daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự hội nhập nền kinh tế thế giới, nhu cầu kiểm toán của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú. Từ khi xuất hiện, ngành Kiểm toán Việt Nam đã không ngừng phát triển cả về lý luận lẫn thực tiễn. Tính đến thời điểm hiện tại, kiểm toán không còn là một lĩnh vực mới nhưng vẫn tồn tại những điểm chưa phù hợp trong quá trình hoạt động. Một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay chính là sự thiếu thốn nguồn nhân lực cũng như chất lượng của các cuộc kiểm toán.
1. Rất nhiều công ty kiểm toán chưa đánh giá đúng vai trò của trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán; thiết kế xây dựng các thủ tục kiểm toán. Công việc này không chỉ giúp các kiểm toán viên (KTV) xác định được nội dung, thời gian, phạm vi của các thủ tục kiểm toán mà còn xác định được mức độ trung thực và hợp lý của các thông tin được trình bày trên BCTC. Từ đó KTV đánh giá được những sai sót đến BCTC.
2. Trên cơ sở đó, Chuyên ngành Kiểm toán - Khoa Kế toán - Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã thực hiện chương trình thực tập tốt nghiệp cho sinh viên chuyên ngành nhằm giúp sinh viên có điều kiện tiếp cận thực tế, vận dụng những kiến thức đã học, đi sâu nắm bắt cách thức tổ chức công tác kiểm toán trong từng loại hình kiểm toán cụ thể. Từ đó phân tích, xem xét, đánh giá, tổ chức hoạt động kiểm toán, rút ra bài học kinh nghiệm cho từng cuộc kiểm toán, từng phần hành kiểm toán và đưa ra được các kiến nghị về phương hướng, biện pháp giải quyết những hạn chế của đơn vị.
Trong quá trình học tập các bộ môn Chuyên ngành Kiểm toán, Em nhận thấy việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán là công việc có ý nghĩa quan trọng, thể hiện được năng lực của các KTV. Tuy nhiên, trên thực tế các công ty kiểm toán độc lập lại không thực hiện hay chưa có điều kiện thực hiện một cách đúng đắn.
Em đã chọn đề tài “Tìm hiểu thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán do công ty TNHH kiểm toán An Phú thực hiện”
4. Kết cấu của Chuyên đề thực tập gồm 3 chương:
Chương 1: Những đặc điểm chung của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú với đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán;
Chương 2: Thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán do Công ty TNHH kiểm toán An Phú thực hiện;
Chương 3: Một vài kiến nghị hoàn thiện đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú.

Chương 1
Những đặc điểm chung của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú với đánh giá trọng yếu và rủi ro
1.1. Lịch sử hình thành Công ty TNHH Kiểm toán An Phú
Công ty TNHH Kiểm toán An Phú (An Phu Auditing Company Limited) được thành lập theo Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh Số 0101011751 lần đầu vào ngày 08/08/2007; đăng ký thay đổi lần 2 vào ngày 05/09/2008 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Trụ sở chính của công ty đặt tại : Phòng 2003, nhà 34T, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Tại thời điểm thành lập, An Phú có 10 nhân viên. Sau hơn một năm hoạt động số lượng nhân viên của công ty đã tăng lên 40 người; trong đó với 8 người có chứng chỉ CPA.
Được sáng lập và điều hành bởi đội ngũ lãnh đạo và kiểm toán viên có trình độ, giàu tâm huyết, được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn cho các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế, các dự án quốc tế…hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế, đội ngũ nhân viên của An Phú được tham gia đào tạo chuyên môn liên tục do Công ty cũng như Bộ Tài chính và Hội Kiểm toán viên hành nghề tổ chức. Đây là những chương trình đào tạo mang tính hệ thống cả về nghiệp vụ chuyên môn lẫn năng lực quản lý. Do đó, An Phú luôn cập nhật được những thay đổi của Chuẩn mực Kế toán, Chuẩn mực Kiểm toán cũng như những thay đổi về thuế, chính sách tài chính, các điều khoản liên quan đến môi trường kinh doanh nói chung.
“Vì sự thành công của khách hàng và nhân viên trong công ty” là quan điểm cung cấp dịch vụ của An Phú cùng với mục tiêu phát triển là “trở thành công ty dịch vụ chuyên ngành hàng đầu tại Việt Nam và khu vực”, Công ty Kiểm toán An Phú cam kết cung cấp tới khách hàng các dịch vụ chuyên ngành với chất lượng cao nhất và tham gia vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
Bằng kinh nghiệm hoạt động trong thời gian làm việc tại một trong bốn hãng kiểm toán hàng đầu trên thế giới, với những dịch vụ cung cấp cho khách hàng, An Phú luôn đảm bảo nguyên tắc độc lập – khách quan – trung thực – bí mật số liệu. Là một công ty TNHH kinh doanh và cung cấp dịch vụ thương mại, An Phú đưa ra tiêu chí hoạt động dựa trên những chuẩn mực đạo đức kiểm toán đồng thời tạo ra cho mình lợi thế so sánh, thu lợi nhuận.
Thông tin tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp; thông tin không cân xứng có thể gây thiệt hại đến uy tín cũng như khả năng hoạt động của toàn doanh nghiệp. Ví dụ như việc kiểm toán Công ty Bông Bạch Tuyết thời gian vừa qua: Công ty Kiểm toán AC vì một lí do nào đó đã không tìm ra được những sai phạm của công ty này và đưa ra kết luận không đúng về tình hình tài chính của Bông Bạch Tuyết (sau đây gọi tắt là BBT). Chính những báo cáo kiểm toán do công ty kiểm toán này cung cấp đã làm cho các đối tác của BBT đưa ra những chiến lược kinh doanh không phù hợp; một số đối tác lâm vào tình trạng kinh doanh bị đình trệ khi Tài khoản này có khả năng không thể thu hồi. Xét trên khía cạnh của kiểm toán thì AC đã không đánh giá đúng trọng yếu và rủi ro kiểm toán khi chấp nhận kiểm toán BBT. Việc này cũng đồng nghĩa rằng để có doanh thu cao một số công ty kiểm toán đã bỏ qua việc đánh giá trọng yếu và rủi ro. Khi vụ việc của BBT được đưa ra xem xét trước công luận đã có rất nhiều ý kiến cho rằng tính độc lập kiểm toán đã bị vi phạm, báo cáo kiểm toán được đưa ra khi không đánh giá đúng tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Do đó, nguyên tắc hoạt động của An Phú: độc lập- khách quan- trung thực- bí mật số liệu làm kim chỉ nam cho hoạt động của mình là rất phù hợp. Với nguyên tắc này có thể giúp An Phú tiếp cận khách hàng một cách “an toàn”.
Hệ thống khách hàng của An Phú được chia làm bốn nhóm chính: Nhóm thứ nhất là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty lớn của Việt Nam như: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam … Với những dịch vụ cung cấp, An Phú tiến hành tìm hiểu và cập nhập đẩy đủ những thông tin về khách hàng cũng như cân nhắc những rủi ro của hợp đồng kiểm toán. Khách hàng lớn có thể đem tới cho An Phú uy tín và doanh số nhưng cũng có thể lại trở thành hạn chế khi không kiểm soát được những rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, với nhóm khách hàng này An Phú đặc biệt chú trọng việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Khi đánh giá khách hàng, Công ty chỉ định những kiểm toán viên có năng lực và kinh nghiệm để có thể xem xét được bản chất của vấn đề hay vấn đề đang được đánh giá. Liên quan đến các dịch vụ được cung cấp này, các nghiệp vụ, khoản mục được xem là trọng yếu (theo các kiểm toán viên có kinh nghiệm tại An Phú) bao gồm: các nghiệp vụ thầu và giao thầu; các nghiệp vụ về tiền mặt, các nghiệp vụ bất thường, các nghiệp vụ cố ý bỏ ngoài sổ sách…cũng như sự xem xét hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Nhóm khách hàng thứ hai là các công ty cổ phần (bao gồm công ty cổ phần niêm yết và công ty đại chúng), công ty TNHH… Thuộc nhóm này bao gồm các công ty sau: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam- ABC; Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà… Tương tự với nhóm khách hàng trên, An Phú tiến hành đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Với những khách hàng mới, công việc đánh giá được tiến hành một cách thận trọng; với những khách hàng cũ đánh giá thông qua hồ sơ của khách hàng được lưu tại Công ty và những thay đổi của khách hàng mà các kiểm toán viên đã thu thập được. Tuy nhiên, những đánh giá chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của các kiểm toán viên chính, và tập trung nhiều ở bước chuẩn bị kiểm toán. Ở bước thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên xem xét những chênh lệch so với kế hoạch kiểm toán chi tiết được lập ở bước chuẩn bị kiểm toán. Kết thúc kiểm toán, các trưởng nhóm kiểm toán có sự soát xét chéo trước khi phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Theo đánh giá của các kiểm toán viên hàng đầu của An Phú thì với nhóm khách hàng này trọng yếu kiểm toán thường dễ ước lượng theo quy mô, bản chất của sai phạm không nghiêm trọng, rủi ro kiểm toán không nhiều.
Nhóm khách hàng thứ ba là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Những khách hàng đã được cung cấp dịch vụ bao gồm: Công ty Liên doanh Ebara Hải Dương; Công ty Liên doanh MSA- HAPRO Hà Nội… Rủi ro kiểm toán với nhóm khách hàng này thường tập trung chủ yếu trên các nghiệp vụ và khoản mục liên quan đến tiền mặt, các nghiệp vụ xảy ra vào cuối kỳ quyết toán hay thuộc loại nghiệp vụ mới phát sinh…Thông thường kiểm toán viên sẽ tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục nghi ngờ có sai phạm trọng yếu xảy ra và tiến hành phân tích rồi đưa ra ý kiến nhận xét dựa trên kết quả thu được.
Nhóm khách hàng thứ tư là các dự án do nước ngoài tài trợ. Bao gồm: Dự án hỗ trợ giáo dục trung học cơ sở (WB); Dự án giáo dục tiểu học (WB); Dự án Dân số sức khỏe gia đình (WB)…Với những dự án được nước ngoài tài trợ, các khoản mục và nghiệp vụ có xảy ra sai phạm trọng yếu thường tập trung vào: các khoản mục có chứng từ sửa chữa, các nghiệp vụ vi phạm quy tắc kế toán và pháp lý nói chung, các khoản mục có ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ sau. Các trưởng nhóm kiểm toán thường đặc biệt chú ý các trợ lý kiểm toán các nghiệp vụ thuộc về bản chất của đối tượng kiểm toán. Do các nghiệp vụ này liên quan trực tiếp đến nhận thức đúng đối tượng và đưa ra ý kiến kiểm toán. Sau khi phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý, các nhóm kiểm toán thuộc những khách hàng này có cuộc họp chuyên môn, rút kinh nghiệm về những đánh giá, nhận xét chưa hợp lý và những phản hồi từ phía khách hàng. Rủi ro kiểm toán thường gặp ở nhóm khách hàng này tập trung chủ yếu ở những rủi ro phát hiện, do các kiểm toán viên áp dụng các phương pháp kĩ thuật không hợp lý, không phát hiện được sai phạm trọng yếu.

.3.2. Đối với đơn vị
Thứ nhất, Công ty phải luôn xem xét về tính tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên của mình. Việc theo dõi, kiểm tra sự tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp bao gồm kiểm tra tính độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn, tính thận trọng, bí mật, tư cách nghề nghiệp. Trong quá trình đào tạo và hướng dẫn thực hiện, Công ty cần nhấn mạnh đến tính độc lập và tư cách nghề nghiệp.
Thứ hai, Công ty phải xem xét đến kỹ năng và năng lực chuyên môn của các nhân viên chuyên nghiệp. Có thể thấy xét đoán nghề nghiệp là yếu tố quan trọng trong đánh giá trọng yếu và rủi ro. Đây là điều mà KTV mới vào nghề khó có thể thực hiện được. Ngay cả với các chương trình đào tạo kiểm toán cũng không thể đưa ra những tiêu chí cho sự xét đoán này. Bản thân KTV phải tự tích lũy dần trong quá trình làm việc. Năng lực chuyên môn của các nhân viên này cần được xem xét không những trong quá trình thực hiện kiểm toán, mà phải được cân nhắc qua quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Thiết lập các tiêu chuẩn cho từng cấp bậc, chức danh và xác định cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho các nhân viên là cách thức hiệu quả để tăng động lực cho các KTV không ngừng nâng cao khả năng chuyên môn. Hơn nữa, để góp phần nâng cao năng lực và kỹ năng cho các nhân viên, Công ty cần tiến hành đánh kết quả công tác và định kỳ thông báo cho họ triển vọng và cơ hội thăng tiến của từng cá nhân.
Thứ ba, công việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán phải được hướng dẫn và giám sát thực hiện đầy đủ ở tất cả các cấp cán bộ, nhân viên. Đối với mỗi cuộc kiểm toán, thành phần trong nhóm kiểm toán bao giờ cũng được xác định cụ thể, phù hợp với đối tượng kiểm toán và yêu cầu pháp lý của cuộc kiểm toán, cơ cấu bao gồm: giám đốc (partner), chủ nhiệm kiểm toán (manager), giám sát kiểm toán (supervisor), KTV chính (senior auditor) và các trợ lý kiểm toán. Cấp độ giám sát kiểm toán sẽ tăng dần lên theo phạm vi của đối tượng và tính chất pháp lý của cuộc kiểm toán. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định trong việc soát xét công việc kiểm toán của công ty trong từng nhóm kiểm toán, việc giám sát có thể do các KTV trong các nhóm kiểm toán khác thực hiện.
Thứ tư, khi cần thiết có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn. Việc tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia sẽ tăng mức độ tin cậy của ý kiến kiểm toán về các lĩnh vực chuyên môn phức tạp, những ngành nghề kinh doanh phức tạp. Vì bản thân KTV không thể hiểu biết hết tất cả những kiến thức liên quan đến hoạt động cũng như ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Ví dụ như tham khảo ý kiến chuyên gia để đưa ra mức trọng yếu chi tiết cho từng tài khoản của một khách hàng kinh doanh gốm sứ ; hoạt động chính của khách hàng là xuất nhập khẩu sang thị trường Trung Quốc. Sự khác biệt giữa môi trường kinh doanh và pháp lí trong và ngoài nước không cho phép KTV áp đặt mức trọng yếu cứng nhắc. Do đó, cần tham khảo ý kiến chuyên gia để khẳng định hơn mức trọng yếu đưa ra cho khách hàng là phù hợp. Tuy nhiên, khi tham khảo ý kiến của chuyên gia, Công ty luôn luôn phải xem xét đến năng lực chuyên môn và tính độc lập, khách quan của chuyên gia tư vấn.
Thứ năm, việc cân nhắc đến khả năng phục vụ khách hàng của Công ty và tính chính trực của nhà quản lý công ty khách hàng, là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng kiểm toán. Nếu những nghi ngại về tính chính trực của nhà quản trị quá nghiêm trọng, Công ty có thể từ chối kiểm toán đối với khách hàng đó.
Thứ sáu, KTV cần căn cứ vào quy mô, tính chất của từng khoản mục để xác định mức trọng yếu cụ thể, không áp dụng một cách máy móc mức trọng yếu được xây dựng trên lý thuyết. Việc xây dựng mức trọng yếu linh hoạt cần có sự cân nhắc và tham khảo ý kiến chuyên gia.
3.3.3. Đối với kiểm toán viên
Thứ nhất, Các KTV phải nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng các báo tài chính do công ty mình phát hành ảnh hưởng tới uy tín, lòng tin của các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC đó. Từ đó các KTV phải không ngừng học hỏi, bổ sung và cập nhật thường xuyên những kiến thức cũng như các văn bản pháp luật của Nhà nước ban hành nhằm phục vụ cho quá trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Những kiến thức này KTV có thể tự cập nhập thông qua sách báo, Internet hay qua các chương trình đào tạo. Bất cứ thông tin nào về các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội đều giúp ích cho KTV trong công việc kiểm toán. Ví dự như sự hiểu biết của KTV trong ngành kinh doanh sữa, những biến động về giá sữa giúp KTV có hiểu biết sâu sắc hơn về hoạt động của khách hàng. hay tình hình giá xăng dầu thế giới leo thang giúp KTV dánh giá được ảnh hưởng tới khách hàng như thế nào? Cao hơn nữa có thể đánh giá được xu hướng trong thời gian tới đưa ra những tư vấn phù hợp, hiệu quả cho khách hàng...
Thứ hai, KTV phải luôn nâng cao ý thức, đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo tính trung thực cho các BCTC. Xác minh và bày tỏ ý kiến về báo cáo tài chính là nhiệm vụ của kiểm toán báo cáo tài chính. Nhưng ý kiến được đưa ra lại phụ thuộc vào chủ quan người thực hiện kiểm toán trên cơ sở phát hiện những sai phạm trọng yếu. Vì một vài lí do nào đó, những KTV có năng lực này thỏa hiệp với khách hàng và đưa ra ý kiến không phù hợp gây ảnh hưởng tới quyết định kinh doanh của các đối tượng sử dụng thông tin. Do đó, nâng cao tính độc lập của KTV là một đòi hỏi tất yếu.





















LỜI KẾT

Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng kiểm toán là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các công ty kiểm toán độc lập và cũng là đòi hỏi của nền kinh tế. Trong bối cạnh có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty kiểm toán thì xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính là nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng của báo cáo kiểm toán. Một trong những yếu tố quyết định chất lượng của báo cáo kiểm toán chính là hiệu quả của việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán.
Trong giai đoạn thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phú, Em đã nắm bắt được đặc điểm, tình hình hoạt động của công ty trên các mặt: lịch sử hình thành; tổ chức bộ máy quản lý; tổ chức bộ máy dịch vụ; tổ chức bộ máy kiểm toán cũng như thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán của Công ty. Em cũng thấy được Công ty đang nỗ lực hết mình trong việc nâng cao chất và lượng kiểm toán thông qua việc đánh giá trọng yếu và rủi ro.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kiểm toán tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2006, GS.TS Nguyễn Quang Quynh, TS Ngô Trí Tuệ (chủ biên)
2. Bộ tài chính, Chuẩn mực kiểm toán Việt nam
3. Liên đoàn kế toán quốc tế, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
4. Các hồ sơ, tài liệu lưu trữ tại Phòng hành chính tổng hợp Công ty TNHH Kiểm toán An Phú
5. Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, Nhà xuất bản Tài chính năm 2008 – GS.TS Nguyễn Quang Quynh (Chủ biên), TS. Ngô Trí Tuệ, Th.S Tô Văn Nhật
6. Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2008- PGS.TS Nguyễn Năng Phúc






MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1 3
Những đặc điểm chung của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú với đánh giá trọng yếu và rủi ro 3
1.1. Lịch sử hình thành Công ty TNHH Kiểm toán An Phú 3
1.2.Cơ cấu, hệ thống bộ máy dịch vụ kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán An Phú 7
1.3. Đặc điểm bộ máy quản lý Công ty TNHH Kiểm toán An Phú 10
1.3.1. Ban giám đốc 10
1.3.2. Các phòng ban tại Công ty 14
1.4.Tổ chức bộ máy kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phú 17
1.4.1. Mô hình trực tuyến – tham mưu 17
1.4.2. Nhiệm vụ của bộ máy kiểm toán 18
1.4.3. Đặc điểm quy trình kiểm toán được áp dụng tại Công ty: 18
Chương 2 21
Thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện 21
2.1. Mô hình đánh giá trọng yếu và rủi ro chung được áp dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phú 21
2.2. Mô hình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán khách hàng ABC 28
2.2.1. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước chuẩn bị kiểm toán 28
2.2.2. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước thực hiện kiểm toán 41
2.2.3. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước kết thúc kiểm toán 44
2.3. Mô hình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán khách hàng XYZ 45
2.3.1. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước chuẩn bị kiểm toán 45
2.2.2. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước thực hiện kiểm toán 56
2.2.3. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước kết thúc kiểm toán 60
2.3. Nhận xét chung về đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú. 60
Chương 3 63
Một vài kiến nghị hoàn thiện đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú 63
3.1. Tính tất yếu phải hoàn thiện đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú 63
3.2. Phương hướng hoàn thiện 64
3.3. Kiến nghị thực hiện giải pháp 66
3.3.1. Đối với Nhà Nước 66
3.3.2. Đối với đơn vị 70
3.3.3. Đối với kiểm toán viên 72
LỜI KẾT 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu quy trình sản xuất bột ngũ cốc tại công ty CP SXTM Thực phẩm KAT Food Nông Lâm Thủy sản 0
D Tìm hiểu về giao thức quản lý mạng SNMP và thực hiện giám sát, quản trị mạng với phần mềm Solarwinds Orion Network Performance Monitor (NPM) Công nghệ thông tin 0
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu về vai trò, quá trình tổng hợp và phân giải các Axitamin trong cơ thể người và nguyên liệu thực phẩm Khoa học Tự nhiên 0
D tìm hiểu việc thiết kế nhãn cho hàng hóa thực phẩm Y dược 0
T Tìm hiểu về ngôn ngữ thực tại ảo VRML và ứng dụng Luận văn Kinh tế 3
H Nghiên cứu tìm hiểu nguyên tắc, kỹ thuật xác thực và bảo mật thông tin trên mạng VPN Luận văn Kinh tế 0
B Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Đô Luận văn Kinh tế 0
W Tìm hiểu thực trạng xóa đói, giảm nghèo tại huyện chợ mới, tỉnh An giang từ năm 2001 đến nay Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top