daigai

Well-Known Member
Ai cần thì tham khảo nhé, lấy cái bể của bác minhquang1976 làm mẫu
Qua đây bạn sẽ biết cấu tạo cơ bản của một bể cá lớn có hút đáy hút mặt, lỗ air

bể D2m17 x R68cm x C89cm của Minhquang1976

Sau 1 thời gian vật lộn với cái bể mới khiêng về, mặc dù chưa hoàn thiện 100% nhưng em vẫn post lên để các bạn nhận xét còn chỉnh sửa cho ưng ý.
Chân thành Thank các bạn đã ghé xem và góp ý.
-------------------------------------------------------------------
Bể khi mới mang về.


Trước tiên em xin giới thiệu phần sơ đồ của bể:
Bể lọc:


Bể chính:


Chi tiết:
- Bể lọc kính 8 ly: D1,8m x R45cm x C50cm, 5 ngăn.
- Bể chính kính 12 ly, D2m17 x R68 x C89cm (mực nước 70cm) cường lực mặt trước, 2 đáy bả keo đen.
- Hệ thống lọc theo phương pháp: khoan thành hút mặt, hút đáy.
1. Hút mặt: khoan thành dùng ống 27, ống thu 42-27 tăng hiệu quả hút mặt.
2. Hút đáy: khoan 2 lỗ dùng 2 cút 27 để hút đáy, đường ra lắp van (van 1, van 2) để có thể lựa chọn điểm cần hút trong bể. Sau khi qua lỗ air 1 (khoan thành lắp lỗ air, cách mực nước khoảng 3cm) đường nước xuống bể lọc sẽ cho ra ống 34 để tăng sức hút đáy. Ống 34 trước khi xuống bể lọc cũng có lắp Van 3 để khống chế mực nước trong trường hợp hút đáy khỏe hơn cả máy bơm.
3. Đường nước trả về: từ máy bơm lên MP12000 sẽ là ống 34, sau đó thu 27 để cắm xuống thổi đáy, ống này có khoan Lỗ air 2 để khống chế mực nước khi máy bơm tắt.
Khi đường ống trả về đi qua thành bể khi tới thanh giằng lắp cút T27 ra 21 để thêm 1 đường thổi xuống góc chết, không để cặn bẩn tích tụ ở đây. Đường này có lắp van 4 để chỉ thổi góc chết khi cần mà thôi.
4. Thổi luồng mặt: do ngại đi ống nên em dùng máy bơm atman 15w để thổi luồng mặt.
5. Quả sủi: được đặt tại nơi đường nước trả về để bọt khí đẩy váng về phía hút mặt.

Minh họa bằng hình ảnh:
1. Hút mặt: khoan thành dùng ống 27, ống thu 42-27 tăng hiệu quả hút mặt. (trong hình là thu 27-34, em thay 27-60 rồi)



2. Hút đáy: khoan 2 lỗ dùng 2 cút 27 để hút đáy (sơn đen và ngụy trang bằng cây ráy)


Đường ra lắp van (van 1, van 2) để có thể lựa chọn điểm cần hút trong bể.
Ống ở giữa là ống xuống được ra = ống 34.
Cái van trắng bên dưới là đường nước xả ra ngoài sân khi thay nước.



Sau khi qua lỗ air 1 (khoan thành lắp lỗ air, cách mực nước khoảng 3cm)
Khoan thành lắp lỗ air:




Lỗ air được chụp lại bằng núm nhựa cây sưởi đề phòng lá cây, cá mồi gây tắc:



Van 3 để khống chế mực nước trong trường hợp hút đáy khỏe hơn cả máy bơm.
Cái hộp trắng bên trong có 4 tầng là đựng BH làm phần lọc KHÔ các bạn nhé.



3. Đường nước trả về: từ máy bơm lên MP12000 sẽ là ống 34, sau đó thu 27 để cắm xuống thổi đáy:



Khi đường ống trả về đi qua thành bể khi tới thanh giằng lắp cút T27 ra 21 để thêm 1 đường thổi xuống góc chết, không để cặn bẩn tích tụ ở đây. Đường này có lắp van 4 để chỉ thổi góc chết khi cần mà thôi.




Cách định vị lỗ cần khoan của mình như sau:
1. Xác định mực nước khi máy bơm hoạt động theo ý muốn, ví dụ mực nước thường cao hơn mép bả keo (hay mép nắp đậy) 1cm để không bị lộ ngấn nước.
2. Hút mặt:
- Các cút dùng làm hút mặt nên cắt bớt cho thẩm mỹ, chỉ cần để lại khoảng 1cm đủ để gắn vào nhau (phần trong bể không cần bôi keo)
Hình minh họa:



- Sau khi gá bộ hút vào nhau thì đặt vào vị trí dự kiến lắp trong bể, nên cách tấm mặt khoảng 10->15cm, quan trọng là MẶT HÚT để thấp hơn mực nước dự kiến 0,7->1cm , tiếp theo là đánh dấu vị trí cần khoan và KHOAN.

3. Hút đáy:
- Tương tự cách trên, cũng gá cút hút đáy và ướm thử vào mặt kính, mặt hút khi này sẽ cách đáy khoảng 1cm.

- Đánh dấu và khoan.
- Sau này nên có chụp nhựa để hút đáy không hút cá nhỏ vào đó.




3. Lỗ air:
Cũng gá và đo như cách trên luôn.
T 27 gắn vào lỗ air dí vào mặt kính, thành ống trên của T27 cũng thấp hơn mực nước dự kiến 0,7->1cm hay nói cách khác là có độ cao bằng với MẶT HÚT.
Độ cao lỗ air rất quan trọng vì liên quan đến THỜI GIAN MỒI NƯỚC và LƯỢNG NƯỚC TRÀN XUỐNG BỂ LỌC khi mày bơm ngừng hoạt động.

Vài hình ảnh bổ sung:

Do địa thế nhà em chỉ làm được chân bể 62cm vì vường chân cầu thang nên em lật thanh V6 để có thể làm bể rộng 68 cm.



Cũng do địa thế không ốp gỗ mở cánh được nên em dùng tấm ốp nhôm nhựa (anh ATCHUNGSON tư vấn) để làm các hạng mục liệt kê dưới đây:
Thông tin tấm ốp:




Cách cắt: dùng dao trổ rạch mạnh rồi bẻ là gẫy, lưu ý nên mua vài lưỡi dao do rạch vào nhôm cùn rất nhanh, sau khi rạch cạnh rất sắc các bạn cứ dùng dao trổ cạo cạnh như dưới:



Ứng dụng:
Dùng dây thít nhựa định vị ốp phía sau chân bể để giữ nhiệt:




Đậy nắp:




Quây phần chân không ốp gỗ được: (ngoài ra còn đậy cả bể lọc)



Tiếp theo là vụ ốp xốp giữ nhiệt, ngoài việc ốp cạnh bể bằng xốp, nắp dán nilon như chỉ dẫn anh Lance Amstrong em còn làm 4 tấm xốp có thể gấp lại để ốp mặt trước buổi đêm và lúc đi làm (được cái xốp trắng che kín coi như cá được nuôi trong thùng composite)



Cá đi ngủ.



Đầu tiên bể em đáy đen, dùng 10 bóng 1,2m + 2 bóng thủy sinh mà vẫn tối om.



Được anh Cường Jinpinmei mách bảo, em trải tấm nhựa trắng xuống dưới bể sáng rực chỉ cần 4 bóng 1,2m:




Bể cập nhật ngày 10/01/2010



Vật liệu lọc chủ yếu là Bông, nham thạch, 1 ít bóng nhựa, 2kg BH, trải đáy bùi nhùi, ngăn cuối nuôi cây ráy:



Cập nhật ngày 22/02/2010:

Thông tin về giá treo đèn và lưới đậy bể cá Rồng


Giá treo đèn:



Lưới đậy bể:



Chưa quây phần nắp nên chỉ trùm chăn giữ nhiệt:



Nắp được thiết kế lại:




Lọc cát chế từ bình nhựa 20 lít:


Update 01/05/2010: Thiết kế phần lọc KHÔ (DRY):



- Phần khô sẽ được tận dụng không gian TRÊN MẶT NƯỚC của ngăn lọc cuối sát khoang bơm. (thể tích D43cm x R 28cm x C 25cm là tới mép kính)
- Vật liệu: 5 kg BH
- Bên dưới BH là mặt nước tràn sẽ để tấm vỉ nhựa để không hạn chế dòng chảy của bể lọc.
- Trên bề mặt sẽ là 1 khay nhựa kích thước đúng bằng bề mặt khoang lọc 43cm x 28cm thành cao 5cm. Khay này được khoan nhiều lỗ nhỏ sao cho nước từ đường hút mặt xuống sẽ luôn dâng 1->2cm trong khay như vậy nước sẽ phân bố cho toàn bộ các lỗ nhỏ tạo dàn mưa bên dưới. Trong khay cũng đặt vỉ nhựa cho thoát nước nhanh và có vài lớp bông lọc bên trên. (khay này có RÃNH THOÁT HIỂM, nếu nước cao quá sẽ tràn vào bể lọc)
- Nước là lấy từ đường hút mặt xuống, chia làm 2 đường xả tạo sự phân bố nước đều trên khay nhựa.
- Vận hành: như vậy nước từ hút mặt sẽ được qua dàn tạo mưa (khay nhựa đục lỗ) qua BH (ngăn D43cm R28cm C25cm) rồi xuống bên ngăn lọc bên dưới là Nham Thạch.

Máng nhựa đục lỗ kích thước vừa lọt ngăn cuối.(mua ở phố Phùng Hưng)



Tổng thể ngăn cuối:



Cận cảnh dàn mưa



 

Các chủ đề có liên quan khác

Top