huycoi204yb

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. PHONG TỤC THỜ CÚNG LÀ GÌ?
Dân tộc Việt Nam rất trọng lễ, và trọng lễ thì ân nghĩa giữ phần quan trọng.
Tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình. Người con hiếu thảo biết ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ, và đã hiếu với cha mẹ phải hiếu với ông bà tổ tiên tức là nguồn gốc của mình.
Lúc ông bà cha mẹ còn sống, con cháu phải phụng dưỡng, phải tuân theo những lời dạy bảo của bậc bề trên, phải lựa ý chiều chuộng các Người, phải ăn ở sao cho các Người được hài lòng.
Ở Hàn Quốc có tục ngữ như “ Cây không có rễ cây không thể tồn tại được, không có tổ tiên thì mình không thể tồn tại được”.
Khi các Người trăm tuổi, ngoài việc lo ma chay chôn cất, con cháu phải thờ cúng các Người, cũng như thờ cúng tổ tiên về trước.
Thờ cúng tổ tiên là việc lập bàn thờ tại nhà và cúng bái trong những ngày sóc vọng giỗ tết...
Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu, thì con người ta phải có tổ tiên mới có thể có mình được. Bỏ tổ tiên không thờ cúng cũng tức là quên nguồn gốc, huống chi ông bà là những người sinh dưỡng cha me và cha mẹ là người sinh dưỡng mình (trích trong "Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam" của Toan Ánh).
2. TỤC THỜ CÚNG XUẤT HIỆN TỪ KHI NÀO?
Không có tài liệu nào ghi chính xác về tục thờ cúng của dân tộc Việt Nam xuất hiện từ khi nào. Chỉ cho rằng tục thờ cúng có từ thời vua Hùng Vương.
Thời gian xuất hiện tục thờ cúng tổ tiên của Hàn Quốc cũng không biết rõ từ khi nào. Chỉ cho rằng đã có lâu rồi.
Nguôn gốc của thờ cúng là ngày xưa người ta muốn tránh từ thiên tai, bệnh tật, và những mãnh thú. Cho nên họ thờ cúng trời, đất, sớm và các mãnh thú. Nhưng hiện nay tục thờ cúng được ảnh hưởng Nho Giáo nên trở thành phong tục thờ cúng tổ tiên của hiện đại.
3. QUAN NIỆM THỜ CÙNG TỔ TIÊN
Trong quan niệm dân gian Việt Nam, qua việc thờ cúng tổ tiên, giới hữu hình và giới vô hình luôn luôn có sự mật thiết. Sụ thờ cúng chính là môi trường gặp gỡ của giới hữu hình và vũ trụ thần linh.
Đối với người Việt Nam cổ, chết chưa phải là hết, thể xác tuy chết đi nhưng linh hồn vẫn còn và vẫn hằng "lui tới" gia đình. Thể xác tiêu tan nhưng linh hồn vẫn còn bất diệt.
Tục ta lại tin rằng dương sao âm vậy, người sống cần gì, sống làm sao thì người chết cũng như vậy và cũng có một cuộc "sống" ở cõi âm như cuộc sống của người trên dương thế, nói khác đi, người chết cũng cần ăn, uống, tiêu pha, nhà ở như người sống.
Tin như vậy, việc cúng lễ là cần thiết, và việc thờ cúng tổ tiên không thể không có được.
Tục lại tin rằng vong hồn người khuất thường luôn ngự trên bàn thờ, có ảnh hưởng nhiều đến hành động của người sống. Nhiều người vì sợ vong hồn cha mẹ buồn đã tránh những hành vi xấu xa, và đôi khi định làm một công việc gì cũng suy tính kỹ lưỡng, xem công việc lúc sinh thời cha mẹ có chấp nhận hay không. Người ta sợ làm cho vong hồn cha mẹ phải tủi hổ qua hành động của mình và mang tội bất hiếu.(Trích trong "Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam" của Toan Ánh)
4. BÀN THỜ GIA TIÊN
Theo điều tra năm 1999 – 2000, hầu như nhà nào cũng thờ gia tiên không kể trưởng thứ, cứ lập gia đình ra ở riêng là dành một chỗ trang trọng nhất để thờ. Với những gia đình chưa có điều kiện kinh tế hay con thứ thì cũng vẫn có một ban thờ (Ở thành phố thường bằng gử, treo trên tường, hay đặt trên mặt tủ; Ở nông thôn thì có cả ban thờ bằng tre, gử, nhiều loại, có bát hương, lọ hoa, ảnh hay tranh truyền thần) của ông bà hay bố mẹ.
Những nhà có điều kiện thì đóng mới hay mua bàn thờ đặt ở gian trang trọng, câu đối, hoành phi. Bàn thờ gia tiên là nơi biểu hiện - vật thể hoá những tình cảm, tránh nhiệm của thế hệ đang sống với các thế hệ trước của gia đình (Gia tiên). Ngoài các ngày kỵ (Giỗ chạp), ngày một (Ngày sóc), ngày rằm (Ngày vọng) trong tháng, các lễ tiết trong năm (Hàn thực, Đoan ngọ, Trung thu, Tết Nguyên Đán) thì mọi vui buồn trong gia đình đều được chủ nhà “báo cáo” với gia tiên về chứng giám, giàu có thì mâm cỗ, khá chút thì hoa quả, đĩa xôi, chén rượu… cùng kiệt thì nén hương, chén nước sạch…
5. GIỖ CHẠP
Trong gia đình, việc cúng giỗ gia tiên, tổ tiên chỉ được thực hiện với những người trong phạm vi từ bốn đời trở xuống (Người mà chủ gia đình gọi là cụ, còn từ đời thứ 5 trở lên được giỗ chung trong phạm vi họ tộc hay trong chi phái). Giỗ chạp, theo phong tục xưa chỉ diễn ra ở nhà con trai trưởng - bậc trai trưởng. Những ngày giỗ, tuỳ theo tình hình kinh tế của nhà trưởng mà cử bàn to hay nhỏ, nhiều hay ít.
Có một thực tế là không phải tất cả các gia đình đều có con trai hay tất cả những con trai trưởng đều còn, trong những trường hợp như vậy, từ lâu ở người Việt thường có chế độ thừa tự (Con trai thứ của bậc thứ được nhận phần cúng giỗ) hay con gái cũng cúng cha mẹ, ông bà.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top