funnystar_hana

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Dự án : Trung tâm tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em lang thang địa bàn thành phố Hà Nội

MỞ ĐẦU
Trẻ đường phố hiện đang là một vấn đề xã hội bức xúc của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng. Trẻ đường phố đôi khi người ta còn gọi là trẻ bụi đời. Những nguyên nhân nào đã khiến những trẻ này bỏ học và lang thang trên đường phố là một vấn đề cần phân tích sâu hơn và cụ thể hơn. Những nguyên nhân như gia đình quá nghèo, cha mẹ ly dị … có thể coi là nguyên nhân chung của trẻ đường phố ở các nước đang phát triển, nhưng cũng còn những nguyên nhân cá biệt khác cho trẻ đường phố ở Hà Nội.
Hà Nội – một thành phố đang thay da đổi thịt hàng ngày, hiện đang có nhiều cơ hội và nhu cầu về việc làm mới như giúp việc nhà, đánh giày, bán hàng rong cho dân cư trong thành phố và khách du lịch, và những công việc này thì rất ít người dân thành phố tham gia. Đáp ứng nhu cầu này và mong muốn có thêm thu nhập đã khuyến khích nhiều lao động ở nông thôn ra thành phố làm việc, trong đó một số lượng không nhỏ các trẻ em đã ra thành phố kiếm sống thay vì có một cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác. Bươn trải với cuộc sống quá sớm để đáp ứng các nhu cầu mưu sinh, các em sớm đánh mất đi sự ngây thơ trong sáng của mình cho cuộc sống. Kiếm sống trên đường phố đôi khi nguy hiểm và mệt nhọc hơn việc cấy cày ở nông thôn, nhưng làm việc trên thành phố lại đem lại nguồn thu nhập cao hơn. Những người dân nông thôn, có cả các trẻ em vẫn đổ ra các thành phố lớn để kiếm việc làm đáp ứng thêm cho nhu cầu cuộc sống dù họ phải sống xa quê hương, xa gia đình.
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, cuộc sống nông thôn Việt Nam cũng có những thay đổi đáng kể, trong đó có cả thay đổi tích cực và tiêu cực. Đất trồng trọt tính theo đầu người cho nông dân ngày càng giảm do áp lực từ việc gia tăng dân số và việc thay đổi mục đích sử dụng của đất canh tác. Điều này tạo ra một lượng lao động dư thừa ở nông thôn. Đây chính là lực đẩy cho nguồn di cư từ nông thôn ra thành phố của cả trẻ em và người lớn.
Trẻ lang thang trên đường phố do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể lang thang nhằm tìm lối thoát cho những bất hạnh và bạo hành trong gia đình, hay kiếm tiền góp phần đem lại thu nhập cho gia đình, giết thời gian hay đơn thuần chỉ là giải trí. Những trẻ làm việc và sống trên đường phố thường có rất ít kiến thức về quyền trẻ em cũng như không nhận biết được về rất nhiều rủi ro của cuộc sống đô thị khi không có sự hướng dẫn của người lớn. Chúng phải chịu áp lực căng thẳng từ việc kiếm sống hàng ngày. Sống cuộc sống tạm bợ qua ngày, sinh sống và làm việc trong những môi trường không đảm bảo, thậm chí còn thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường không đảm bảo, sức khỏe của phần lớn trẻ em lang thang đang bị đe dọa ngiêm trọng. Thậm chí, một số trẻ uống rượu hay ma túy để quên đi những căng thẳng và những rủi ro mà chúng gặp phải.
Như vậy, một vấn đề nhức nhối đặt ra hiện nay là phải có một hành động cụ thể, thiết thực nhằm tư vấn và hỗ trợ để trẻ tự nâng cao kỹ năng bảo vệ sức khỏe của mình.
Dự án: Trung tâm tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em lang thang địa bàn thành phố Hà Nội
I. Cơ sở đề xuất dự án:
1. Thực trạng, tình hình, hạn chế và nguyên nhân:
1.1. Một số định nghĩa ban đầu về trẻ em lang thang:
Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa trẻ đường phố. Phần này chúng tui sẽ giới thiệu một số định nghĩa được sử dụng rộng rãi hiện nay, đó là định nghĩa của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (MOLISA), định nghĩa của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và định nghĩa của Terre des hommes Foundation – một tổ chức phi chính phủ của Thụy Sỹ hoạt động ở Việt Nam từ năm 1989.
Theo MOLISA, trẻ em đường phố là một trong mười nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống và nơi cư trú không ổn định, hay là trẻ em cùng với gia đình đi lang thang (Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua, kỳ họp lần thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004: trang 2).
UNICEF định nghĩa trẻ em đường phố là trẻ em dưới 18 tuối dành phần lớn thời gian của mình trên đường phô. Theo UNICEF, trẻ em đường phố có thể được chia làm ba nhóm khác nhau:
- Trẻ sống trên đường phố là những trẻ đã mất mối liên hệ cùng gia đình và phải sống một mình trên đường phố.
- Trẻ lao động trên đường phố là những trẻ dành toàn bộ thời gian hay phần lớn thời gian trên đường phố để lao động và kiếm sống cho gia đình và cho bản thân trẻ (những trẻ này có thể vẫn còn gia đình và không thường xuyên ngủ qua đêm trên đường phố).
- Trẻ lang thang sống cùng gia đình trên đường phố là những trẻ sinh sống cùng gia đình và lang thang kiếm sống trên phố.
Những định nghĩa và cách phân loại của Terre des hommes cũng tương tự như định nghĩa và cách phân loại của UNICEF. Do vậy, nghiên cứu của UNICEF và Terre des hommes khá tương đồng và có thể so sánh được. Trong
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
I. Cơ sở đề xuất dự án: 2
1. Thực trạng, tình hình, hạn chế và nguyên nhân: 2
1.1. Một số định nghĩa ban đầu về trẻ em lang thang: 2
1.2. Thực trạng, tình hình và hạn chế: 4
1.3 Những nguyên nhân: 6
2. Lý do và sự cần thiết của dự án. 11
II. Mục tiêu của dự án. 13
III. Các giải pháp tổ chức thực hiện: 17
1. Phương án về địa điểm của dự án. 17
2. Tiến độ và giải trình ngân sách của dự án. 17
3. Rủi ro thách thức trong quá trình thực hiện dự án. 20
4. Tổ chức, quản lý hoạt động sau khi dự án kết thúc. 20
5. Thời gian thực hiện dự án 20
6. Ban quản lý dự án. 20


Ma trận phân tích đối tượng hữu quan.
Đối tượng Chịu ảnh hưởng như thế nào từ dự án. Khả năng (động lực) thu hút họ tham gia vào dự án. Mối quan hệ với các bên hữu quan khác.
1. Đối tượng thụ hưởng mục tiêu: trẻ em lang thang địa bàn thành phố Hà Nội. - Đối tượng này sẽ được chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh, phát thuốc và tư vấn miễn phí. - Dự án làm cho các em thấy được sự cần thiết của việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân. - Là đối tượng mà dự án, các cơ quan chính quyền và xã hội muốn giúp đỡ.
2. Đối tựong liên quan khác.
2.1 Các bên hỗ trợ dự án (các bên hỗ trợ tài chính, các cơ quan chính quyền)

- Đối tượng này sẽ cung cấp tài chính cho hoạt động của dự án và hỗ trợ cho dự án về mặt pháp lý

- Thấy được sự cần thiết của dự án đôi với lợi ích của xã hội: cùng với các dự án khác để hỗ trợ cho trẻ thêm các kỹ năng để định hướng cho tương lai của mình, giảm áp lực về trẻ em lang thang cho xã hội.


2.2 Trung tâm y tế tại địa phương. - Chăm sóc, khám chữa tại chỗ cho các em trong khi dự án không có ở trên địa bàn. - Dự án cung cấp cho họ những lợi ích tài chính trong thời gian dự án hoạt động.
- Dự án có được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.
2.3. Tổ chức hội chữ thập đỏ, các bệnh viện lớn. - Hội chữ thập đỏ: cho phép dự án được hoạt động dưới danh nghĩa hội chữ thập đỏ; hội cung cấp cho dự án những chuyên gia về tâm lý và bác sỹ cho hoạt động của dự án.
- Các bệnh viện: hỗ trợ cho dự án trong việc chữa trị các trường hợp bị bệnh nặng, ngoài khả năng của dự án. - Tác động tới các trung tâm



KHUNG LOGIC DỰ ÁN

Mục tiêu Chỉ số Nguồn kiểm chứng Giả định
Mục tiêu cuối cùng:
Nâng cao sức khỏe cho trẻ lang thang địa bàn thành phố Hà Nội.
¬- Tỷ lệ trẻ bị mắc bệnh so với trước khi có dự án.
- Trẻ có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của mình hơn.  Thông tin tổng hợp của dự án trước và sau khi có dự án.
* Thông tin từ các cuộc điều tra tham dò.
• Sự nỗ lực hợp tác của các cơ quan chức năng và của các trung tâm y tế phường xã.
Mục tiêu cụ thể:
Chữa các bệnh cơ bản và nâng cao kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
- Số lượng, tỷ lệ trẻ được khám bệnh và phát thuốc.
- Số lượng trẻ tham gia các buổi tư vấn của dự án tổ chức.
- Số lượng thuốc mà dự án đã cấp cho trẻ.
- Số lượng trẻ đến các trung tâm y tế của phường để khám chữa và xin thuốc khi có bệnh.


 Thông tin tổng hợp của dự án.
 Thông tin từ trung tâm y tế phường xã.
 Thông tin của các trung tâm y tế địa phương.
 Thông tin qua các cuộc điều tra.
• Tiếp tục nhận được sự ủng hộ và tạo điều kiện của các cơ quan chính quyền, các tổ chức xã hội có liên quan.

• Không có sự biến động bất thường ( Do những yếu tố khách quan ) về nhân sự cũng như các bên hỗ trợ dự án.
Đầu ra:
- Có được trung tâm tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em lang thang.
- Có một đội ngũ cộng tác viên có năng lực và kĩ năng, nhiệt tình trong công việc.
- Tạo lập được mối quan hệ với chính quyền địa phương và các trung tâm y tế, trung tâm chăm sóc sức khỏe địa phương - Khả năng tiếp cận và trao đổi trực tiếp với trẻ.
- Sự hiểu biết của đội ngũ tư vấn viên về những vấn đề thuộc về sức khỏe ban đầu.


- Khả năng sẵn sàng tiếp nhận trẻ em có vấn đề về sức khỏe để chữa cho chúng của các trung tâm.
 Thông tin điều tra.
 Thông tin về kết quả học tập của các cộng tác viên của dự án.
 Kết quả đánh giá của các chuyên gia(tâm lý, bác sỹ) của dự án về trình độ của cộng tác viên.
 Phản ánh của trẻ về các trung tâm y tế địa phương.
 Giải trình hoạt động và phát thuốc của các trung tâm y tế địa phương.
• Mức độ giải ngân kịp tiến độ của vốn.
• Sự hợp tác tích cực của các cộng tác viên.

• Sự hợp tác của các tổ chức liên quan

Hoạt động:
1. Xây dựng một đội ngũ tư vấn viên có năng lực và trình độ, hiểu biết về chăm sóc sức khỏe ban đầu:
- Tổ chức các buổi giao lưu gặp gỡ ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp về y dược. Thông qua đó, tiến hành giới thiệu dự án và tuyển chọn các công tác viên có năng lực, nhiệt tình.
- Tổ chức các khoa đào tạo các kiến thức cơ bản về tâm lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các cộng tác viên.
2. Có được trung tâm tư vấn, chăm sóc sức khỏe với đầy đủ các trang thiết bị y tế cần thiết về chăm sóc sức khỏe cơ bản.
- Mua sắm các trang thiết bị cần thiết.
- Tiến hành thuê cơ sở địa điểm để làm trung tâm cho dự án.( Địa điểm)
3. Tổ chức các đợt khám lưu động đến tận địa bàn sinh sống của trẻ, phát thuốc miễn phí cho trẻ theo định kì 1 tháng/lần.
- Tổ chức khám và chữa trị tại chỗ những bệnh thường gặp.
- Tổ chức các buổi giao lưu, gặp gỡ và tư vấn cho các em những kĩ năng cơ bản về chăm sóc sức khỏe ban đầu.
4. Kết hợp với trung tâm y tế địa phương để có thể giúp đỡ trẻ giải quyết những sự cố cơ bản.
- Tiến hành gặp gỡ với chính quyền và các trung tâm y tế tại địa bàn, liên kết với họ để đảm bảo có được sự giúp đỡ.
- Ngân sách.
- Lịch trình công tác. * Sổ sách kế toán của dự án.
* Kế hoạch công tác của dự án. • Sự hợp tác tích cực của các sinh viên và cộng tác viên.
• Sự hợp tác của các tổ chức liên quan
• Sự hỗ trợ kịp thời của nhà tài trợ cho ngân sách của dự án.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng tại Ngân hàng Vietcombank Luận văn Kinh tế 0
D đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư xây dựng kênh phước xuyên Luận văn Kinh tế 2
D Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại ngân hàng nhà nước Việt Nam Kiến trúc, xây dựng 1
D Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột cá Kiến trúc, xây dựng 0
D Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng khách sạn an đông tiêu chuẩn 5 sao Kiến trúc, xây dựng 0
D Nghiên cứu khả thi dự án xây dựng trung tâm đào tạo nghề tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh Kiến trúc, xây dựng 0
D Thực trạng công tác và một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong dự thầu xây dựng tại Công ty Xây dựng và Trang trí nội thất Bạch Đằng Khoa học kỹ thuật 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
P Quản lí rủi ro dự án xây dựng Luận văn Kinh tế 5

Các chủ đề có liên quan khác

Top