Link tải miễn phí luận văn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: Cơ sở lí luận của DHDA
1.1. Các luận điểm phương pháp luận của DH khoa học
1.2. Cơ sở của các PPDH tích cực
1.2.1. Mối quan hệ giữa giáo dục và sự phát triển trí thông minh, óc sáng tạo
1.2.2. Lý thuyết phân loại và các trình độ nhận thức của Bloom
1.3. Dạy học dự án
1.3.1. Khái niệm dự án và dạy học dự án
1.3.2. Các đặc điểm của dạy học dự án
1.3.3. Các loại dự án học tập
1.3.4. Mục tiêu của DHDA
1.3.5. Ý nghĩa của DHDA
1.3.6. Vai trò của GV và HS trong DHDA
1.3.7. Các giai đoạn của DHDA
1.3.8. Đánh giá trong DHDA
1.3.9. Những thách thức của DHDA
Kết luận chương 1
Chương 2: Thiết kế tiến trình DHDA một sô kiến thức chương “chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” – SGK Vật lí 10 cb
2.1. Phân tích nội dung kiến thức chương
2.1.1. Kiến thức ở bậc THCS
2.1.2. Kiến thức ở lớp 10
2.2. Tình hình Dh ở trường phổ thông
2.2.1. Tình hình dạy của GV
2.2.2. Tình hình học của HS
2.3. Thiết kế một số dự án DH chương
2.3.1. Lí do tổ chức DHDA
2.3.2. Triển khai bài học thành dự án
2.3.3. Kế hoạch bài dạy
2.3.4. Soạn thảo những công cụ đánh giá
2.3.5. Thiết kế tài liệu hỗ trợ HS
Kết luận chương 2
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
3.1. Mục đích thực nghiệm
3.2. Đối tượng thực nghiệm
3.3. Thời gian thực nghiệm
3.4. Những thuận lợi và khó khăn gặp phải ki tiến hành thực nghiệm
3.4.1. Thuận lợi
3.4.2. Khó khăn
3.5. Phương pháp thực nghiệm
3.6. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm
3.7. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.7.1. Phân tích diễn biến thực nghiệm sư phạm
3.7.2. Sản phẩm của dự án
3.7.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
Kết luận chương 3
Kết luận
Tài liệu tham khảo.
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thế kỉ 21, thế kỉ mà tri thức và kĩ năng của con người là những yếu tố quyết định sự phát triển của XH. Trong XH tri thức, nền GD không chỉ trang bị cho HS những kiến thức mà nhân loại đã tích lũy được qua lịch sử mà còn phải bồi dưỡng cho họ chức năng động cá nhân, tư duy sáng tạo và năng lực thực hành giỏi. Trước tình hình đó, nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho nhà trường phổ thông là ngoài việc trang bị cho HS những kiến thức và kĩ năng tối thiểu, các môn học cần tạo ra cho HS một tiềm lực nhất định để khi tham gia vào lao động sản xuất hay nghiên cứu khoa học, họ có thể nhanh chóng thích ứng với những yêu cầu của XH. Tiềm lực đó chính là khả năng giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đặt ra, khả năng tự tìm ra những giải pháp mới. Tiềm lực đó nằm trong phương pháp tư duy và hành động một cách khoa học. PPDH truyền thống ở nhà trường phổ thông trong thời gian qua tuy đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng vẫn nặng về truyền thụ một chiều, GV giảng giải, minh họa, HS lắng nghe, ghi nhớ và bắt chước nên không còn đáp ứng được yêu cầu đào tạo con người trong thời kí công nghiệp hóa, toàn cầu hóa. “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều và rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”. [6]. Văn kiện Đại hội IX của Đảng cộng sản VN lại tiếp tục chỉ rõ phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong những năm tới: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lí giáo dục” [16].
Mục đích của quá trình đổi mới PPDH là tích cực hóa hoạt động của HS, tổ chức và hướng dẫn HS tự tìm hiểu, phát hiện, giải quyết vấn đề trên cơ sở tự giác, tự do tranh luận, đề xuất giải pháp, được tạo mọi khả năng và điều kiện để tích cực, chủ động trong các hoạt động nhận thức. GV đồng thời phải là người tổ chức, người hướng dẫn, người thực hiện và là nhà nghiên cứu.
Một trong những phương hướng đổi mới PPDH Vật lí ở trường phổ thông là nghiên cứu tổ chức quá trình DH theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ DH phức hợp gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả trong đó kết quả là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được – hay nói cách khác đó là kiểu tổ chức DHDA.
DHDA đã và đang được nghiên cứu để sử dụng trong các trường phổ thông, đại học trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển vì họ có điều kiện tốt để kết nối GD và công nghệ. Cũng đã có nhiều cuốn sách viết về DHDA của các nhà nghiên cứu lí luận DH trên thế giới như cuốn “Project – based learning: Overview” (Tổng quan về DHDA) – NXB BIE – 1998; “A review of research on project – based learning” (Điểm lại các nghiên cứu về DHTDA) – NXB Autodesk Foundtion – 2000; “Project – baselearning: Handbook” (Cẩm nang về DHDA) – NXB BIE – 2007 của tiến sĩ John W.Thomas – Viện nghiên cứu Giáo dục Buck.
Gần đây, tại VN cũng có nhiều bài viết, đề tài luận văn, luận án đã lựa chọn DHDA làm nội dung nghiên cứu như: “Sử dụng PPDHDA có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông” của Trần Thị Thu Thủy trên Tạp chí khoa học số 2 năm 2006;………….
Trong Vật lí,………
Chưa có nghiên cứu nào trong chương……
2. Lịch sử nghiên cứu
DHDA (hay còn gọi là DHTDA, DH tiếp cận dự án) không phải là một PPDH mới trên thế giới, việc đưa dự án vào trong chương trình DH không phải là một ý tưởng mới lạ mang tính cách mạng trong giáo dục, tuy nhiên trong gần một thập kỉ trở lại đây, việc triển khai dự án trong thực tế DH đã phát triển chính thức thành một chiến lược DH ở nước ta. DHDA đã chiếm giữ vai trò là một PPDH nhiều ưu điểm vượt trội. Theo các nhà nghiên cứu GD: HS sẽ có hứng thú hơn với việc học khi có cơ hội thâm nhập vào những vấn đề phức tạp, mang tính thách thức cao và đôi khi đầy rẫy những khó khăn nhưng rất sát với thực tế đời sống. HS học tập theo dự án sẽ có nhiều cơ hội đó.
Ý đồ của GV tổ chức DH xung quanh một dự án kéo theo những ràng buộc bên trong của lớp học – hoạt động với tài liệu và sự hợp tác giữa các HS đã xuất hiện từ đầu thế kỉ 19. Với nguồn gốc từ xu hướng tạo dựng, cho rằng kiến thức không phải tuyệt đối mà được “tạo dựng” bởi người học dựa trên những kiến thức sẵn có và thế giới quan của riêng họ, cách học dựa trên dự án được xây dựng trên cơ sở các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tâm lí và các nhà giáo dục như Lev Vygotsky, Jerome – Bruner, Jean Piaget và John Dewey. Dewey (1859-1952) nhấn mạnh rằng thực tiễn quan trọng hơn lí thuyết. Ông cho rằng HS có thể học cách tư duy thông qua hoạt động tư duy và tranh luận, và bằng cách giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tế. Quá trình này cho phép lớp học trở thành môi trường làm việc với HS là trung tâm thông qua mô hình học tập dựa trên dự án. Tầm quan trọng của dự án là kinh nghiệm thu được trong quá trình thực hiện chứ không chỉ là kết quả cuối cùng.
Năm 1918, nhà tâm lí học William H.Kilpatric (1871-1965) đã viết một bài báo với tiêu đề “Phương pháp dự án” gây một tiếng vang trong các cơ sở đào tạo giáo viên cũng như trong các trường học. Ông và các nhà nghiên cứu của trường đại học Columbia đã đóng góp lớn để truyền bá phương pháp này qua các giờ học, các hội nghị và tác phẩm xuất bản năm 1925. Đối với Kilpatric, một dự án là một hoạt động có mục đích cụ thể, có cam kết với tất cả những người thực hiện và diễn ra trong một môi trường XH. Trong những giải thích mà họ đưa lại, quan trọng là tồn tại một mục đích.
Celestin Fereinet (1896-1966) là người tiên phong ở châu Âu đối với DHDA, ảnh hưởng của ông rất mạnh mẽ. Theo ông, lớp học trước hết là một nơi ở đó tất cả phải áp dụng các cách làm việc để nghiên cứu thông tin, trao đổi các ý kiến hay trả lời thu nhận được từ các lớp HS khác hay chuẩn bị các điều tra ngoài lớp học, phân tích các dữ kiện hay trình bày các bài báo tập hợp được… Trong môi trường như thế, sự hợp tac ở bên trong nhóm rất phong phú. Khát vọng của Fereinet là tạo nên một cá nhân có đầu óc phát triển tốt hơn là đầu óc được rót đầy kiến thức. Nhiều nhà sư phạm ở châu Âu cũng đã vận dụng “sư phạm bởi dự án”. Một nguyên tắc của PP này là niềm tin gần như không giới hạn vào quyền lực của giáo dục và khả năng phát triển của trẻ; sự cần thiết phải chịu trách nhiệm trước xã hội qua những công việc đảm nhận với những người khác; sự chịu trách nhiệm của cá nhân và tập thể ở bên trong nhóm trong đó mỗi người có một nét riêng. Nhà sư phạm Macrenco (1888-1939)cho rằng cần đặt trẻ trước một chân trời mới không ngừng đòi hỏi nhưng không bao giờ là không đạt tới, giúp đỡ, hướng dẫn họ và làm cho họ tiếp cận với nó.
Học tập thông qua dự án cũng tạo nên một chuyển động XH – giáo dục từ đầu thế kỉ 20 ở Bắc Mĩ cũng như ở châu Âu nhằm tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong DH nhà trường. Nền tảng của chuyển động này là đem lại ở mỗi HS sự tiếp nhận hứng thú kiến thức, sự thay đổi PP làm việc của họ. Trong trào lưu này người ta nhấn mạnh đến sự tham gia một cách có ý thức nhất, tích cực nhất về phía HS vào sự học tập của họ, vào việc thiết lập tri thức.
Trong mô hình DHDA, việc sử dụng công nghệ thông tin là cách thức đáng tin cậy để tiếp nhận thông tin. Đó là công cụ được sử dụng trong quá trình thu thập thông tin và giải quyết vấn đề. Ở Canada cũng như ở Mĩ, khi tổ chức, khi tổ chức một dự án, máy tính nối mạng đã trở thành một phương tiện kích thích HS, làm tăng sự hợp tác giữa họ và trên hết là đem lại lợi ích học tập ở nhà trường. Mô hình học tập theo dự án được sửa đổi là WebQuest được Bernin Đoge và Tom March thuộc Đại học bang San Diego triển khai năm 1995. Một WebQuest là một hoạt động hướng tới yêu cầu mà trong đó một số hay tất cả thông tin mà các học viên tương tác đến từ nguồn trên Internet, được bổ sung một cách có chọn lọc bởi hội thảo hình ảnh. WebQuest có thể ngắn hay dài, có thể kéo dài từ một số tiết học cho đến một tháng hay lâu hơn nữa. Các WebQuest thường hướng HS đến một hay nhiều câu trả lời cụ thể hay “đúng”. Phần lớn tập trung các kinh nghiệm thu được và thường được xây dựng xung quanh sự mong đợi về một câu trả lời đúng.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:




Vận dụng phối hợp các phương pháp nhận thức vật lý với dạy học chất rắn và chất lỏng sự chuyển thể vật lý 10 nâng cao
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ứng dụng phần mềm ClassPoint trong tổ chức dạy học theo mô hình 5E chương Chất khí - Vật lí 10 Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức một số dự án học tập gắn với thực tiễn trong dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Luận văn Sư phạm 0
D tổ chức tiết dạy hóa học theo phương pháp hoạt động nhóm Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương dòng điện trong các môi trường, vật lý 11 Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức dạy học trải nghiệm chương động học chất điểm vật lí lớp 10 trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở Trường THPT Sơn La Luận văn Sư phạm 0
D tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn vật lý ở trường phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương cơ sở của nhiệt động lực học vật lí 10 Luận văn Sư phạm 1
D Tổ Chức Dạy Học Tích Hợp Chủ Đề Dòng Điện Trong Chất Điện Phân Vật Lí 11 Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top