Download miễn phí Đề tài Ứng dụng kỹ thuật Marketing phõn tớch dịch vụ cho vay tiêu dùng của Techcombank





Lời nói đầu.3

Chương I: Lý luận chung về Marketing Ngân hàng với dịch vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.5

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Marketing.5

1.2 Marketing.7

1.2.1 Khái niệm Marketing.7

1.2.2 Marketing Ngân hàng.7

1.2.2.1 Khái niệm.7

1.2.2.2 Đặc điểm.8

1.2.3 Nội dung Marketing Ngân hàng.12

1.2.3.1 Tổ chức nghiên cứu môi trường kinh doanh ngân hàng.12

1.2.3.2 Hệ thống thông tin nghiên cứu môi trường kinh doanh.13

1.2.4 Công cụ Marketing ứng dụng cho phân tích dịch vụ ngân hàng.14

1.2.4.1 Phân tích PEST.14

1.2.4.2 Phân đoạn thị trường, xác định thị trường mục tiêu và xác định chiến lược Marketing.16

1.2.4.3 Phân tích SWOT.18

Chương II: Phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng tại Techcombank.29

 2.1 Giới thiệu về Techcombank.29

 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.29

 2.1.2 Công nghệ ứng dụng.30

 2.1.3 Cơ cấu tổ chức.32

 2.2 Tình hình kinh doanh của Techcombank.36

 2.2.1 Các chỉ tiêu chung.36

 2.2.1.1 Tổng tài sản.36

 2.2.1.2 Vốn điều lệ.37

 2.2.1.3 Lợi nhuận trước thuế.37

 2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh Techcombank.38

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ép thực hiện tới 1.000 giao dịch ngân hàng/giây, cùng lúc cho phép tới 110.000 người truy cập (10.000 trực tiếp và 100.000 qua Internet) và quản trị tới 50 triệu tài khoản khách hàng. Với phần mềm T24 R5, Techcombank đã tiếp tục cho ra mắt một loạt dịch vụ tài khoản với những chức năng tiện ích khác như: Tài khoản tiết kiệm đa năng và Tài khoản tiết kiệm trả lãi định kỳ.Như vậy, thay vì chỉ đến ngân hàng mở sổ tiết kiệm, đến hạn lại mang sổ tiết kiệm ra tất toán thì khách hàng chỉ cần mở một tài khoản tại ngân hàng, và còn có thể quản lý, theo dõi số dư tài khoản, thực hiện các giao dịch điều chuyển thường xuyên trên tài khoản, nộp và rút tiền mọi lúc mọi nơi, rút quá số tiền trên tài khoản khi có nhu cầu, lại có thể đăng ký lĩnh lãi định kỳ... Thời của các quyển sổ tiết kiệm đã qua, nhường chỗ cho những tài khoản ngân hàng tiện ích, an toàn, chính xác và nhanh chóng.
Một số tiện ích tài khoản tiền gửi khách hàng do Techcombank cung cấp:
- Tài khoản tiền gửi thanh toán cho phép khách hàng có thể nhận và lưu trữ các khoản tiền nhàn rỗi và sử dụng cho các mục đích chi tiêu và thanh toán thường xuyên của mình mà không hạn chế số lần gửi hay rút tiền ra khi sử dụng.
- Thông qua dịch vụ Sweeping, khách hàng có thể liên kết các tài khoản của mình để tự động điều chuyển số dư giữa các tài khoản (ví dụ: khách hàng đăng ký chỉ duy trì tối đa 3 triệu đồng trên tài khoản, bất kỳ số tiền nào vượt quá 3 triệu đồng sẽ được ngân hàng đặt chuyển tự động vào tài khoản tiết kiệm để khách hàng được hưởng lãi suất cao hơn; trên tài khoản của chồng cứ trên 5 triệu đồng thì chuyển sang tài khoản của vợ).
- Thông qua dịch vụ Standing Order, khách hàng cũng có thể thực hiện tự động các lệnh thanh toán cho tài khoản khác (ví dụ: tài khoản của con hàng tháng được tài khoản mẹ chuyển cho 500.000 đồng vào ngày 10 hàng tháng, tài khoản chủ hộ kinh doanh cá thể tự động trả lương vào ngày 15 hàng tháng cho tài khoản nhân viên...).
- Khách hàng có thể tối ưu hoá lãi suất của các khoản tiền chưa sử dụng bằng cách đăng ký duy trì số tiền tối đa trên tài khoản, vượt trên mức đó thì tiền được chuyển sang tài khoản tiết kiệm để được hưởng lãi suất cao hơn.
- Khách hàng cũng có thể kết nối tài khoản tiền gửi này với Tài khoản F@stSaving để hưởng lãi suất cao hơn lãi suất không kỳ hạn cho các khoản tiền chưa cần sử dụng ngay và có thể sử dụng linh hoạt tiền tiết kiệm ngay khi cần thông qua sản phẩm Tài khoản tiết kiệm F@stSaving.
- Thấu chi tài khoản của khách hàng thông qua sản phẩm F@stAdvance cho phép khách hàng được chi vượt số tiền có trên tài khoản tiền gửi của mình. Khách hàng phải trả lãi trên số tiền chi tiêu vượt quá và hoàn trả số tiền ứng trước này trong một thời hạn nhất định.
- Đối với khách hàng là hộ kinh doanh cá thể cũng có thể sử dụng các chức năng tiện ích của tài khoản mở tại Techcombank thông qua sản phẩm Ứng tiền nhanh. Techcombank cấp cho các hộ kinh doanh một hạn mức chi tiêu và họ có thể sử dụng số tiền đó bất cứ khi nào, qua thẻ thanh toán F@stAccess hay tại điểm giao dịch của ngân hàng và chỉ trả lãi cho thời gian
Năm 2007 là năm Techcombank gặt hái được rất nhiều thành công trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng. Đây là năm nở rộ của nhiều sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử. Techcombank là ngân hàng đầu tiên cung cấp sản phẩm giao dịch ngân hàng qua internet - F@st i-Bank, góp phần dần thay thế các giao dịch trực tiếp tại quầy bằng giao dịch trực tuyến qua internet. Techcombank cũng là ngân hàng cổ phần đầu tiên cung cấp sản phẩm Quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư chứng khoán mang tên F@st S-Bank và Cổng thanh toán điện tử cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến cho các trang web thương mại điện tử F@stVietPay, ...
Những nỗ lực này của Techcombank đã được Bộ Công Thương ghi nhận và Techcombank đã được chọn là ngân hàng cổ phần đầu tiên trở thành thành viên của Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) từ tháng 7/2007.
Không chỉ được công nhận bởi các tổ chức trong nước, trong năm 2007, Financial Insights, một chi nhánh của công ty tư vấn công nghệ hàng đầu thế giới IDC trực thuộc tập đoàn IDG (tập đoàn hàng đầu thế giới hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu truyền thông) đã trao tặng Techcombank giải thưởng về công nghệ ngân hàng, công nhận những thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường của Techcombank.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng
Mô hình cơ cấu của Techcombank được tổ chức theo các khối nghiệp vụ, quản lý theo chiều dọc và dần được hoàn thiện theo mô hình kế toán tập trung
+ Đại hội đồng cổ đông : là cơ quan có thẩm quyền cao nhất tại Techcombank, có quyền quyết định về chiến lược phát triển của Ngân hàng và bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Đại hội đồng cổ đông tiến hành định kỳ hàng năm và có thể tổ chức bất thường giữa hai kỳ đại hội thường niên
+ Hội đồng quản trị : là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi từ ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
+ Ban kiểm soát : là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng, giám sát việt chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng
+Các hội đồng, ủy ban : Do hội đồng quản trị thành lập , làm tham mưu trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh, đảm bảo sự phát triển hiệu quả , an toàn và đúng mục tiêu đề ra. Trong các hội đồng, ủy ban của Techcombank phải kể đến hai cơ quan rất quan trọng: đó là Ủy ban quản lý Tài sản nợ và Tài sản có và Hội đồng Tín dụng.
Ủy ban quản lý Tài sản nợ và Tài sản có : có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng, tính toán và kiểm soát các chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng
Hội đồng Tín dụng : đưa ra quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng, xét cấp tín dụng, quyết định biện pháp xử lý nợ tại các chi nhánh
Ban Tổng Giám đốc: bao gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng giám đốc. Tổng giám đốc sẽ chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng và được trợ giúp hoạt động từ các Phó tổng giám đốc và các phòng chuyên môn khác.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Techcombank
P.Quản lý chất lượng
P. Kế toán tài chính
Phòng, ban khác
P. Tiếp thị, phát triển sản phẩm
P. Kiểm soát nội bộ
P. Kế toán tài chính
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Ủy ban QL
TSN& TSC
Ủy ban quản lý RR
Ban Tổng Giám Đốc
Hội đồng tín dụng
Ủy ban khác
Ban quản trị và phân tích HĐKD
Ban QL ủy thác đầu tư, QL tài sản và tư vấn
Trung tâm UD&PT DVNH
Trung tâm QL vốn và GD trên TT tài chính
Trung tâm thẻ và DVTC tiêu dùng
Trung tâm thanh toán và ngân hàng đại lý
Các chi nhánh, điểm giao dịch của Techcombank
Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2006
Tình hình kinh doanh của Techcombank
2.2.1 Các chỉ tiêu tài chính chung
2.2.1.1 Tổng tài sản
Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn và tốc độ phát triển mạnh mẽ hiện nay nhất tại Việt Nam hiện nay. Đến cuối năm 2007, tổng tài sản của Techcombank dự tính là 37000 tỷ, tăng gấp hơn 2 lần so với tổng tài sản năm 2006 (17326 tỷ) và là một trong số 3 ngân hàng thương mại cổ phần có tổng tài sản lớn nhất hiện nay. Về tốc độ tăng trưởng của tài sản , Techcombank luôn là 1 trong ba ngân hàng có tốc độ tăng cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Điều này cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh đang ngày càng mở rộng và mở rộng với tốc độ nhanh chóng của Techcombank
Biểu đồ 1
Biểu đồ 2
Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm và thông tin trên trang web các ngân hàng
2.2.1.2 Vốn điều lệ
Theo quyết định 141/2006/NĐ-CP ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2006, các ngân hàng thương mại cổ phần phải đáp ứng mức vốn pháp định đến năm 2008 tối thiểu là 1000 tỷ đồng và đến năm 2010 là 3000 tỷ đồng. Việc ban hành quyết định này đã tác động lớn tới hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, khiến cho năm 2007 một loạt các ngân hàng thương mại cổ phần tuyên bố tăng vốn điều lệ. Techcombank cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó, và cho tới hết năm 2007, vốn điều lệ của Techcombank là khoảng 2700 tỷ đồng, cao thứ 2 trong số các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Biểu đồ 3 Biểu đồ 4
Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng và thông tin trên trang web các ngân hàng
2.2.1.3 Lợi nhuận trước thuế
Mặc dù lợi nhuận trước thuế dự tính trong năm 2007 của Techcombank chưa phải là cao so với các ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu như ACB hay Sacombank. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cũng giúp Techcombank khẳng định vị thể là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Ngoài ra, Techcombank cũng nằm trong nhóm 3 ngân hàng có chỉ số ROE cao nhất hiện nay.
Biểu đồ 5 Biểu đồ 6
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Techcombank
2.2.2.1 Huy động vốn
Bảng 1.Cơ cấu huy động vốn qua các năm Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu (đến 31/12)
2004
2005
200...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top