mr_chen

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội
PHẦN I: MỞ ĐẦU.................................................................................... 1
I. Lý do chọn đề tài................................................................................... 1
II. Lịch sử nghiên cứu đề tài...................................................................... 3
III. Mục đích nghiên cứu đề tài.................................................................. 3
IV. Khách thể nghiên cứu của đề tài........................................................... 3
V. Đối tượng nghiên cứu của đề tài............................................................ 4
VI. Mức độ, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 4
VII. Giả thuyết khoa học của đề tài............................................................ 4
VIII. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ........................................................ 4
IX. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 4
X. Dự kiến nội dung công trình ................................................................. 5
XI. Kế hoạch triển khai ............................................................................. 6
PHẦN II: NỘI DUNG............................................................................... 7
Chƣơng 1: Một số vấn đề về giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo.............. 7
1.1. Ý nghĩa.............................................................................................. 7
1.2. Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo....................................... 8
1.2.1. Bảo vệ tính mạng và tăng cường sức khoẻ, đảm bảo sự tăng
trưởng hài hoà của trẻ.............................................................................. 9
1.2.2. Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản và những phẩm
chất vận động ....................................................................................... 10
1.2.3. Giáo dục nếp sống có giờ giấc, có thói quen và các kỹ năng, kỹ
xảo vệ sinh ........................................................................................... 10
1.3. Nội dung và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo............. 11
1.3.1. Giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh...................................... 11
1.3.2. Tổ chức cho trẻ ăn ....................................................................... 13
1.3.3. Tổ chức cho trẻ ngủ ..................................................................... 14
1.3.4. Sự phát triển vận động................................................................. 16
1.3.5. Chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mẫu giáo .................................. 17
Chƣơng 2: Thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số
trƣờng mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội........................................... 20
2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất và không gian ....................................... 21
2.2. Thực trạng về công tác quản lý và đội ngũ giáo viên .......................... 22
2.2.1. Thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý và chỉ đạo
trong các cơ sở giáo dục mầm non......................................................... 22
2.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên........................................................ 24
2.2.2.1. Thực trạng về số lượng và trình độ của đội ngũ giáo viên ......... 24
2.2.2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của giáo dục
thể chất cho trẻ mẫu giáo ..................................................................... 25
2.3. Thực trạng thực hiện các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu
giáo ........................................................................................................ 25
2.4. Thực trạng thực hiện nội dung và phương pháp giáo dục thể chất
cho trẻ mẫu giáo trong các trường mầm non............................................. 27
2.4.1. Thực trạng giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trẻ
mẫu giáo............................................................................................... 27
2.4.2. Thực trạng tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ mẫu giáo ... 29
2.4.2.1. Thực trạng đảm bảo chế độ sinh hoạt hợp lý............................. 29
2.4.2.2. Thực trạng tổ chức cho trẻ ăn .................................................. 31
2.4.2.3. Thực trạng tổ chức cho trẻ ngủ ................................................ 34
2.4.2.4. Thực trạng tổ chức cho trẻ vận động........................................ 36
2.5. Thực trạng về sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và địa phương
về công tác giáo dục mầm non................................................................. 39
2.6. Thực trạng kết quả giáo dục thể chất của trẻ mẫu giáo........................ 41
Chƣơng 3: Nguyên nhân và giải pháp .................................................... 44
3.1. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo... 44
3.2. Giải pháp ......................................................................................... 45
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................... 47
1. Kết luận .............................................................................................. 47
2. Kiến nghị............................................................................................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 51
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục phát triển. Vì vậy,
đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, đảm bảo xây dựng một thế hệ kế tiếp
có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ cho đất nước. Đại hội Đảng khoá IX đã xác
định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục - đào tạo là
một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người” [1]. Vì vậy, hiện nay giáo
dục đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt, giáo dục mầm non có
một vị trí rất quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc
học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Chăm sóc - giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống
là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp
chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của
đất nước. Việt Nam đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đi
đến xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc. Trẻ em hôm nay là thế
giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại,
được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế, giáo dục con người ở lứa
tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội,
đối với cộng đồng.
Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ
thuở lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt, giáo dục
thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong nghị quyết Trung ương
4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân
dân có ghi rõ: “Sức khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã
hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn
diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động.
Hơn nữa, giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn
bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành
nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện. Cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển
lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể
gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục
được. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần
đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, tình hình sức khoẻ
còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Nhiều trẻ mắc bệnh còi xương, suy dinh
dưỡng, các bệnh đường hô hấp, các bệnh đường ruột… các điều kiện đảm bảo
và chăm sóc sức khoẻ của trẻ còn nhiều thiếu thốn. Cơ sở vật chất ở các
trường và gia đình còn quá chật hẹp, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường cho trẻ
sinh hoạt, học tập. Vì vậy, giáo dục thể chất cho trẻ em ở nước ta cần được
tiến hành một cách mạnh mẽ toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn
xã hội, tạo điều kiện cho trẻ được phát triển tốt nhất.
Vì thế, là một giáo viên mầm non tương lai, tui rất quan tâm tới vấn đề
giáo dục thể chất cho trẻ nên tui chọn đề tài “Tìm hiểu thực trạng giáo dục
thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trƣờng mầm non khu vực Sóc Sơn -
Hà Nội” nhằm phát hiện ra thực trạng giáo dục thể chất, tìm ra nguyên nhân
và đề xuất một số giải pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể
chất cho trẻ mầm non. Nhưng do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu
mới chỉ dừng lại ở một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội.
II. Lịch sử nghiên cứu đề tài
– Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ
trong các trường mẫu giáo quận Thanh Xuân - Hà Nội (Luận văn thạc sĩ
Dương Thuý Quỳnh - 1999)
– Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo bé nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho trẻ (Huỳnh Kim Vui, Đại học Sư
phạm Hà Nội, 2005)
– Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi
thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Lục Thị Trung Hải, Đại học Sư
phạm Hà Nội, 2005)
– Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong
hoạt động chung có mục đích giáo dục thể chất (Lý Thị Anh, Đại học Sư
phạm Hà Nội, 2005)
Như vậy, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề thể chất nhưng chưa có
ai nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu
giáo ở một số trƣờng mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội”. Vì vậy, tôi
chọn đề tài này để nghiên cứu.
III. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nhằm tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở
một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội đồng thời phát hiện ra
nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở các trường
mầm non.
IV. Khách thể nghiên cứu của đề tài
Khách thể nghiên cứu của đề tài là vấn đề giáo dục thể chất cho trẻ ở lứa
tuổi mẫu giáo.
V. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
trong trường mầm non.
VI. Mức độ, phạm vi nghiên cứu
– Mức độ: Tìm hiểu thực trạng.
– Phạm vi: Một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội.
VII. Giả thuyết khoa học của đề tài
Thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non
khu vực Sóc Sơn - Hà Nội chưa cao. Một trong những nguyên nhân đó là cơ
sở vật chất của các trường còn hạn chế, trình độ giáo viên chưa cao, sự phối
hợp giữa gia đình và nhà trường còn chưa chặt chẽ.
VIII. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
– Tìm hiểu cơ sở lý luận.
– Thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm
non.
– Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng giáo
dục thể chất cho trẻ mẫu giáo.
IX. Phƣơng pháp nghiên cứu
– Phương pháp đọc sách.
– Phương pháp quan sát.
– Phương pháp điều tra.
– Phương pháp thống kê toán học.
X. Dự kiến nội dung công trình
PHẦN I: MỞ ĐẦU
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: Một số vấn đề về giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
1.1. Ý nghĩa
1.2. Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
1.3. Nội dung và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
Chương 2: Thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trường
mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội
2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất và không gian
2.2. Thực trạng về công tác quản lý và đội ngũ giáo viên
2.3. Thực trạng thực hiện các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu
giáo
2.4. Thực trạng thực hiện nội dung và phương pháp giáo dục thể chất
cho trẻ mẫu giáo trong các trường mầm non
2.5. Thực trạng về sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và địa
phương về công tác giáo dục mầm non
2.6. Thực trạng kết quả giáo dục thể chất của trẻ mẫu giáo
Chương 3: Nguyên nhân và giải pháp
3.1. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu
giáo
3.2. Giải pháp
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
XI. Kế hoạch triển khai
– Tháng 11/2009 - 12/2009: Nhận đề tài và hoàn thành đề cương
– Tháng 12/2009 - 01/2010: Tìm hiểu cơ sở lý luận
– Tháng 02/2010 - 4/2010: Tìm hiểu thực trạng
– Tháng 4/2010 - 5/2010: Hoàn thành đề tài nghiên cứu
Câu 1: Theo cô nhà trường đã xây dựng và thực hiện được thực đơn phù hợp
với trẻ chưa?
A. Đảm bảo
B. Chưa đảm bảo
C. Không đảm bảo
Cô đồng ý với ý kiến nào, xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 8a: Thực trạng tổ chức cho trẻ ăn
Số lượng
phiếu
Ý kiến
A B C
24 21/24 (87.5%) 3/24 (12.5%) 0
Dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển thể chất của
trẻ. Vì vậy, vấn đề ăn uống của trẻ luôn được quan tâm, lưu ý. Khoảng 87.5%
ý kiến cho rằng nhà trường đã xây dựng và thực hiện được một thực đơn phù
hợp dựa trên cơ sở mức năng lượng cần thiết ở từng độ tuổi. Theo thực tế
quan sát, tui thấy rằng, thực đơn hàng ngày của trẻ được xây dựng theo hai
mùa (mùa đông và mùa hè), thức ăn của trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng, nguồn
thực phẩm đa dạng và được chế biến thành các món rất đa dạng và phù hợp
với trẻ, đảm bảo không phải lặp lại các món trong một tuần. Chẳng hạn, trong
thực đơn mùa đông của trẻ: thứ hai trẻ ăn trứng đúc thịt đậu dán, canh cua nấu
rau thì thứ ba trẻ ăn món cá (tôm), thịt sốt cà chua, canh cá nấu chua; thứ tư
lạ
i ăn thịt gà om nấm, canh xương hầm củ quả… Các món ăn được chế biến
đảm bảo vệ sinh, phù hợp với khả năng tiêu hoá của trẻ. Mỗi một ngày thức
ăn đều được lưu lại các mẫu thức ăn để kiểm tra xem đã đảm bảo vệ sinh
chưa. Tuy nhiên, đôi khi thực đơn của trẻ chưa được đảm bảo một cách tuyệt
đối. Các món canh của trẻ chưa đúng với thực đơn. Hầu như, trẻ rất ít được ăn
rau xanh mà hầu hết là ăn canh bí đỏ, canh cà chua nấu thịt (tôm). Nhà trường
cần đảm bảo thực theo đúng thực đơn của trẻ để trẻ ăn ngon miệng hơn, đầy
đủ chất dinh dưỡng hơn.
Câu 2: Trong khi tổ chức cho trẻ ăn cô đã thực hiện được những yêu cầu nào,
xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.
A. Khẩu phần ăn hợp lý, trẻ ăn hết suất.
B. Cho trẻ ăn đúng giờ, tạo tâm lý thoải mái trong phòng ăn.
C. Đảm bảo vệ sinh trong ăn uống.
D. Giáo dục hành vi và thói quen có văn hoá khi ăn.
Kết quả thu được:
Bảng 8b: Thực trạng tổ chức cho trẻ ăn
Số lượng
phiếu
Ý kiến
A B C D
24 20/24 (83.3%) 19/24 (79.2%) 22/24 (91.7%) 17/24 (70.8%)
Nhận thức được tầm quan trọng của việc ăn uống nên các giáo viên đã
chấp hành nghiêm túc những yêu cầu trong tổ chức cho trẻ ăn, hướng dẫn trẻ
ăn uống hợp lý vệ sinh. Khoảng 91.7% giáo viên đảm bảo vệ sinh trong ăn
uống cho trẻ, khoảng 80% giáo viên cho trẻ ăn đúng giờ, tạo tâm lý thoải mái
cho trẻ trong phòng ăn và động viên trẻ ăn hết suất của mình. Bên cạnh đó thì
việc giáo dục hành vi và thói quen có văn hoá cho trẻ khi ăn cũng được quan
tâm chú ý thực hiện (70.8%). Theo thực tế quan sát, tui thấy rằng bữa ăn của
trẻ được chuẩn bị và tổ chức chu đáo. Thực đơn của trẻ được xây dựng phù
hợp với năng lượng cần thiết của trẻ theo từng độ tuổi. Từ khâu thu mua
lương thực thực phẩm đều được lựa chọn, cân nhắc kỹ càng. Hơn nữa, nhà
trường đã xây đựng được mô hình VC cung cấp rau sạch cho các cháu trong
các bữa ăn của trẻ. Nhà bếp luôn đảm bảo sạch sẽ, nhà bếp xây dựng xa khu
những trẻ chưa ngủ và đề phòng những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Tuy
nhiên, nhiều lúc giáo viên còn chưa nhắc nhở được từng trẻ ngủ nên một số
trẻ còn nói chuyện, nghịch chăn chiếu do vậy nên ngủ chưa đủ giấc và ảnh
hưởng đến các bạn khác. Vì vậy, giáo viên cần quan tâm, lưu ý đến trẻ hơn
nữa để giấc ngủ của trẻ được đảm bảo hơn nữa.
2.4.2.4. Thực trạng tổ chức cho trẻ vận động
Để điều tra thực trạng này tui sử dụng những câu hỏi sau:
Câu 1: Vận động là một nhu cầu không thể thiếu được đối với trẻ, cô đã sử
dụng hình thức nào để tổ chức cho trẻ vận động, xin cô đánh dấu (X) vào đầu
dòng?
A. Trò chơi vận động
B. Cho trẻ tập thể dục buổi sáng
C. Tiết học thể dục
D. Dạo chơi, tham quan, lao động
Kết quả thu được như sau:
Bảng 10a: Thực trạng tổ chức cho trẻ vận động
Số lượng
phiếu
Ý kiến
A B C D
24 21/24 (87.5%) 24/24 (100%) 22/24 (91.7%) 21/24 (87.5%)
Qua bảng kết quả trên, tui thấy giáo viên của các trường đã thường xuyên
tổ chức cho trẻ vận động dưới nhiều hình thức khác nhau. 100% giáo viên tổ
chức cho trẻ tập thể dục buổi sáng; 87.5% giáo viên tổ chức cho trẻ tham gia
vào các trò chơi vận động, các buổi dạo chơi, tham quan, lao động ngoài trời;
91.7% giáo viên cho trẻ học các tiết học thể dục theo đúng nội dung chương
trình đề ra. Mỗi một hình thức đều có những ưu nhược điểm riêng đối với
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu quy trình sản xuất bột ngũ cốc tại công ty CP SXTM Thực phẩm KAT Food Nông Lâm Thủy sản 0
D Tìm hiểu về giao thức quản lý mạng SNMP và thực hiện giám sát, quản trị mạng với phần mềm Solarwinds Orion Network Performance Monitor (NPM) Công nghệ thông tin 0
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu về vai trò, quá trình tổng hợp và phân giải các Axitamin trong cơ thể người và nguyên liệu thực phẩm Khoa học Tự nhiên 0
D Tìm hiểu thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán do công ty TNHH kiểm toán An Phú thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D tìm hiểu việc thiết kế nhãn cho hàng hóa thực phẩm Y dược 0
T Tìm hiểu về ngôn ngữ thực tại ảo VRML và ứng dụng Luận văn Kinh tế 3
H Nghiên cứu tìm hiểu nguyên tắc, kỹ thuật xác thực và bảo mật thông tin trên mạng VPN Luận văn Kinh tế 0
B Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Đô Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top