masterwildghost

New Member
Cho mình hỏi:
Trường hợp công ty lỗ nhiều ảnh hưởng đến hoạt động liên tục, thì vần đề này được trình bày trên đoạn lưu ý hay giới hạn kiểm toán, vì có nhiều người làm theo các cách khác nhau. nếu giới hạn thì không biết có hoạt động hay không, thì ý kiến cuối cùng là chấp nhận từng phần hay từ chối vì không xác định được mức độ ảnh hưởng. nếu giới hạn vậy thì báo cáo phải lập trên một giả định nào? Và hiện nay ở các công ty thưởng xử lý vấn đề này như thế nào? Xin trân trọng cảm ơn!
 

caheo_tinhyeu

New Member
Trả lời:

Đoạn 30 và 31 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 570 về Hoạt động liên tục quy định:

“30. Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải dựa vào những bằng chứng kiểm toán thu thập được để đánh giá xem có tồn tại yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan đến từng sự kiện và điều kiện riêng rẽ hay kết hợp với nhau gây ra  nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán.

31. Yếu tố không chắc chắn trọng yếu tồn tại khi kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng mức độ ảnh hưởng tiềm tàng của nó cần được thuyết minh rõ ràng về bản chất cũng như các ảnh hưởng của chúng nếu không việc trình bày báo cáo tài chính sẽ bị sai lệch.”

Trong trường hợp bạn nêu, khi kiểm toán Báo cáo tài chính của doanh nghiệp thấy doanh nghiệp bị lỗ nhiều (lỗ liên tục lũy kế lớn) thì sẽ dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị. Theo đoạn 27 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 570 về Hoạt động liên tục, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung.

Sau khi thực hiện xong các thủ tục kiểm toán bổ sung, xảy ra 2 trường hợp sau:

TH1: KTV thấy rằng giả định về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán là phù hợp và có tồn tại yếu tố không chắc chắn trọng yếu.

TH2: KTV thấy rằng giả định về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán là không phù hợp.

Đối với TH1, doanh nghiệp bị lỗ lớn có thể dẫn đến doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán công nợ phải trả. Việc doanh nghiệp có thể bị mất khả năng thanh toán công nợ phải trả là yếu tố không chắc chắn trọng yếu trong khi giả định hoạt động liên tục vẫn phù hợp với doanh nghiệp.Theo quy định tại đoạn 33, 34, 35 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 570 thì KTV và công ty kiểm toán cần:

1, Đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần nhưng có đoạn nhấn mạnh sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan tới các sự kiện hay điều kiện gây ra sự nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị và đồng thời lưu ý người đọc tới thuyết minh trong báo cáo tài chính nếu trong báo cáo tài chính đơn vị đã trình bày đầy đủ về sự tồn tại yếu tố không chắc chắn trọng yếu nêu trên.

2, Đưa ra ý kiến ngoại trừ khi các yếu tố không chắc chắn trọng yếu không được trình bày đầy đủ trong báo cáo tài chính.

3, Đưa ra ý kiến trái ngược khi các yếu tố không chắc chắn trọng yếu không được trình bày trong báo cáo tài chính.

Đối với TH2, theo quy định tại đoạn 36, 37 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 570 thì KTV và công ty kiểm toán:

1, Đưa ra ý kiến trái ngược nếu theo đánh giá của KTV và công ty kiểm toán, đơn vị được kiểm toán chắc chắn không thể tiếp tục hoạt động được nữa nhưng BCTC vẫn được lập trên giả định hoạt động liên tục

2, Đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần nếu Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán đã kết luận và trình bày đầy đủ trong BCTC rằng giả định hoạt động liên tục sử dụng khi lập và trình bày BCTC của đơn vị được kiểm toán là không phù hợp và BCTC cần được lập trên một cơ sở thay thế có căn cứ (ví dụ: cơ sở thanh lý).

Như vậy, bạn có thể nghiên cứu kỹ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 570 về Hoạt động liên tục đã được ban hành theo Quyết định số 195/2003/QĐ-BTC ngày 28/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố sáu chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (đợt 5) để có thể đưa ra hướng xử lý phù hợp đối với trường hợp bạn đã nêu.

HV
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản trị rủi ro trong quá trình thực hiên hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Nhật Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo tiếp cận hợp tác ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phù Ninh - Phú Thọ Luận văn Sư phạm 0
T Nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Châu á ở Công ty xuất n Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ tại Công ty Gốm và Xây dựng Hợp Thịnh- Vĩnh Phúc Khoa học Tự nhiên 0
G Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý phù hợp phục vụ công tác bảo vệ môi trường hướng đến phát triển b Khoa học Tự nhiên 0
T Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ ở Công ty Gốm và Xây dựng Hợp Thịnh - Vĩnh Phúc Công nghệ thông tin 0
P Hoàn thiện chiến lược Marketing thâm nhập thị trường than Nhật Bản tại công ty xuất nhập khẩu và hợp Luận văn Kinh tế 0
L Thực trạng thị trường xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Luận văn Kinh tế 0
V Chiến lược phát triển thị trường bia của công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
S Đổi mới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại trong quá trình hội nhập – Trường hợp của công ty thương mại SaNa Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top