ductan0305

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đứng trước bối cảnh chung của toàn bộ nền kinh tế đang tiến từng
bước vững chắc trên con đường hội nhập ra quốc tế chúng ta không thể không
nhắc đến tầm quan trọng của thương mại quốc tế. Để cho hoạt động thương
mại quốc tế hoạt động một cách nhịp nhàng với trình độ phát triển khu vực và
trên thế giới thì cần có một hệ thống thanh toán phù hợp và phát triển. Thanh
toán quốc tế là một chiếc cầu nối quan trọng có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút ngoại
tệ và các quan hệ tài chính tín dụng quốc tế khác.
Nói đến thanh toán quốc tế thì ngân hàng luôn đúng một vai trò quan
trọng. Trong môi trường ngân hàng cạnh tranh như hiện nay, các ngân hàng
lần lượt đang có những bước tiến không chỉ trong nước mà vươn rất xa đến
các thị trường quốc tế, để tìm được chỗ đứng riêng các ngân hàng phải có
được những quyết sách phù hợp.Nguồn vốn về thời gian và tài chính không
phải là vô tận cho nên ngân hàng phải tìm được những sản phẩm thanh toán
quốc tế đáp ứng được nhu cầu đa dạng phong phú của khách hàng, thường
xuyên phải có sự sáng tạo đổi mới nhưng không được quá lãng phí.
Qua lý thuyết và thực tiễn ta thấy được sự tác động qua lại giữa thương
mại quốc tế và ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế là rất quan trọng
cho sự phát triển của nền kinh tế. Trong đó việc lựa chọn cách thanh
toán quốc tế là việc rất được quan tâm vì nó là khâu cuối cùng quyết định tới
hiệu quả cũng như tránh được rủi ro cho các bân tham gia thanh toán. Trong
những năm gần đây có nhiều cách thanh toán quốc tế khác nhau phục
vụ cho các bên tham gia mua bán, mặt khác các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
có cùng trình độ và uy tín ngày càng cao có xu hướng sử dụng các phương
thức thanh toán đơn giản, thuận tiện, giảm thủ tục tại ngân hàng. Nghiên cứu
Hồng Tường Minh Lớp TTQTB/K10
Khóa luận tốt nghiệp 2 Học viện Ngân hàng
xu hướng chuyển dịch các cách thanh toán quốc tế sẽ giúp các bên

xuất, nhập khẩu chọn lựa được cách thanh toán phù hợp, có lợi cho
mình, mặt khác cũng giúp ngân hàng đặt ra phương pháp phục vụ khách hàng
của mình sao cho tốt nhất.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nên khóa luận đã lựa chọn
đề tài “Xu hướng dịch chuyển các cách thanh toán quốc tế và vấn
đề đặt ra với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương – chi nhánh
Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu của Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản liên quan đến các cách thanh
toán quốc tế và sự dịch chuyển các cách thanh toán quốc tế.
- Thực trạng xu hướng dịch chuyển các cách thanh toán trong
những năm vừa qua tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt
Nam – Chi nhánh Hà Nội.
- Đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hoạch
định chiến lược cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
- chi nhánh Hà Nội ứng phó với sự dịch chuyển các cách thanh toán.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các cách thanh toán
quốc tế
- Thực trạng thanh toán quốc tế và xu hướng chuyển dịch các phương
thức thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thươngchi
nhánh Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010
Hồng Tường Minh Lớp TTQTB/K10
Khóa luận tốt nghiệp 3 Học viện Ngân hàng
4. Phương pháp nghiên cứu
- Khóa luận dựa trên quan điểm sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời áp dụng tư duy logic sử dụng số liệu thực
tế để luận giải bằng phương pháp thống kê kinh tế, phân tích kinh tế, so sánh,
tổng hợp để nghiên cứu.

5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, khóa
luận được kết cấu làm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về việc lựa chọn áp dụng các
cách thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
Chương 2: Xu hướng dịch chuyển các cách thanh toán quốc tế
tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Hà Nội
Chương 3: Những vấn đề đặt ra đối với Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Ngoại Thương Hà Nội trong xu hướng dịch chuyển các cách
thanh toán quốc tế

Hồng Tường Minh Lớp TTQTB/K10
Khóa luận tốt nghiệp 4 Học viện Ngân hàng
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC LỰA CHỌN ÁP DỤNG
CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Vai trò của thanh toán quốc tế
1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, các mối quan
hệ kinh tế chính trị thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ và kết quả hình
thành nên các khoản thu và chi tiền tệ quốc tế giữa các đối tác ở các nước
khác nhau. Các mối quan hệ tiền tệ này ngày một phong phú đa dạng với quy
mô ngày càng lớn góp phần tạo nên tình trạng tài chính ở mỗi nước có thể ở
trạng thái bội thu hay bội chi. Trong các mối quan hệ quốc tế, các đối tác ở
các nước khác nhau , do vậy có sự khác biệt về ngôn ngữ, cách xa nhau về địa
lý nên việc thanh toán không thể tiến hành trực tiếp với nhau mà phải thông
qua các tổ chức trung gian, đó chính là các ngân hàng thương mại cùng mạng
lưới hoạt động rộng khắp trên khắp thế giới.
Thanh toán quốc tế đã ra đời từ lâu, nhưng nó mới chỉ phát triển mạnh

mẽ vào cuối thế kỷ 20 khi mà khối lượng mua bán, đầu tư quốc tế và chuyển
tiền quốc tế ngày càng gia tăng, từ đó làm cho khối lượng các giao dịch thanh
toán qua ngân hàng tăng theo. Việc thanh toán qua ngân hàng làm gia tăng
việc sử dụng đồng tiền các nước để chi trả thanh toán lẫn nhau. Thanh toán
quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của nền
kinh tế của các quốc gia hiện nay
Từ những phân tích trên ta đi đến khái niệm:
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền
hưởng lợi và tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế giữa các tổ
chức, cá nhân, nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc
Hồng Tường Minh Lớp TTQTB/K10
Khóa luận tốt nghiệp 5 Học viện Ngân hàng
gia với tổ chức quốc tế thông qua quan hệ ngân hàng giữa các nước liên
quan. ( Nguồn: giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương- GS.TS
Nguyễn Văn Tiến)
Từ khái niệm trên cho thấy, TTQT phục vụ cho hai lĩnh vực hoạt động
là kinh tế và phi kinh tế. Tuy nhiên trong thực tế 2 lĩnh vực này thường giao
với nhau, không có một ranh giới rõ rệt. Hơn nữa, cơ sở hình thành hoạt động
thanh toán quốc tế là hoạt động ngoại thương, nên trong các quy chế về thanh
toán và thực tế tại các ngân hàng thương mại, người ta thường phân hoạt động
thanh toán quốc tế thành hai lĩnh vực rõ ràng là: thanh toán trong ngoại
thương (thanh toán mậu dịch) và thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi
mậu dịch).
Thanh toán quốc tế trong ngoại thương là việc thực hiện thanh toán trên
cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước
ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và
thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương.
Thanh toán phi ngoại thương là việc thực hiện thanh toán không liên
quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như cung ứng lao vụ cho nước ngoài,
nghĩa là thanh toán cho hoạt động không mang tính thương mại. Đó là việc

chi trả các chi phí của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, các chi phí đi lại
ăn ở của các đoàn khách nhà nước, tổ chức và cá nhân; các nguồn tiền quà
biếu, trợ cấp của cá nhân nước ngoài cho cá nhân trong nước, các nguồn trợ
cấp của một tổ chức từ thiện nước ngoài cho tổ chức đoàn thể trong nước…
Tóm lại, TTQT phát sinh trên cơ sở hoạt động thương mại quốc tế. Nó
là khâu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, quyết định đến hiệu quả và tăng trưởng
ngoại thương. Đây là cơ sở nền tảng cho hoạt động xuất nhập khẩu tồn tại và
phát triển.
Hồng Tường Minh Lớp TTQTB/K10
Khóa luận tốt nghiệp 6 Học viện Ngân hàng
1.1.2. Điều kiện thanh toán quốc tế
1.1.2.1. Điều kiện về tiền tệ
Đồng tiền được các bên thỏa thuận trong thanh toán quốc tế được các
bên thỏa thuận có thể là đồng tiền nước người mua, dồng tiền nước người bán
hay đồng tiền nước thứ ba. Các đồng tiền mạnh được sử dụng chủ yếu trong
thanh toán quốc tế là USD, EUR, GBP, JPY… Do đó việc thanh toán sẽ liên
quan đến vấn đề tỉ giá.
1.1.2.2. Điều kiện về địa điểm thanh toán
Địa điểm thanh toán là nơi người bán nhận tiền, người mua trả tiền.Lẽ
đương nhiên, người bán luôn muốn nhận tiền tại nướ mình vì thu tiền nhanh
và an toàn hơn, còn người mua lại muốn trả tiền tại nước của mình vì thu tiền
nhanh và an toàn hơn, còn người mua lại muốn trả lại tiền tại nước mình vì
như thế đỡ đọng vốn. Về phương tiện lý thuyết, việc thanh toán còn có thể
diễn ra ở nước thứ ba, nước phát hành đồng tiền thanh toán.
Trong thực tế việc quy định địa điểm thanh toán phụ thuộc chủ yếu vào
ba yếu tố: tương quan lực lượng giữa hai bên trong quan hệ hợp đồng, phương
thức thanh toán và đồng tiền thanh toán là của nước nào.
1.1.2.3. Điều kiện về thời gian thanh toán
Điều kiện về thời hạn thanh toán qui định khi nào thì bên mua phải trả
tiền cho bên bán, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ luân chuyển vốn,

tới khả năng hạn chế rủi ro về lãi suất, tỷ giá, thanh khoản…đối với các bên
tham gia hợp đồng. Nếu lấy thời điểm giao hàng (chuyên giao quyền sở hữu
về hàng hóa) làm mốc thời gian thanh toán có thể là trả tiền trước, trả tiền
ngay hay trả tiền sau, hay kết hợp cả ba cách.
Trả tiền trước: người mua phải trả cho người bán toàn bộ hay một
phần tiền hàng trước khi người bán chuyển giao hàng hóa dưới quyền định
Hồng Tường Minh Lớp TTQTB/K10
Khóa luận tốt nghiệp 7 Học viện Ngân hàng
đoạt của người mua hay trong khoảng thời gian từ khi người bán chấp nhận
đơn đặt hàng cho đến trước khi người bán thực hiện đơn hàng của người mua.
Trả tiền ngay gồm:
+ Việc thanh toán diễn ra ngay khi người bán đặt hàng hóa dưới quyền
định đoạt của người mua, nhưng hàng hóa chưa được bốc lên phương tiện vận
tải.

Xu hướng dịch chuyển các cách thanh toán quốc tế và vấn đề đặt ra với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương – chi nhánh Hà Nội

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K Những giải pháp và kết quả đạt được trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá Luận văn Kinh tế 0
N Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ công nghiệp Việt Nam thời kỳ 2001-2010 Kiến trúc, xây dựng 0
P Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông th Luận văn Kinh tế 0
T Thực trạng và các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá Luận văn Kinh tế 0
K Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam - Thực trạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu thị tr Luận văn Kinh tế 0
K Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Luận văn Kinh tế 0
B Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Luận văn Kinh tế 0
V Phương hướng cơ bản chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2002-2010 Luận văn Kinh tế 0
T Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công ngh Luận văn Kinh tế 0
H Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam Kinh tế chính trị 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top