duxi1511

New Member
Đề tài Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống phục vụ cho việc phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị

Download Đề tài Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống phục vụ cho việc phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị miễn phí





Làng Cát Sơn - Gio Linh và nghề mộc chạm khắc :Cát Sơn là một làng ven biển, được hình thành khá sớm trên vùng đất phía bắc Quảng Trị. Cư dân chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt thuỷ hải sản và sản xuất nông nghiệp. Chính do nghề sông nước trai tráng trong làng có điều kiện kết thuyền buồm giao du khắp đó đây và học hỏi được nghề mộc đưa về truyền dạy cho con cháu trong làng tạo nghiệp và dần dần phát triển, tạo nên những sản phẩm chạm khắc nổi tiếng. Nguyên liệu dùng trong nghề mộc là gỗ, các loại gỗ quý được khai thác ở rừng đầu nguồn vận chuyển về bằng thuyền, bè rất thuật lợi. Buổi ban đầu họ học việc ở nơi khác đưa về làng sản xuất các vật dụng đơn giản về sau kết hợp với thợ Bắc, thợ Huế phát triển nghề nghiệp chạm khắc gỗ, chạm khảm xà cừ rất nổi tiếng nhất là ở vào giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Năm 1921 tác giả người Pháp là Cadiere đã ca ngợi “dân làng Cát Sơn làm nghề chài lưới, nghề buôn bán, cũng còn làm nghề thợ chạm có tiếng. Họ làm và chạm bộ giàng bằng mit hay gỗ khác. Làng Cát Sơn làm tủ bàn rồi thuê thợ khảm ở Bắc vào lập nghiệp dạy khảm ốc, xà cừ chở vào Nam bán”.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

âng cao thu nhập ổn định cuộc sống. Đàn ông, trẻ em thường thực hiện những công việc ngâm sợi, đạp sợi, phơi sợi, đánh ống... Đàn bà con gái thì móc vải và dệt trên khung cửi. Sản phẩm làm ra ở đây là vải trắng gồm hai loại vải to và vải mịn (muốn có vải đen và vải màu họ đưa nhuộm bằng phương pháp thủ công). Trong điều kiện ngày trước khi mà vải vóc còn khan hiếm thì sản phẩm của nghề dệt làng Lập Thạch đã đáp ứng nhu cầu mặc rất hữu dụng đối với người dân trong vùng, một thời tiếng tăm và ưa chuộng trên đất Quảng Trị.
Cây bông là loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng lại nhạy cảm với thời tiết, mà thời tiết của tỉnh lại rất khắc nghiệt và thất thường. Hiện nay, tình hình sản xuất bông trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn do cây bông đang nằm trong tình trạng thất thế so với các cây trồng khác như lúa, khoai mì, bắp, đậu ớt, thuốc lá... Thất thế do giá thu mua thấp, trong khi việc chăm sóc và thu hoạch lại tốn rất nhiều công sức nên lãi chẳng còn bao nhiêu. Trong khi đó, diện tích trồng bông của làng rất nhỏ bé chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường mà hầu hết các sản phẩm bông đều được nhập khẩu. Chính vì thế, ngành trồng bông của làng Lập Thạch đã không thể tồn tại được trước những sức ép đó.
b. Nghề làm hương Đông Định
Đông Định là một xóm nhỏ thuộc làng Cam Lộ ngày trước và hôm nay là một thôn của thị trấn Cam Lộ. Tọa lạc vào vị trí thuận lợi: gần chợ (chợ Phiên Cam Lộ), gần sông, gần rừng nên cư dân trong làng có điều kiện mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề - nhất là nghề làm hương. Nguyên liệu để làm nên cây hương là bột hương và bột trèng - đây là những cây có sẵn ở núi đồi xung quanh láng Đông Định. Khi đã chuẩn bị sẵn các nguyên liệu thì tiến hành các thao tác làm hương; phương pháp làm hết sức thủ công và đơn giản, không đòi hỏi gì nhiều vốn đầu tư cũng như các thao tác kỹ thuật. Các thành viên trong gia đình đều có thể tham gia sản xuất, chủ yếu là tận dụng thời gian nông nhàn và nguồn nguyên liệu sẵ có ở địa phương. Quy mô và cách thức sản xuất đang còn rất nhỏ bé, manh mún. Hiện tại nghề nghiệp vẫn chưa tại được cơ hội để mở rộng phát triển, chưa bắt nhịp được với thị trường nên ngày càng teo tóp và tàn lụi.
c. Nghề quạt giấy của làng Phương Ngạn
Phương Ngạn là một làng cổ của vùng đồng bằng vựa lúa Triệu Phong; diện tích sản xuất nông nghiệp nhỏ hẹp, nên từ rất xa xưa cư dân trong làng phài tìm cho mình một kế sinh nhai từ các loại hình nghề nghiệp. Nghề làm quạt giấy là một nghề thủ công nổi tiếng ở Phương Ngạn và chính nghề làm quạt đã gắn bó với đời sống người dân nơi đây từ thế hệ này qua thế hệ khác và tồn tại mãi cho đến hôm nay.
Muốn sản xuất được chiếc quạt giấy phải hội đủ các nguyên liệu chủ yếu như: tre làm xương quạt, rễ cây sim làm hồ dán và giấy bổi dán lên xương tra tạo thành chiếc quạt. Tuy là nghề thủ công đơn giản gọn nhẹ nhưng để tạo nên sản phẩm nổi tiếng thì đòi hỏi người thợ phải hết sức công phu, tỹ mỷ và cẩn trọng. Việc sản xuất quạt được thực hiện tầm tháng 11 đến tháng Chạp thôn dân Phương Ngạn thường đi mua tre của những hộ dân trong làng mang về cưa ra, hui trên lửa cho khô rồi chẻ thành từng hom (nan tre). Ra Tết, những nghệ nhân làm quạt tìm đến các vùng bán sơn địa đào rễ sim mang về sửa sạch, cạo vỏ giã nhỏ rồi ngâm vào hũ sành cùng với nước. Khi nước ngâm từ rễ sim đã đến độ “chín” là có thể mang quệt lên giấy được. Xưa, giấy được dùng làm quạt là giấy bổi mua từ ngã tư Soòng hay được mang về từ những chiếc thuyền từ Huế ra buôn bán. Cứ mỗi nhân công trong gia đình có thể làm được 20 chiếc quạt/ngày, mỗi chiếc bán được từ 500-1.000 đồng. Làm quạt giấy, dân Phương Ngạn dù không giàu có thì cũng đủ ăn đủ mặc"!
Xưa kia, hầu hết người dân kiếm sống nhờ làm quạt giấy. Lúc này, nghề nghiệp không phụ lòng người, những chiêc quạt giấy được đổi lấy bát cơm tấm áo khá đầy đủ cho người làm ra nó; bởi hàng hóa sản xuất nhiều, được tiêu thụ rộng rãi trên địa bàn Quảng Trị, Huế đáp ứng được nhu cầu sử dụng của xã hội đương thời. Ngày nay, cùng với sự phát triển của sự nghiệp điện khí hóa nông thôn những chiếc quạt giấy cầm tay không còn thích hợp nữa nên nghề nghiệp của làng vì thế cũng mai một dần đi.
d. Nghề làm vôi và giấy Phổ Lại
Phổ Lại là một làng thuộc xã Cam An, Cam Lộ; Toạ lạc trên vùng đất nhỏ hẹp, cách thị xã Đông Hà khoảng 5 km về phía Tây bắc. Do hình thành muộn màng hơn so với các làng xã trong vùng nên không có điều kiện mở rộng sản xuất, nên hình thành rất nhiều nghề phụ trong đó có 2 nghề truyền thống là nghề sản xuất vôi và làm giấy. Nghề sản xuất vôi hiện còn tồn tại và phát triển thu hút khá đông lực lượng lao động, tạo được công ăn việc làm và thu nhập cho người nông dân. Nghề làm giấy bổi truyền thống của làng đã mất hẳn từ hàng chục năm nay - hình ảnh thân quen còn giữ lại là tên gọi của chiếc cầu bên nách làng: Cầu Phường Giấy.
e. Nghề dệt chiếu Lâm Xuân
Lâm Xuân là một làng nông nghiệp có số dân đông, diện tích trồng lúa hạn hẹp. Xưa đây là vùng hoang hóa, đồng đất lầy lội, chua mặn thích hợp cho việc trồng năn, trồng cói-nguyên liệu chính cho nghề dệt chiếu. Tuy nghề dệt chiếu không đồng thời xuất hiện cùng với sự ra đời của làng nhưng đây là nghề được hình thành rất sớm trên vùng đất Quảng Trị và nó gắn bó với đời sống người dân từ hàng trăm năm.
Nguyên liệu chính là cây cói được khai thác từ các cánh đồng cói quanh làng. Nguyên liệu thứ hai là cây đay - dùng để tạo các đường sân của chiếu, được khai thác từ vùng rừng núi miền tây Gio Linh. Khuôn dệt cũng hết sức thô sơ và đơn giản. Chất liệu toàn bằng tre gỗ. Quy trình sản xuất thủ công, tận dụng được mọi thời gian, mọi lứa tuổi trong gia đình tham gia.
Ngày trước cả làng có hơn 100 khung dệt, với trên 2/3 số hộ làm nghề, hằng ngày sản xuất ra hơn 300 chiếc chiếu các khổ cung cấp cho cả vùng. Hiện tại trước cơn lốc thị trưòng với sự phát triển ồ ạt của các sản phẩm chiều với nhiều chất liêu khác nhau. Thêm vào đó, sự cạn kiệt về nguyên liệu, chiếu lâm Xuân không đủ sức cạnh tranh với các mặt hàng chiếu ngoại vì thể mà nghề chiếu không còn phát triển như xưa, trong làng chỉ còn đôi ba hộ theo nghề và chủ yếu là sản xuất tự cung tự cấp chứ không trở thành sản phẩm hàng hóa. Nếu không lựa chọn hướng đi thích hợp thì làng chiếu cũng có thể sẽ biến mất vào một ngày không xa.
f. Nghề đan lát Lan Đình
Lan Đình là một làng nông nghiệp vùng gò đồi ở Gio Linh, được hình thành khá sớm. Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển nghề đan lát, đặc biệt là mây tre - những nguyên liệu sẵn có trên những triền đồi quanh làng và nghề đan lát trở thành nghề truyền thống.
Ngày trước, nghề đan lát ở đây rất hưng thịnh. Cả làng từ già, trẻ, gái, trai chỉ biết đến mỗi nghề đan lát. Tiêu chuẩn kén rễ, r...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Về phát huy dân chủ và đổi mới hệ thống chính trị cơ sở xây dựng nông thôn mới Văn hóa, Xã hội 0
D Bài tập lớn môn cơ sở dữ liệu Ứng dụng MySQL trong xây dựng hệ Cơ Sở Dữ Liệu quản lí bán máy tính Công nghệ thông tin 0
D Những phẩm chất đạo đức cơ bản theo tư tưởng Hồ Chí Minh Vận dụng những phẩm chất này vào xây dựng đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay? Môn đại cương 0
D Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị Luận văn Kinh tế 0
D Kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty cổ phần cơ khí xây dựng và thương mại DIM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu xây dựng bằng hình ảnh quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ký thuật động cơ 1Inz-fe lắp trên ô tô TOYOTA VIOS Khoa học kỹ thuật 2
D Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Đại học Huế Văn hóa, Xã hội 0
D Xây dựng mô hình tích hợp viễn thám và GIS xác định nguy cơ tai biến lũ quét lưu vực sông năng, tỉnh Khoa học Tự nhiên 1
V Xây dựng chương trình quản lý phục vụ quá trình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tạ Luận văn Kinh tế 0
C Thực trạng thực hiện đấu thầu trong xây dựng công trình cơ bản ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top