boy_dangyeu001

New Member
Download Đề tài Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế và những vấn đề cần quan tâm

Download Đề tài Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế và những vấn đề cần quan tâm miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU . . . . 1
CHƯƠNG I: TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ VỚI RỦI RO QUỐC GIA . 3
1.1 Trái phiếu quốc tế . . . 3
1.1.2 Khái niệm . . . . . 3
1.1.2 Phân loại . . . . 3
1.2.3 Ưu, nhược điểm của trái phiếu quốc tế . . 4
1.2 Thị trường trái phiếu quốc tế - một hướng đi mới . . 6
1.2.1 Lịch sử thị trường trái phiếu quốc tế . . 6
1.2.2 Những công cụ chủ yếu trên thị trường trái phiếu quốc tế . 7
1.2.3 Lựa chọn đồng tiền phát hành . . . 9
1.2.4 Cách thức phát hành trái phiếu quốc tế ra thị trường . .10
1.3 Rủi ro quốc gia . . . 11
1.3.1 Khái niệm . . . .11
1.3.2 Các thành phần của rủi ro quốc gia . . 11
1.3.2.1 Theo Standard and Poor’s(S&P). .11
1.3.2.2 Theo International Country Rish Guide(ICRG) . 12
1.3.3 Các mô hình đánh giá rủi ro quốc gia . . 13
1.3.3.1 Theo Standard and Poor’s(S&P) . .13
1.3.3.2 Theo International Country Rish Guide(ICRG) . 14
1.3.4 Mối liên hệ giữa rủi ro quốc gia và phát hành trái phiếu quốc tế .15
1.4 Kinh nghiệm của Trung Quốc . . .16
CHƯƠNG II: VIỆT NAM PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ -
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM
2.1 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam và rủi ro quốc gia thời gian qua .19
2.1.1 Xuất nhập khẩu . . . 19
2.1.2 Thu hút vốn đầu tư . . . 21
2.1.3 Những hạn chế trong nền kinh tế . . .21
2.1.3.1 Chính sách tài khóa . . .21
2.1.3.2 Chính sách tiền tệ . . .23
2.1.4 Đánh giá của Standard & Poor’s . . .24
2.2 Nhu cầu vốn đầu tư & thực lực của nguồn tài chính chủ yếu của
Việt Nam hiện nay . . . 25
2.2.1 Các nguồn tài chính tại Việt Nam hiện nay . .25
2.2.1.1 Nguồn lực tài chính trong nước . . 25
2.2.1.2 Nguồn lực tài chính bên ngoài . . 26
2.2.2 Nhu cầu phát hành trái phiếu quốc tế . . 29
2.2.2.1 Hạn chế của nguồn vốn trong nước . .29
2.2.2.2 Hạn chế của nguồn vốn nước ngoài . .30
2.3 Thực trạng hoạt động vốn thông qua phát hành trái phiếu quốc tế của
Việt Nam trong thời gian qua . . .32
2.3.1 Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên 2005 . 32
2.3.2 Thấy gì qua đợt phát hành trái phiếu quốc tế năm 2005? . 34
2.3.3 Việt Nam quản lý và sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế như thế nào?.34
2.3.4 Tại sao Tồng công ty Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam Vinashin lại
được ưu tiên vay vốn trái phiếu quốc tế? . . 34
2.3.5 Giới thiệu khái quát vế Tồng công ty Công Nghiệp Tàu Thủy
ViệtNam(Vinashin). . . 35
2.3.6 Vinashin đã sử dụng vốn vay như thế nào? . . 36
2.4 Lịch sử nợ quốc gia và khả năng chịu đựng nợ nước ngoài của Việt Nam.40
2.4.5 Nợ nước ngoài . . . 40
2.4.6 Nợ trong nước . . . 43
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO VẦN ĐỀ
3.1 Xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm riêng của Việt Nam
theo tiêu chuẩn quốc tế . . . 44
3.2 Lựa chọn những tổ chức tư vấn, hỗ trợ phát hành trái phiếu chuyên nghiệp .45
3.3 Lựa chọn thị trường phát hành phù hợp . . 45
3.4 Lựa chọn đồng tiền hiệu quả . . .47
3.5 Lựa chọn kỳ hạn khối lượng trái phiếu phát hành . .47
3.6 Sử dụng vốn vay hiệu quả . . .48
3.7 Tạo sức mạnh cho thương hiệu Việt Nam . . 49
KẾT LUẬN . . . .50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC CÁC BẢNG CHỈ SỐ, BIỂU ĐỒ



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

35
tỉ USD, Ngân hàng thế giới (WB) 1,11 tỉ USD; các nước tài trợ nhiều nhất là: Nhật Bản
với 1,111 tỉ USD, Hàn Quốc 286,2 triệu USD, Pháp 228 triệu USD, Mỹ 114,6 triệu
USD, Anh 101,4 triệu USD...
2.1.3 Những hạn chế trong nền kinh tế
Một vấn đề đáng lo ngại và đang khiến các nhà quản lý đau đầu hiện nay chính là tình
hình lạm phát tăng cao và chỉ số giá tiêu dùng tăng vọt khiến tốc độ phát triển kinh tế
bị kìm hãm và ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhân dân(phụ lục Chỉ số giá tiêu
dùng của Việt Nam từ 2005 đến 2008). Tuy nhiên, với những chính sách kịp thời
chúng ta có thể hạn chế được tình trạng lạm phát.
Những yếu kém chủ yếu trong nền kinh tế hiện nay bắt nguồn từ những sai lầm trong
quản lý về:
2.1.3.1 Chính sách tài khóa
Chi tiêu ngân sách chưa thực sự tiết kiệm, bội chi còn cao, hiệu quả đầu tư từ khu vực
nhà nước còn thấp. Bội chi ngân sách trong nhiều năm liền liên tục giữ ở mức 5% GDP
trong khi quy mô nền kinh tế ngày càng lớn. Tỷ lệ chi đầu tư từ khu vực nhà nước
(ngân sách nhà nước, tín dụng nhà nước, doanh nghiệp nhà nước) lớn, nhưng hiệu quả
thấp. Tình trạng đầu tư dàn trải, để nhiều công trình dở dang, chậm đưa vào khai thác,
sử dụng, còn nhiều thất thoát, kém hiệu quả khá phổ biến đã kéo dài nhiều năm ở cả
trung ương và địa phương chậm được khắc phục. Hệ số ICOR của nền kinh tế có xu
hướng ngày càng cao.
Chủ trương thí điểm thành lập tập đoàn đa ngành chưa được nhận thức thống nhất để
thực hiện tốt. Bên cạnh những kết quả đạt được về nhiều mặt, một số tập đoàn đã đầu
tư rộng sang nhiều ngành, nghề, lĩnh vực không thuộc chuyên ngành, thế mạnh của
mình, nhất là vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán... Những
hoạt động đầu tư này đã gây khó khăn cho quản lý nhà nước đối với hoạt động của các
tập đoàn, khó khăn cho ngân hàng nhà nước trong quản lý lưu thông tiền tệ, nếu không
được khắc phục sẽ làm tăng tính đầu cơ trên thị trường chứng khoán, thị trường bất
động sản, góp phần tăng thêm tình hình lạm phát nền kinh tế.
Vai trò của Nhà nước trong quản lý thị trường, giá cả, xuất nhập khẩu còn hạn chế,
chưa có biện pháp điều chỉnh hợp lý.
Quản lý thị trường, giá cả, việc dự báo, điều hòa cung cầu, giá cả một số mặt hàng thiết
yếu phục vụ sản xuất và đời sống trên thị trường chưa kịp thời, chưa đồng bộ, kém hiệu
quả, dẫn tới tình trạng đầu cơ tăng giá.
Những hạn chế, yếu kém trong cơ cấu, chất lượng, sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu
Việt Nam (chủ yếu xuất nguyên liệu, nông sản chưa qua chế biến sâu; sản phẩm công
nghiệp phần lớn là gia công, lắp ráp trên cơ sở nguyên liệu, phụ tùng, thiết bị nhập
khẩu, giá trị gia tăng thấp) chậm được khắc phục, bộc lộ sự yếu kém rõ hơn khi nền
kinh tế thế giới có biến động, đồng USD mất giá, lãi suất cho vay trong nước cao...
Trong điều kiện phải thực hiện giảm thuế, mở cửa thị trường theo cam kết với WTO,
nhưng cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu chậm được thay đổi, chưa có chính sách hướng
dẫn tiêu dùng hợp lý, chưa tận dụng đầy đủ các hàng rào kỹ thuật và các công cụ thị
trường cần thiết để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng cần hạn chế, đã làm tăng
thêm nhập siêu.
Hoạt động của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản còn nhiều hạn chế,
vướng mắc.
Thị trường chứng khoán phát triển thiếu bền vững; số lượng doanh nghiệp niêm yết
chưa nhiều, quy mô doanh nghiệp nhỏ, nhưng mức vốn hóa quá lớn, không phản ánh
đúng giá trị thật của doanh nghiệp, đem lại những khoản lợi rất lớn cho công ty phát
hành và nhà đầu tư chứng khoán lớn, đồng thời gây thiệt hại cho nhà đầu tư chứng
khoán nhỏ, không chuyên nghiệp (chiếm số đông). Các biện pháp can thiệp để khắc
phục đà tụt điểm sau thời kỳ tăng trưởng quá nóng của thị trường chứng khoán chậm
phát huy tác dụng và chưa đem lại kết quả vững chắc. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp của
nước ngoài (FII) đổ vào rất lớn nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Việc vay vốn của các tổ chức tín dụng và sự tham gia vào đầu tư bất động sản của
nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp lớn với nguồn vốn khá lớn
chưa được kiểm soát chặt chẽ. Việc chống đầu cơ, đồng thời tháo gỡ vướng mắc cho sự
phát triển lành mạnh thị trường bất động sản còn chưa có hiệu quả nên giá cả bất động
sản, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã ở mức quá cao,
vượt xa hơn nhiều giá trị thực, gây cản trở phát triển thị trường bất động sản lành
mạnh, phát triển công nghiệp và góp phần đẩy chỉ số giá tăng cao.
2.1.3.2 Chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ nới lỏng liên tục trong nhiều năm, nhất là trong năm 2007, làm tổng
phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng trong nền kinh tế tăng mạnh. Năng lực
kiểm tra, giám sát của ngân hàng nhà nước chậm được tăng cường, không theo kịp tình
hình khi các tổ chức tín dụng chuyển mạnh sang hoạt động theo cơ chế thị trường và
hội nhập quốc tế, không kiểm soát có hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương
mại, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần trong việc cho vay kinh doanh chứng
khoán và kinh doanh bất động sản.
Thị trường tiền tệ có nhiều diễn biến bất thường nhưng việc phát hiện và thông báo còn
chưa kịp thời. Hệ thống thông tin, số liệu phục vụ việc hoạch định chính sách còn yếu
và chưa đủ độ chuẩn xác.
Chính sách tỷ giá thấp để khuyến khích xuất khẩu trong nhiều năm không kịp điều
chỉnh phù hợp khi nền kinh tế Mỹ bắt đầu suy giảm, đồng USD giảm giá mạnh. Việc
đồng VND được giữ giá trị cao so với đồng USD cùng với lãi suất trong nước cao... đã
khuyến khích dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào khá lớn nhưng chưa có biện
pháp hấp thụ có hiệu quả.
Khi có tình hình xảy ra, việc ngân hàng nhà nước thực hiện đồng thời các giải pháp
mạnh vào cùng một thời điểm: Tăng dự trữ bắt buộc, điều chỉnh tỷ lệ nợ cho vay đầu tư
kinh doanh chứng khoán và bất động sản, tăng lãi suất chỉ đạo, phát hành tín phiếu bắt
buộc đối với các ngân hàng thương mại, hạn chế mua, bán USD của tổ chức và cá nhân
có nhu cầu... nhưng lại thiếu đồng bộ với các biện pháp khác,... tuy có góp phần ngăn
chặn những biểu hiện tiêu cực trên thị trường tiền tệ, nhưng cũng gây khó khăn cho
ngân hàng thương mại, tạo ra việc chạy đua nâng lãi suất huy động vốn, gây khó khăn
cho sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, ảnh hưởng đến tâm lý xã hội. Nhờ thực hiện một
số biện pháp điều chỉnh, những ảnh hưởng tiêu cực này đã được khắc phục một phần.
2.1.4 Đánh giá của Standard & Poor’s
S&P là một trong 3 công ty đánh giá hệ số tín nhiệm có uy tín trên thế giới và Việt
Nam đã tiến hành mời công ty đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia và là quốc gai thứ 6
trong số các nước Đông Nam Á có hệ số này.
Năm 2002 S&P đánh giá...
 

tctuvan

New Member
Re: Download Đề tài Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế và nhữ

Bạn download ở đây với pass giải nén là ketnooi.com nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Vận dụng thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Deloitte Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình đối với phát triển kinh tế tại Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phát triển thị trường phát thải carbon ở Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và phát triển kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển ý thức pháp luật của trung đội trưởng bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Phát triển dịch vụ bưu chính của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top