daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................ 3
4. Giả thuyết khoa học.................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4
6. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5
8. Cấu trúc luận văn........................................................................................ 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
LỚP THEO TIẾP CẬN HỢP TÁC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ....... 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.................................................................. 7
1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................... 7
1.1.2. Ở Việt Nam .......................................................................................... 8
1.2. Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến vấn đề nghiên cứu .......... 10
1.2.1. Quản lý............................................................................................... 10
1.2.2. Quản lý giáo dục................................................................................. 12
1.2.3. Quản lý nhà trường............................................................................. 13
1.2.4. Công tác chủ nhiệm lớp...................................................................... 14
1.2.5. Hợp tác............................................................................................... 15
1.2.6. Quản lí công tác chủ nhiệm lớp .......................................................... 15
1.2.7. Quản lí công tác chủ nhiệm lớp theo tiếp cận hợp tác. ........................ 17
1.3. Lý luận về công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS theo tiếp cận hợp tác...... 19
1.3.1. Vị trí, nhiệm vụ của trường THCS...................................................... 19
1.3.2. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm lớp và việc
hợp tác trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS.................................. 19
1.3.3. Mục tiêu của quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo tiếp cận hợp tác ở
trường THCS................................................................................................ 26
1.3.4. Nội dung công tác chủ nhiệm lớp theo tiếp cận hợp tác ở
trường THCS................................................................................................ 28
1.3.5. Đối tượng hợp tác và cách thức hợp tác trong công tác chủ nhiệm lớp ở
trường THCS................................................................................................ 35
1.4. Nội dung quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo tiếp cận hợp tác ............ 41
1.4.1. Lập kế hoạch quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo tiếp cận hợp tác. .......... 41
1.4.2. Tổ chức các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường tham gia vào
công tác CNL. .............................................................................................. 41
1.4.3. Quản lý hoạt động hợp tác của GVCN với các lực lượng giáo dục trong
công tác chủ nhiệm lớp................................................................................. 44
1.4.4. Giám sát, đánh giá hoạt động hợp tác giữa các lực lượng giáo dục trong
công tác CNL ............................................................................................... 45
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo tiếp
cận hợp tác ................................................................................................... 46
1.5.1.Tình hình kinh tế- xã hội địa phương ảnh hưởng đến quản lý công tác
CNL theo tiếp cận hợp tác............................................................................ 46
1.5.2. Tác động của cha mẹ học sinh và Ban thay mặt cha mẹ học sinh đến
quản lý công tác CNL theo tiếp cận hợp tác ................................................. 47
1.5.3. Tác động của Ban giám hiệu đến quản lý công tác CNL theo tiếp cận
hợp tác.......................................................................................................... 47
1.5.4. Tác động của GVCN đến quản lý công tác CNL theo tiếp cận hợp tác48
1.5.5. Tác động của GVBM và nhân viên nhà trường đến quản lý công tác
CNL theo tiếp cận hợp tác............................................................................ 49
1.5.6. Tác động của HS đến quản lý công tác CNL theo tiếp cận hợp tác............. 49
Kết luận chương 1 ........................................................................................ 49
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ........ 51
LỚP THEO TIẾP CẬN HỢP TÁC Ở CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ.............................................. 51
2.1. Khái quát về giáo dục huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ............................ 51
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ ............ 51
2.1.2. Một số nét về tình hình phát triển giáo dục của huyện Phù Ninh. ............... 52
2.2. Tổ chức nghiên cứu khảo sát thực trạng ................................................ 54
2.2.1. Mục đích khảo sát............................................................................... 54
2.2.2. Quy mô khảo sát................................................................................. 54
2.2.3. Thời gian khảo sát .............................................................................. 54
2.2.4. Nội dung khảo sát............................................................................... 54
2.2.5. Phương pháp khảo sát......................................................................... 54
2.2.6. Đối tượng khảo sát: ............................................................................ 55
2.3. Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo tiếp cận hợp tác ở trường
THCS trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ ....................................... 55
2.3.1. Thực trạng nhận thức của các lực lượng giáo dục và HS về công tác chủ
nhiệm lớp theo tiếp cận hợp tác.................................................................... 55
2.3.2. Thực trạng về thực hiện các nội dung hợp tác trong công tác CNL theo
tiếp cận hợp tác ............................................................................................ 63
2.3.3. Thực trạng về thực hiện các biện pháp quản lí công tác CNL theo tiếp
cận hợp tác ................................................................................................... 78
2.3.4. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý công tác chủ nhiệm lớp
theo tiếp cận hợp tác..................................................................................... 84
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo tiếp cận hợp tác
ở trường THCS trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ......................... 92
2.4.1. Ưu điểm: ............................................................................................ 92
2.4.2. Những hạn chế.................................................................................... 93
Kết luận chương 2 ........................................................................................ 94
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
LỚP THEO TIẾP CẬN HỢP TÁC Ở CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ.............................................. 96
3.1. Các nguyên tắc khi xây dựng các biện pháp .......................................... 96
3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa.......................................................................... 96
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn ....................................................................... 96
3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ ........................................................................ 96
3.2. Các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo tiếp cận hợp tác ở các
trường THCS huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ ............................................... 97
3.2.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao năng lực hợp tác cho GVCNL và các
lực lượng giáo dục trong nhà trường ............................................................ 97
3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp theo tiếp cận
hợp tác........................................................................................................ 101
3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác chủ nhiệm lớp theo
tiếp cận hợp tác. ......................................................................................... 105
3.2.4. Biện pháp 4: Kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp theo tiếp cận
hợp tác........................................................................................................ 107
3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa GVCNL với các lực
lượng GD trong và ngoài nhà trường.......................................................... 110
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .......................................................... 113
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp..................... 114
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ..................................................................... 114
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ..................................................................... 114
3.4.3. Mẫu khách thể khảo nghiệm............................................................. 115
3.4.4. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả.................................................... 115
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm........................................................................ 116
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Để đáp ứng và theo kịp sự phát triển của xã hội, trong những năm
qua, GD của nước ta đang từng bước tiến hành đổi mới một cách sâu sắc và
toàn diện. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định mục tiêu của GD phổ thông trong
giai đoạn tới là: “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất,
năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề
nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng GD toàn diện, chú trọng GD lý tưởng,
truyền thống, đạo đức, lối sống,…”[16] . Lí luận và thực tế cho thấy, công tác
CNL góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
HS. Vì vậy, ở nhà trường phổ thông công tác chủ nhiệm lớp (CNL) có vai trò
quan trọng ngang với công tác giảng dạy. Trong xu thế đổi mới giáo dục
hướng tới phát triển năng lực người học hiện nay, công tác CNL cũng là một
trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của công cuộc đổi mới
“Cơ bản và toàn diện” của giáo dục Việt Nam.
1.2. Ở bậc trung học cơ sở, người giáo viên chủ nhiệm lớp (GVCNL)
có vai trò hết sức quan trọng trong nhà trường. Có thể nói GVCNL là “đại
diện của Hiệu trưởng” trong tập thể lớp mình phụ trách. Người GVCNL
chiếm vị trí trung tâm, trụ cột trong quá trình giáo dục HS, là linh hồn của lớp
học, là người tổ chức, QL trực tiếp và sâu sát nhất về mọi mặt đối với HS, là
người cố vấn đáng tin cậy, dẫn dắt, định hướng, giúp HS biết vươn lên, tự
hoàn thiện và phát triển nhân cách. Dưới sự dìu dắt của GVCNL, HS đoàn kết
với bạn bè như anh em, lớp học trở thành tập thể vững mạnh.
1.3. GVCNL có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn
diện của từng HS và tập thể HS trong lớp mình phụ trách. Tuy nhiên, việc
giáo dục HS có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự chung sức
của các lực lượng giáo dục khác như: cha mẹ HS, GV bộ môn, cán bộ phụ
trách đoàn đội, tổ trưởng dân phố/trưởng thôn, cơ quan công an, các đoàn thể
chính trị xã hội,… và đặc biệt là sự hợp tác của chính HS. Vì vậy, đổi mới
công tác chủ nhiệm lớp theo hướng tiếp cận hợp tác là yêu cầu tất yếu ở các
trường phổ thông nói chung, các trường THCS nói riêng.
1.4. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của
công tác chủ nhiệm lớp theo hướng tiếp cận hợp tác, Công văn số
4718/BGDĐT-GDTrH, ngày 11 tháng 8 năm 2010 về việc hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ GD trung học năm học 2010-2011 Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo:
“Tăng cường vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục
đạo đức, hướng nghiệp, giáo dục giá trị và kỹ năng sống, tư vấn học đường…
cho học sinh; thiết lập và duy trì có hiệu quả mối quan hệ giữa giáo viên chủ
nhiệm lớp với giáo viên bộ môn, các đoàn thể xã hội và gia đình học sinh
trong việc phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, nắm chắc tình
hình, khắc phục nguyên nhân học sinh bỏ học; giáo dục toàn diện cho học
sinh... " [7] ; trong Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ
thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGĐT
ngày 28/3/2011 Bộ GD-ĐT cũng đã quy định nhiệm vụ và quyền của giáo
viên chủ nhiệm lớp [5].
Công văn số: 4325/BGDĐT-GDTrH, ngày 01 tháng 09 năm 2016 của
Bộ GD&ĐT đã yêu cầu: “ Các sở GDĐT tổ chức tốt việc tập huấn tại địa
phương về… công tác giáo viên chủ nhiệm lớp;...” [8].
1.5. Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Phú Thọ, những
năm học vừa qua các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phù Ninh,
tỉnh Phú Thọ đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp
nhằm xây dựng và duy trì nền nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả
giáo dục toàn diện học sinh trên cơ sở phối hợp với các lực lượng trong và
ngoài nhà trường. Tuy nhiên trong quá trình quản lý vẫn bộc lộ những hạn
chế nhất định, khá nhiều cán bộ quản lý giáo dục nhà trường mới chỉ chủ yếu
dựa vào kinh nghiệm của bản thân và cũng không ít cán bộ còn lúng túng
trong việc quản lý. Họ giao quyền tự chủ cho GVCNL song chưa có sự kiểm
tra, giám sát thường xuyên. Việc chỉ đạo công tác phối hợp các lực lượng giáo
dục trong giáo dục học sinh chưa đồng bộ nên công tác chủ nhiệm lớp nên
chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở lí
luận và thực trạng hoạt động quản lý công tác chủ nhiêm lớp theo tiếp cận
hợp tác để từ đó đề ra những biện pháp đồng bộ, có tính khả thi, góp phần
nâng cao chất lượng công tác CNL trong các trường THCS của huyện Phù
Ninh, tỉnh Phú Thọ là vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu. Tuy nhiên,
chúng tui chưa tìm thấy nghiên cứu nào về vấn đề này tại địa phương.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tui chọn đề tài: “Quản lý công tác
chủ nhiệm lớp theo tiếp cận hợp tác ở các trường THCS trên địa bàn huyện
Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” làm vấn đề nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp cao
học chuyên ngành Quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý công
tác chủ nhiệm lớp theo tiếp cận hợp tác ở các trường THCS trên địa bàn để đề
xuất biện pháp quản lý, góp phần nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp
ở các trường THCS huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo tiếp cận hợp tác ở trường phổ thông.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp theo tiếp cận hợp tác ở các
trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
4. Giả thuyết khoa học
Hiệu quả của công tác CNL ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phù
Ninh, tỉnh Phú Thọ chưa cao, một trong những nguyên nhân là cán bộ QL chưa
tìm được các biện pháp QL công tác CNL một cách hiệu quả. Nếu đánh giá
đúng thực trạng QL công tác CNL theo tiếp cận hợp tác ở các trường THCS
trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ hiện nay và đề xuất được các biện
pháp QL một cách khoa học, phù hợp với thực tế GD của địa phương thì sẽ góp
phần nâng cao chất lượng công tác CNL nói riêng và công tác GD toàn diện
HS nói chung.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra như trên, đề tài sẽ tập trung vào
các nhiệm vụ sau:
5.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về QL công tác CNL theo tiếp
cận hợp tác ở trường THCS.
5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng QL công tác CNL theo tiếp
cận hợp tác ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
5.3. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp QL công tác
CNL theo tiếp cận hợp tác ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phù Ninh,
tỉnh Phú Thọ.
5.4. Khảo nghiệm một số biện pháp QL của Ban giám hiệu đối với công
tác CNL theo tiếp cận hợp tác ở các trường THCS đã đề xuất.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu một số biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm lớp
theo tiếp cận hợp tác ở trường THCS trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú
Thọ trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lí luận và kết quả khảo sát tại 3 trường trên
địa bàn: Trường THCS Phú Nham, Trường THCS Gia Thanh, Trường THCS
An Đạo.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
LỚP THEO TIẾP CẬN HỢP TÁC Ở CÁC TRƯỜNG THCS
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Các nguyên tắc khi xây dựng các biện pháp
3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa
Việc xây dựng các biện pháp QL đảm bảo được tính kế thừa sẽ tránh
được tình trạng phủ định toàn bộ các biện pháp cũ và tạo ra các biện pháp mới
hoàn toàn mà không dựa trên thực tiễn biện pháp cũ đã và đang được thực hiện.
Khi đề xuất biện pháp QL, người nghiên cứu cần xác định được
những điểm mới, biện pháp QL mới trên cơ sở nền tảng của biện pháp QL cũ
đang tiến hành để phát huy các ưu điểm, khắc phục các hạn chế. Do đó, các
biện pháp QL công tác CNL theo tiếp cận hợp tác được đề xuất sẽ phải kế
thừa mặt ưu điểm của các biện pháp đã và đang thực hiện.
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn
Khi đề xuất các biện pháp QL công tác CNL theo tiếp cận hợp tác,
người nghiên cứu phải căn cứ vào thực tiễn hoạt động CNL theo tiếp cận hợp
tác và QL công tác CNL theo tiếp cận hợp tác ở các trường THCS trên địa
bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ với những vấn đề cấp thiết đang đặt ra.
Đồng thời, các biện pháp QL công tác CNL theo tiếp cận hợp tác được đề
xuất phải đáp ứng được các yêu cầu đang đặt ra trong thực tiễn QL công tác
chủ nhiệm, điều kiện thực tế của đội ngũ GVCNL và tình hình HS ở địa phương.
3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ
Yêu cầu này xuất phát từ bản chất của quá trình quản lí ở nhà trường
phổ thông. Để đảm bảo thực hiện đồng bộ các biện pháp mà đề tài đề xuất,
chúng ta cần đặt chúng trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, không thể
tách rời một yếu tố nào trong hoạt động quản lí. Chỉ khi thực hiện đồng bộ
các biện pháp QL công tác CNL theo tiếp cận hợp tác trong các trường THCS
trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ mới phát huy được thế mạnh của
từng biện pháp. Vì vậy, người nghiên cứu cần xem xét toàn bộ những
yếu tố có thể ảnh hưởng đến các biện pháp, mối quan hệ giữa những yếu tố
này khi tác động đến quá trình thực thi các biện pháp; cách thức tiến hành,
điều kiện thực hiện từng biện pháp,... sao cho nhịp nhàng, ăn khớp với nhau
để nâng cao chất lượng công tác CNL.
3.2. Các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo tiếp cận hợp tác
ở các trường THCS huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
3.2.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao năng lực hợp tác cho
GVCNL và các lực lượng giáo dục trong nhà trường
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Thực hiện biện pháp này, đội ngũ GVCNL của nhà trường sẽ:
- Có nhận thức đầy đủ, rõ hơn về mục đích, nhiệm vụ, cách thức hợp
tác với HS và các lực lượng giáo dục có liên quan trong việc quản lí, giáo dục HS.
- Có kĩ năng hợp tác khi thực hiện công tác CNL.
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện
Ở trường phổ thông, GVCNL có trách nhiệm quản lý, điều hành mọi
hoạt động của tập thể lớp và có tác động lớn đến sự phát triển nhân cách của
mỗi học sinh trong tập thể đó. Tuy nhiên, sự thành công của một tập thể lớp
do nhiều yếu tố tạo thành: Sự nỗ lực của mỗi HS và tập thể HS, sự tham gia
quản lí, giáo dục của GVBM, cán bộ nhân viên nhà trường, tổ chức Đoàn –
Đội, các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường – đặc biệt là CMHS. Vì vậy,
việc nâng cao năng lực hợp tác cho GVCNL với các lực lượng giáo dục khác
của hiệu trưởng là yếu tố hết sức quan trọng quyết định sự thành công của
công tác CNL trong nhà trường. Muốn làm tốt công việc này, người hiệu
trường cần:
a) Tổ chức bồi dưỡng cho GVCNL và các lực lượng giáo dục trong nhà
trường các kĩ năng cần thiết cho công tác CNL theo tiếp cận hợp tác như: Kĩ
năng tự nhận thức, xác định giá trị, giao tiếp, hợp tác, thể hiện sự cảm thông,
đảm nhận trách nhiệm, ra quyết định, giải quyết mâu thuẫn, giải quyết vấn
đề,... bằng cách:
+ Cử CBQL hay GV tham gia lớp tập huấn về kĩ năng sống của Bộ
GD&ĐT hay địa phương,… sau đó về tập huấn cho đồng nghiệp; hay giao
nhiệm vụ cho 1 CBQL hay GV đã tham gia lớp tập huấn về kĩ năng sống của
Bộ GD&ĐT những năm trước nghiên cứu lại tài liệu đã được phát trong
những năm trước, tham khảo thêm một số tài liệu mới để tập huấn lại tại nhà trường.
+ Động viên, khuyến khích cán bộ, GV tự học tự nghiên cứu và trải
nghiệm để có được các kĩ năng cần thiết để hợp tác tốt trong lĩnh vực công tác CNL.
+ Chỉ đạo và định hướng cho GVCNL tổ chức chuyên đề giáo dục kĩ
năng giao tiếp, hợp tác, thể hiện sự cảm thông, giải quyết vấn đề,... cho HS
qua một số tiết sinh hoạt lớp và hướng dẫn HS xây dựng tập thể HS tự quản.
Từ đó, các em có khả năng hợp tác tốt với bạn bè trong lớp, trong trường, với
GVCNL, GVBM, cán bộ, nhân viên nhà trường,…
b) Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng cách thức hợp tác cho GVCNL với
các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cho GVCNL thông qua
hình thức thảo luận - tập huấn, sinh hoạt chuyên đề tại nhà trường với các nội
dung sau:
* GVCNL hợp tác với giáo viên bộ môn để quản lí, giáo dục học sinh:
+ GVCNL cùng các GVBM thống nhất yêu cầu giáo dục đối với học
sinh nhằm định hướng cho các tác động sư phạm của tất cả giáo viên, tạo ra
sức mạnh tổng hợp để thực hiện mục đích giáo dục.
+ GVCNL chủ động phối hợp với các GVBM bằng cách thường xuyên
theo dõi thái độ và kết quả học tập từng môn học của học sinh; thăm dò
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top