỗi con người đến trước những bi kịch không ai giống ai. Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc.

1.2 Từ đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng, đất nước bước vào thời kỳ hội nhập, đổi mới và phát triển trên nhiều phương diện đời sống và xã hội. Điều này đòi hỏi người viết phải có cái nhìn mới, thỏa đáng hơn cho những vấn đề đang tồn tại và nảy sinh trong cuộc sống. Nhiều vấn đề của đời sống đã được các nhà văn lật lại, nhận thức lại. Với khả năng miêu tả hiện thực đời sống cả ở bề rộng lẫn chiều sâu, “là mảnh đất lưu giữ bóng hình cuộc đời và con người” một cách hữu hiệu, không phải vô tình mà tiểu thuyết trở thành

thể loại nổi bật được các nhà văn lựa chọn để thể hiện quan niệm và khả năng sáng tạo nghệ thuật của mình.

1.3 Đọc tiểu thuyết hôm nay, độc giả có cảm giác nó đã áp sát, đi sâu hơn vào đời sống, vào cuộc đời và nói được những vấn đề trong cuộc sống đời thường thông qua những số phận có tính bi kịch.

Lê Lựu là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học thời kỳ đổi mới. Nghiên cứu đề tài Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Lê Lựu chúng tôi muốn góp phần hiểu sâu hơn số phận bi kịch của con người trước thực tại trong sáng tác của Lê Lựu nói riêng và trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới nói chung. Đồng thời nghiên cứu vấn đề này cũng sẽ giúp người giáo viên có được cái nhìn sâu sắc hơn đối với tiểu thuyết Việt Nam đương đại, phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy văn học Việt Nam trong nhà trường.

2. Lịch sử vấn đề

Về con người và tác phẩm của Lê Lựu đến nay đã có rất nhiều ý kiến khác nhau của các nhà văn, nhà phê bình. Đặc biệt qua những tác phẩm của Lê Lựu, người đọc không chỉ hình dung được bộ mặt xã hội Việt Nam thời bấy giờ mà còn cảm nhận sâu sắc những biến chuyển tinh tế nhất của đời sống tư tưởng con người thời đại.

2.1. Những đánh giá chung về Lê Lựu

Ngay từ những sáng tác đầu tay của Lê Lựu, có nhà phê bình đã nhận xét Lê Lựu là một người đang tìm tòi. Truyện nào của anh cũng tìm được những tính chất mới, những hướng khai thác vấn đề mới. Anh có năng lực quan sát khá nhạy bén, sắc sảo và một bút lực đủ sức cắt rời được những mảnh đời bề bộn tươi nguyên vào trang sách, cái khả năng rất đáng quý ở một cây bút trẻ.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng có nhiều nhận xét độc đáo tinh tường về Lê Lựu. Đánh giá chung về sáng tác của nhà văn ông cho rằng: “Lê Lựu biết







7





cuốn hút người đọc bằng một thứ văn đọc không nhạt. Ngay ở những chuyện xoàng xoàng, người đọc vẫn thu lượn được một cái gì đó (...) nghĩa là đọc anh không bị lỗ trắng. Cũng bởi Lê Lựu là nhà văn không chấp nhận sự nhạt nhẽo, tầm thường. Ở bất kỳ tác phẩm nào dù lớn hay nhỏ Lê Lựu cũng có vấn đề gì đấy gửi gắm.”

Trần Bảo Hưng cho rằng “Thô mộc hồn nhiên và đầy ắp chất sống – ngay cả khi nghĩ ngợi triết lý cũng rất hồn nhiên, cũng là triết lý bật lên trực tiếp từ đời sống. Tất cả dường như đã trở thành phong cách, thành cá tính của Lê Lựu.”

Tác giả Đinh Quang Tốn trong công trình Lê Lựu tạp văn nhận xét “Văn Lê Lựu có giọng điệu riêng có duyên riêng, không rành rẽ, không mạch lạc, nó có một chất nhựa gì đấy ở bên trong”. Ông khẳng định: “Nếu trong tổng số sáu trăm hội viên Hội nhà văn Việt Nam, cứ mười người chọn lấy một người tiêu biểu, thì Lê Lựu là một trong số sáu mươi nhà văn ấy”.

2.2. Những công trình, những bài viết về từng tiểu thuyết của Lê Lựu thời kì đổi mới

Ngay khi Thời xa vắng ra đời, các nhà nghiên cứu văn học đã nhận thấy trong tác phẩm này có “cách nhìn hiện thực mới”. Giáo sư Phong Lê cho rằng: “Thời xa vắng là sự đón nhận trước cái yêu cầu nhìn thẳng vào sự thật và nhận thức lại lịch sử đề ra với Đại hội VI, cuối năm 1986”. Tác giả Nguyễn Hòa nhận thấy Thời xa vắng là sự “đi tìm lại những chân giá trị bị đánh mất, bị lãng quên, viên đại bác khoan thủng các tấm màn vô hình che giấu nhiều điều lâu nay chúng ta không rõ tới. quá khứ đâu chỉ là chiếc bánh ngọt ngào mà có cả vị đắng cay.” Tác giả Kim Hồng trong bài viết in trên Tạp chí Văn Học số 5 (1988) cũng có nhận xét: “Thời xa vắng của Lê Lựu là một tác phẩm giàu năng lượng thật sự”. Nhà thơ Trần Đăng Khoa cảm nhận được

Thời xa vắng là sự khái quát lịch sử “Bằng số phận bi thảm của anh nông dân Giang Minh Sài”.

Tiếp tục khơi sâu vào đề tài gia đình, số phận con người, Lê Lựu viết, Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở đáy sông (1994), Hai nhà (2000). Những tác phẩm này khi ra đời đã có hàng loạt bài nghiên cứu về tác phẩm của Lê Lựu như : “ Tinh thần đầu tiên của một cây bút viết truyện ngắn” của Phong Vũ, “Mỗi người phải chịu trách nhiệm về nhân cách của mình” hay “Hỏi chuyện tác giả, tìm hiểu tác phẩm” (báo Văn nghệ tháng 12.1986). “Chuyện phiếm với anh Sài” của Hồng Vân, “Nghĩ về Thời xa vắng” của Thiếu Mai, “Khuynh hướng triết lý trong tư tưởng- những tìm tòi và thể nghiệm” của Nguyễn Hữu Sơn, “ Lê Lựu – Chân dung văn học” của Trần Đăng Khoa,...Tất cả những bài viết này được chính Lê Lựu tập hợp lại trong cuốn Tạp văn của mình.

Đến với những trang viết của Lê Lựu, mỗi người đọc đều cảm thấy có sự cuốn hút đặc biệt. Những nhân vật trong truyện vừa đáng thương vừa đáng giận. Những con người ấy hiện lên trang viết đầy bi kịch, có những bi kịch do xã hội mang lại và có những bi kịch do chính họ tạo ra. Chúng ta vừa thương vừa giận Giang Minh Sài trong Thời xa vắng, Núi trong Sóng ở đáy sông, và ngay cả sự tha hóa của con người Lưu Minh Hiếu trong Chuyện Làng Cuội. Mỗi người đọc tùy thuộc vào những tiêu chuẩn thẩm mỹ riêng mà có cách tiếp nhận tác phẩm ở những chiều kích khác nhau. Tác phẩm Lê Lựu ra đời lúc bấy giờ thực sự đã góp phần làm cho đời sống văn học Việt Nam thêm sôi động. Điều này Lê Hồng Lâm nhận định :“ Ông Lê Lựu từ khi được bạn đọc chú ý, hễ cứ viết ra cuốn nào là gây dư luận cuốn đó. Có cuốn nổi tiếng bởi nội dung đặc sắc, nó đi vào mạch ngầm trong tâm tư tình cảm nhà văn như Thời xa vắng, có cuốn nổi tiếng bởi ...tai tiếng ( Chuyện làng Cuội ), lại có

cuốn mãi vài năm sau khi lên phim mới nổi đình nổi đám kéo theo đó là tai bay vạ gió như Sóng ở đáy sông (1994)”.

Tuy nhiên nhìn một cách tổng thể, các công trình nghiên cứu, các bài viết, bài báo nêu trên mới chỉ tìm hiểu một phương diện, một góc độ nào đó về tư tưởng của Lê Lựu, vẫn còn thiếu một cái nhìn tổng quát một quy mô mang tính tổng thể, thật sự tập trung đi sâu từng tác phẩm để thấy được sự muôn mầu muôn vẻ trong việc thể hiện Bi kịch con người trong tiểu thuyết Lê Lựu. Đây chính là sự góp ý, định hướng khoa học để chúng tôi tiếp thu và tự tin hơn khi thực hiện đề tài Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Lê Lựu. Hy vọng công trình này sẽ là một mảnh ghép làm cho bức tranh chung về tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới thêm hoàn thiện. Đồng thời một lần nữa khẳng định giá trị đích thực trong sáng tác cũng như vị thế của Lê Lựu trong văn học Việt Nam hiện đại.

3. Mục đích nghiên cứu

3.1. Góp phần tái hiện bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới.

3.2. Tìm hiểu những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Lê Lựu trong việc thể hiện bi kịch con người. Từ đó khẳng định sự đóng góp của ông cho sự phát triển nền tiểu thuyết Việt Nam trong những năm đổi mới.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tiến hành khảo sát và nghiên cứu sự thể hiện yếu tố bi kịch

trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới. Qua đó khẳng định sự gia tăng của cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới nói chung, trong đó có tiểu thuyết của Lê Lựu nói riêng. Đồng thời chỉ ra những đổi mới, cách tân của Lê Lựu trên phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Để làm rõ yêu cầu mà luận văn đặt ra, luận văn sẽ tiến hành khảo sát các tiểu thuyết sau của Lê Lựu :


  • - Thời xa vắng (1986)

  • - Đại tá không biết đùa (1989)

  • - Chuyện làng Cuội (1991)

  • - Sóng ở đáy sông (1994)

  • - Hai nhà (2000)

  • - Thời loạn (2011)

    5. Phƣơng pháp nghiên cứu

    - Phương pháp cấu trúc - hệ thống
    - Phương pháp phân tích – tổng hợp
    - Phương pháp so sánh – đối chiếu
    6. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai với ba chương:
    Chƣơng 1. Cảm hứng bi kịch trong văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới và trong sáng tác của Lê Lựu
    Chƣơng 2. Yếu tố bi kịch thể hiện qua thế giới nhân vật
    Chƣơng 3. Yếu tố bi kịch thể hiện qua ngôn ngữ và giọng điệu
    NỘI DUNG CHƢƠNG 1

    YẾU TỐ BI KỊCH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
    THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ TRONG SÁNG TÁC CỦA LÊ LỰU
    1.1. Khái niệm bi kịch
    Bi kịch là một thể loại đã khá quen thuộc đối với nền văn học trên thế

    giới, nó xuất hiện khá sớm ở Hy Lạp cổ đại, và ngay ở đầu thế kỷ thứ V trước Công nguyên, bi kịch đã là một thể loại sân khấu rất thịnh hành với trong những vở kịch, những tác phẩm nổi tiếng như Prômêtê bị xiềng, Ăngtigôn,...Vào các thế kỷ XVI – XVII ở một số nước châu Âu bi kịch là một thể loại văn học – sân khấu rất thịnh hành, gắn liền với tên tuổi của Sêcxpia với những tác phẩm nổi tiếng như : Hăm lét, Otelo, Lơ Xit...Và từ thế kỷ XVIII trở đi, bi kịch đã phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau và đạt được rất nhiều những thành tựu nổi bật. Vậy nên chúng ta cùng đi tìm hiểu yếu tố bi kịch trên những khía cạnh, những nhận xét, đánh giá để có cái nhìn rõ về nhất về khái niệm bi kịch.

    Aritstote cho rằng: “ Bi kịch là hình thái cao nhất của Thi ca, là tinh túy của kịch”. Còn Heghen xem “ Bi kịch là thể loại siêu đẳng”.

    Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Cái bi (Tragique) là phạm trù mĩ học phản ánh một hiện tượng có tính quy luật của thực tế đời sống xã hội thường diễn ra trong cuộc đấu tranh không cân sức giữa cái thiện và cái ác, cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái phản động...trong điều kiện những cái sau còn mạnh hơn những cái trước. Đó là sự trả giá tự nguyện cho những chiến thắng và bất tử về tinh thần bằng nỗi đau và cái chết của nhân vật chính diện. Cái bi tạo ra một cảm xúc thẩm mĩ phức hợp bao hàm cả nỗi xót đau, niềm hân hoan lẫn nỗi sợ hãi khủng khiếp. Cái bi thường đi liền với nỗi đau và cái chết,

song bản thân nỗi đau và cái chết chưa phải là cái bi. Chúng chỉ trở thành cái bi khi hướng tới và khẳng định cái bất tử về mặt tinh thần của con người...”[16, tr19].

Như vậy bi kịch sẽ không còn là bi kịch nữa nếu người xem không bị rung động bởi nhân vật và nếu toàn bộ nỗi xúc động khiếp sợ không dẫn đến một cách giải quyết nào đó về tình cảm theo hướng tích cực. Nhân loại đã tìm thấy ở các tác phẩm bi kịch những gì khủng khiếp nhất mà cái ác có thể gieo rắc, áp đặt cho mình, do đó không thể bàng quan và chịu khuất phục trước sức mạnh tàn bạo của nó được. Kết thúc bi thảm của số phận nhân vật bi kịch thường có ý nghĩa thức tỉnh, dự báo về một cái gì đó tốt đẹp hơn sẽ nảy sinh trong cuộc sống và trong mỗi con người. Trong bi kịch, qua cái chết của nhân vật chính, người ta tìm thấy cái thiêng liêng vô giá của sự sống chân chính và cái bất tử của cộng đồng. Vì thế nhân vật chính của bi kịch thường là những nhân vật anh hùng với ý nghĩa tích cực cao cả...Ở Việt Nam, không có bi kịch như một thể loại văn học – sân khấu theo quan niệm cổ điển, mà chỉ có một số vở tuồng hoặc kịch hiện đại mà nội dung tư tưởng nghệ thuật có yếu tố bi kịch.

1.2. Cảm hứng bi kịch trong Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới và sự gia tăng cảm hứng bi kịch

1.2.1. Cảm hứng chung của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 và những đóng góp của Lê Lựu về thể loại tiểu thuyết cho nền văn học Việt Nam đƣơng đại

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra một trang sử vẻ vang cho dân tộc, hai miền Nam Bắc được thống nhất, đã đánh dấu bước chuyển mình vĩ đại của cả dân tộc Việt Nam. Đặc biệt là sau Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã xác định đường lối đổi mới toàn diện trên nhiều lĩnh vực.



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top