daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


I. Giới thiệu về KCN Lê Minh Xuân 1

1, Thông tin chung 1

a, Chủ đầu tư 1

b, Lịch sử thành lập và phát triển 1

c, Cơ sở pháp lý 3

2, Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 4

a, Điều kiện tự nhiên 4

b, Điều kiện kinh tế - xã hội 5

II. Hiện trạng quản lý nước thải trong KCN 7

1. Hệ thống thoát nước và tình hình hoạt động của nhà máy xử lý nước thải 7

a, Hệ thống thoát nước 7

b, Tình hình hoạt động của nhà máy XLNT trong KCN 8

2. Lưu lượng và tính chất dòng thải 9

III. Các nguồn phát sinh nước thải 10

IV. Nội dung hệ thống quản lý nước thải KCN LMX 11

1. Mục tiêu 11

2. Các công cụ sử dụng 11

3. Hướng giải quyết chung cho các vấn đề trong hệ thống quản lý nước thải

của KCN hiện nay 11

4. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý nước thải KCN LMX 12

a, Sắp xếp vấn đề ưu tiên trong hệ thống quản lý nước thải KCN 12

b, Nội dung, phương hướng 13

V. Kết luận và kiến nghị 18

VI. Một số hình ảnh về hệ thống XLNT của KCN 20


I, Giới thiệu chung về KCN Lê Minh Xuân:
1. Thông tin chung
- Chủ đầu tư
- Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Bình Chánh (BCCI)
- Địa chỉ: 260/4 Kinh Dương Vương (93/8B Hùng Vương ), Thị trấn An Lạc, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại : 8753021-8760315-7670562
- Fax : 84.8.8753552
- Email: bcci @ hcm.vnn.vn.
Lịch sử thành lập và phát triển của KCN Lê Minh Xuân

Hình 1. Khu công nghiệp Lê Minh Xuân.

Thực hiện chủ trương của Thành Phố về chương trình cải tạo và chỉnh trang đô thị, Công Ty cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Bình Chánh đã xây dựng và phát triển Khu Công Nghiệp Lê Minh Xuân nhằm tiếp nhận từ các quận nội thành các cơ sở sản xuất thuộc các ngành ô nhiễm: Dệt, nhuộm, xi mạ, thuốc bảo vệ thực vật, ...
Do KCN tiếp nhận các ngành ô nhiễm nên trong quá trình sản xuất và chế biến, các cơ sở sản xuất đã xả ra một lượng nước thải có chứa hóa chất độc hại và các chất ô nhiễm rất cao. Nếu không được xử lý đúng mức, lượng nước thải đó sẽ tác động không tốt đến môi trường sinh thái và sức khỏe dân cư, đặc biệt là thấm lọc xuống tầng nước ngầm.
Do đó việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung cho Khu công nghiệp Lê Minh Xuân là rất cần thiết nhằm mục đích xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại B của Việt Nam trước khi xả vào hệ thống kênh rạch.Nhà máy xử lý nước thải tập trung Khu Công Nghiệp Lê Minh Xuân, do công ty công nghệ Quốc Tế Chi Mei (CMIT) thiết kế và thi công…trên cơ sở “chìa khóa trao tay”, được xây dựng tại đường số 11 – Khu Công Nghiệp Lê Minh Xuân với tổng vốn đầu tư khoảng 10 tỷ đồng.

Mục tiêu thành lập
Xây dựng một Khu công nghiệp tập trung dành cho một số ngành công nghiệp có thể gây ô nhiễm theo tiêu chuẩn và quy phạm của Nhà nước.
Xác định vị trí của Khu công nghiệp Lê Minh Xuân trong cơ cấu tổng thể của Thành phố và quy hoạch tập trung huyện Bình Chánh đến năm 2020.
Tập trung được các xí nghiệp công nghiệp, nhà máy như: Cơ khí khuôn mẫu, may, gia công, hàng gia dụng và thiết bị điện có chung một loại hình sản xuất có ô nhiễm chất thải về: khói, bụi, tiếng ồn, nước thải… gồm các xí nghiệp công nghiệp mới sẽ đầu tư xây dựng và các cơ sở công nghiệp được di dời từ khu vực nội thành.
Tính chất,chức năng
Là Khu công nghiệp tập trung với loại hình công nghiệp ô nhiễm không khí(khói, bụi) và tiếng ồn nhưng không có gây ô nhiễm nguồn nước. Mức độ ô nhiễm phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước.
Lợi ích của việc thành lập KCN Lê Minh Xuân
Hình thành một Khu công nghiệp tập trung, di chuyển những nhà máy, xí
nghiệp gây ô nhiễm khói, bụi, và tiếng ồn trong các khu dân cư nội thành ra Khu công nghiệp tập trung. Bên cạnh đó, dự án còn mang lại:
- Các khoản thuế hàng năm phải nộp cho Chính phủ.
- Tạo công ăn việc làm cho dân cư trong vùng và các vùng lân cận.
- Thực hiện kế hoạch phát triển đô thị của Thành phố.
- Góp phần thực hiện công tác phân vùng phát triển, thực hiện chiến lược quản lý và khống chế ô nhiễm môi trường của Thành phố.
- Góp phần tăng tốc độ và quy mô phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực.
- Góp phần làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất theo hướng tích cực từ sản xuất nông nghiệp năng suất thấp sang sản xuất công nghiệp – dịch vụ và qua đó làm tăng giá trị sử dụng đất.
Thời gian hoạt động: 50 năm bắt đầu từ năm 1997.

Hình 2. Ban quản lý Khu công nghiệp Lê Minh Xuân.
Cơ sở pháp lý
Thực hiện chính sách Công nghiệp hóa và hiện đại hóa của nhà nước đưa đất nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng thoát khỏi cùng kiệt nàn lạc hậu, kém phát triển và đến năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp. Hiện nay, chính phủ đang khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển hạ tầng, biến các vùng đất nông nghiệp có năng suất thấp thành các khu công nghiệp tập trung theo ngành và lĩnh vực ưu tiên. Kết hợp việc di dời các xí nghiệp xen lẫn trong dân cư ra nơi qui định với việc đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, bảo đảm phát triển bền vững và để cho các nhà đầu tư thuê lại đất xây dựng xí nghiệp, sản xuất tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Khu Công Nghiệp Lê Minh Xuân được thành lập trên cơ sở:
- Quyết định 630/TTg của thủ tướng chính phủ ngày 8/8/1997 về việc thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh .
- Quyết định số 4990/QĐ – UB – KT ngày 28/10/1996 của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh v/v duyệt qui hoạch chi tiết Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh.
- Quyết định số 2033/QĐ – UB – KT ngày 17/04/1996 của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh v/v giao chức năng đầu tư xây dựng và kinh doanh công trình cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (Bình Chánh) cho công ty Đầu Tư Xây Dựng Bình Chánh.
- Quyết định số 291/QĐ.BCCI.NS ngày 13/07/2000 của Hội Đồng Quản Trị Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Bình Chánh về việc thành lập chi nhánh Khu công nghiệp Lê Minh Xuân.
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0300519CN41 (đăng ký lần đầu, ngày 19/05/2000, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 17/07/2002) do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
- Căn cứ quyết định số 241/QĐ-BQL-KCN ngày 26/12/2000 của Ban quản lý các Khu chế xuất và Khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh về việc phê duyệt thiết kế kỹ thuật công trình Nhà máy xử lý nước thải tập trung.
- Căn cứ văn bản số 1614/ SKHCN-MT cấp ngày 27/09/2002 về việc nghiệm thu môi trường công trình trạm xử lý nước thải Khu công nghiệp Lê Minh Xuân.
- Quyết định số 458/QĐ-UBMT ngày 07/11/1996 của Ủy Ban Môi Trường Thành Phố về việc phê chuẩn đánh giá tác động môi trường Dự án KCN Lê Minh Xuân.
2. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế-xã hội:
a, Điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý của KCN Lê Minh Xuân:
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân nằm ở vị trí phía Tây Nam của cửa ngõ của thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn hai xã Tân Nhật và Lê Minh Xuân Huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh, là đầu mối quan trọng của các tỉnh Miền Tây và Đông Nam Bộ.
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân cách trung tâm thành phố khoảng 18 km, cách khu dân cư tập trung khoảng 8 km, cách quốc lộ 1A 6 km và tỉnh lộ 10 cùng vệt dân cư hiện hữu (dọc tỉnh lộ 10) khoảng 3 km cách sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn 18 km, nằm trên tuyến đường Trần Đại Nghĩa Huyện Bình Chánh. Giới hạn khu đất xây dựng như sau:
- Phía Đông giáp tuyến đường số 10 (đường nội bộ của Khu công nghiệp)- ranh giới tiếp với khu đất thuộc nông trường Lê Minh Xuân.
- Phía Tây giáp với tuyến đường số 8 (Đường Láng Le - Bầu Cò) , là đường nội bộ của Khu công nghiệp thông qua dãy cây xanh cách ly quanh nhà máy.
- Phía Nam giáp với tuyến kênh số 8.
- Phía Bắc giáp với một phần tuyến đường số 9, giáp kênh số 6.
- Địa chỉ : Khu Công Nghiệp Lê Minh Xuân A6/177B Đường Trần Đại Nghĩa, xã

SXSH mang lại lợi ích về nhiều mặt, không chỉ cho xã hội, môi trường mà còn cho cả bản thân doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tiến hành thực tế của biện pháp này đòi hỏi kiến thức về quá trình sản xuất và sự hiểu biết đầy đủ về tình trạng nhà máy. Bên cạnh đó, Nhà nước cần hỗ trợ về mặt kinh phí, hay cho vay ưu đãi đối với những giải pháp xử lý môi trường trong các doanh nghiệp; mở rộng các lớp tập huấn về sản xuất sạch hơn.

Hướng tới thực hiện KCN Sinh thái
• Từ kinh nghiệm của các nước phát triển, có thể thấy rằng trong một giới hạn nhất định, mỗi giải pháp nói trên đều đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường song cũng có những hạn chế nhất định. Mặc dù sản xuất sạch hơn có thể khắc phục những nhược điểm của công nghệ xử lý cuối đường ống, nhưng các giải pháp sản xuất sạch hơn không phải luôn luôn khả thi để ứng dụng và đôi khi không thể xử lý hoàn toàn chất thải nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ xử lý cuối đường ống. Một cách tương tự, nếu chỉ áp dụng các phương án tái sinh và tái sử dụng chất thải khó có thể giải quyết triệt để chất thải đã phát sinh.
• Việc đề xuất xây dựng mô hình KCNST là một đòi hỏi cần thiết trước thực trạng ô nhiễm từ các KCN hiện nay. Mục đích của KCNST là xây dựng một hệ công nghiệp gồm nhiều nhà máy hoạt động độc lập nhưng có quan hệ cộng sinh nhằm giải quyết các chất thải gây ô nhiễm môi trường. Qua đó, các nhà máy trong KCNST vừa đạt được những lợi ích kinh tế, vừa đạt hiệu quả bảo vệ môi trường chung thông qua việc quản lý hiệu quả năng lượng, nước và nguyên liệu sử dụng.
• Đối với KCN hiện hữu chuyển sang KCNST cần đảm bảo những tiêu chí: xác định các chất thải chính của KCN và khả năng tái sử dụng các chất thải này, chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN nhằm đáp ứng các yêu cầu thu gom, xử lý nước thải tập trung…
• Đối với KCN mới phải đảm bảo các tiêu chí như định hướng về trao đổi chất thải, phù hợp về vị trí và quy mô đảm bảo không gây tác hại tới khu dân cư, phù hợp về hạ tầng cơ sở kỹ thuật. Chất thải công nghiệp phải được xử lý qua 2 cấp: xử lý trong khuôn viên cơ sở sản xuất và xử lý ở quy mô KCN…
Các báo cáo chính trong phương pháp luận xây dụng mô hình kỹ thuật KCNST tại Việt Nam được đề xuất như sau:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng công tác quản lý môi trường tại khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh thành phố Thái Bình Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững Khoa học Tự nhiên 0
D Quản lý môi trường và vai trò của nhà nước trong quản lý môi trường Khoa học Tự nhiên 0
D Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tích hợp hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe n Khoa học Tự nhiên 0
D ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI BÃI RÁC NAM SƠN, HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Luận văn Sư phạm 1
D Đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp quản lý tại khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bả Khoa học Tự nhiên 0
N Công tác đăng kí và quản lý đất đai tại Phòng Tài nguyên & Môi trường quận Tây Hồ Luận văn Kinh tế 0
T Hiệu quả ứng dụng hệ thống quản lý môi trường theo iso 14001 tại một số doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top