solitary_lonely

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, sự xuất hiện của hàng giả trên thị trƣờng
đã trở thành hiện tƣợng phổ biến và mang tính toàn cầu. Sản xuất và buôn bán
hàng giả là vấn nạn của xã hội. Đối với sản xuất và tiêu dùng nội địa, hàng giả
ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi và quyết tâm của các doanh nghiệp chân
chính muốn phát triển bằng con đƣờng cạnh tranh lành mạnh, ảnh hƣởng đến
sức khỏe, tính mạng của nhân dân và gây hoang mang trong dƣ luận xã hội.
Đối với quan hệ kinh tế - quốc tế, nạn hàng giả làm giảm sự hấp dẫn trong thu
hút đầu tƣ nƣớc ngoài, ảnh hƣởng đến tiến trình thực hiện các chế định kinh tế
quốc tế mà điển hình nhất là các quy định của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
(WTO). Theo báo cáo từ tổ chức Hải quan thế giới, cứ 10 sản phẩm lại có 1
sản phẩm bị làm giả.
Hòa chung với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, những năm qua kinh tế
nƣớc ta có những bƣớc phát triển đáng kể, an sinh xã hội đƣợc đảm bảo. Bên
cạnh đó, có một số vấn đề đáng quan ngại, trong đó dƣ luận bức xúc trƣớc
tình trạng hàng giả xuất hiện tràn lan trên thị trƣờng. Hàng giả phong phú về
chủng loại, đa dạng về mẫu mã và linh động về giá cả có mặt ở rất nhiều phân
khúc của thị trƣờng từ các phiên chợ ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn
đến các chợ, các siêu thị ở các đô thị lớn. Tình hình sản xuất, buôn bán hàng
giả cũng có chiều hƣớng gia tăng về số lƣợng, loại hàng hóa và có diễn biến
ngày càng phức tạp, đặc biệt trong điều kiện nƣớc ta có chung đƣờng biên
giới với Trung Quốc , "một phân xƣởng sản xuất của thế giới" và cũng là một
trung tâm sản xuất, phát luồng hàng giả.
Đấu tranh phòng, chống nạn hàng giả là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị và của toàn xã hội. Phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả đƣợc
thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó xử lý hình sự là một biện pháp hữu
hiệu, nghiêm khắc nhất để bảo vệ trật tự quản lý kinh tế, quyền lợi của ngƣời
tiêu dùng và các nhà sản xuất, phân phối chân chính. Xử lý hình sự đối với
hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định của Điều 156 Bộ luật hình
sự (BLHS) là một trong những nội dung quan trọng về phòng, chống sản xuất,
buôn bán hàng giả. Trong cuộc đấu tranh đó, pháp luật hình sự cùng với hoạt
động của các cơ quan bảo vệ pháp luật đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhận
thức đƣợc tầm quan trọng của công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm
sản xuất, buôn bán hàng giả các cơ quan bảo vệ pháp luật đã chủ động áp
dụng nhiều biện pháp, xử lý nghiêm những trƣờng hợp phạm tội sản xuất,
buôn bán hàng giả và đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, quá
trình áp dụng pháp luật về tội sản xuất, buôn bán hàng giả còn phát sinh một
số hạn chế bất cập: quy định của pháp luật có điểm chƣa phù hợp với thực
tiễn cuộc đấu tranh phòng chống hàng giả, thiếu tính thống nhất, đồng bộ
trong thi hành và áp dụng pháp luật; chƣa có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan bảo vệ pháp luật; biện pháp áp dụng của pháp luật chƣa triệt để,
nghiêm minh. Những hạn chế, bất cập ấy, đã ảnh hƣởng đến kết quả thi hành
pháp luật đối với tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả. Số vụ sản xuất buôn
bán hàng giả đƣợc phát hiện trong những năm trở lại đây lên đến con số hàng
nghìn, song số vụ đƣợc khởi tố, truy tố và đƣa ra xét xử là rất ít: Trong 05
năm (từ năm 2009 - đến năm 2013) ngành Tòa án đã xét xử sở thẩm 67 vụ, 94
bị can, trung bình mỗi năm xét xử 13,4 vụ, 18,8 bị can về tội sản xuất, buôn
bán hàng giả - một con số rất ít ỏi so với tình hình thực tế hiện nay. Vì vậy,
việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn của tội
sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả theo quy định tại Điều 156, BLHS năm
1999 để giúp nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống loại tội
phạm này là một nhu cầu thực tế và thiết thực.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong lĩnh vực nghiên cứu, ở mức độ khái quát tội sản xuất hàng giả,
buôn bán hàng giả đƣợc đề cập trong nhiều cuốn Bình luận khoa học BLHS
năm 1999 nhƣ: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (phần các tội phạm),
của tập thể tác giả TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, LS,Ths. Phạm
Thanh Bình, Ths. Nguyễn Đức Mai, Ths. Nguyễn Sỹ Đại, Ths. Nguyễn Mai
Bộ, Nxb Công an nhân dân, 2001; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Phần
các tội phạm, tập VI, do Ths. Đinh Văn Quế chủ biên, Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh, năm 2003; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam đã được sửa
đổi bổ sung năm 2009, do TS. Trần Minh Hƣởng chủ biên, Nxb Lao động,
2009; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 2, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội,
Nxb Công an nhân dân, 2012. Ở mức độ nghiên cứu chuyên sâu, tác giả Mai
Thị Lan đã nghiên cứu về tội phạm này trong Luận văn thạc sỹ với đề tài "Tội
sản xuất, buôn bán hàng giả theo pháp luật hình sự Việt Nam", năm 2008 tại
Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội.
Mặc dù, tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả đã đƣợc nghiên cứu cả
ở góc độ lý luận và thực tiễn tuy nhiên về thời điểm nghiên cứu, các công trình
nghiên cứu trên đây, đặc biệt là nghiên cứu của Thạc sỹ Mai Thị Lan đã đƣợc
thực hiện từ năm 2008, với bối cảnh và trực trạng áp dụng pháp luật đối với tội
sản xuất, buôn bán hàng giả năm 2008 và những năm trƣớc đó đến nay đã có
nhiều thay đổi. Nạn hàng giả vẫn tiếp diễn, gia tăng, diễn biến phức tạp với thủ
đoạn ngày càng tinh vi. Các vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về tội
sản xuất buôn bán hàng giả vẫn còn là vấn đề mang tính thời sự pháp luật, cần
đƣợc nghiên cứu cụ thể, đầy đủ và toàn diện, phục vụ công tác điều tra, truy tố,
xét xử và đấu tranh chống tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả ở nƣớc ta
hiện nay. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống
cả về lý luận và thực tiễn về tội phạm này sẽ đáp ứng đƣợc những đòi hỏi của
thực tiễn và yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống hàng giả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Làm rõ khái niệm, đặc điểm pháp lý, các vấn đề khác có liên quan,
kết quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả.
Trên cơ sở đó có thể để xuất một số kiến nghị hoàn thiện quy định của Điều
156 BLHS và một số giải pháp nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng
chống tội phạm này.
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tội sản xuất hàng giả, buôn bán
hàng giả, trong đó làm rõ khái niệm, đặc điểm của tội sản xuất, buôn bán hàng
giả, phân biệt tội phạm này với một số tội phạm khác có liên quan và với pháp
luật hình sự của một số nƣớc.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hình sự Việt
Nam hiện hành về tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả và thực tiễn áp
dụng các quy định này từ đó tìm ra những mặt đạt đƣợc và những hạn chế.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần bổ sung, hoàn thiện quy định về
tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả trong BLHS Việt Nam và nâng cao
hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm về hàng giả.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu sự hình thành và phát triển các quy
định về tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả trong luật hình sự Việt nam
từ trƣớc đến nay, các vấn đề liên quan đến việc định tội danh, trách nhiệm
hình sự và hình phạt đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định tại
Điều 156, BLHS năm 1999 cả ở góc độ lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật
trong phạm vi cả nƣớc, giai đoạn 2009-2013.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ
nghĩa Mác - Lê Nin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tử tƣởng Hồ
Chí Minh, tƣ tƣởng lãnh đạo, chỉ đạo cũng nhƣ chủ trƣơng của Đảng và Nhà
nƣớc ta về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội sản xuất hàng
giả, buôn bán hàng giả nói riêng.
Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử, thống kê, tổng
hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu, trao đổi với các chuyên gia, các nhà nghiên
cứu và khảo sát thực tiễn.
6. Ý nghĩa của luận văn
- Đề tài là công trình chuyên khảo có hệ thống ở cấp độ luận văn thạc
sĩ luật học nghiên cứu làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn về tội sản xuất
hàng giả, buôn bán hàng giả trong BLHS Việt Nam.
- Kết quả của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo, học tập, đồng
thời cung cấp cho cán bộ làm công tác thực tiễn những hƣớng dẫn, chỉ dẫn cụ
thể, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự trong giai đoạn
hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Những vấn đề chung về tội sản xuất hàng giả, buôn bán
hàng giả.
Chương 2: Các dấu hiệu pháp lý của tội sản xuất hàng giả, buôn bán
hàng giả theo Điều 156 Bộ luật hình sự hiện hành và thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và
nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử về tội sản xuất, buôn bán hàng giả
theo Điều 156 Bộ luật hình sự.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong Luật Hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên Luận văn Luật 2
F Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo pháp luật hình sự Việt Nam Luận văn Luật 2
C Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 156 Bộ luật hình sự lý luân và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 2
D Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội Luận văn Luật 0
D Đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự việt nam Luận văn Luật 0
D Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (điều 226b) Luận văn Luật 0
D Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Thăng Bình, thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp đấu tra Văn hóa, Xã hội 0
D Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Luận văn Luật 0
D TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Luận văn Luật 0
T Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật Hình sự Việt Nam - Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa Luận văn Luật 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top