peheoulovely24

New Member

Download miễn phí Đồ án Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình CNC





V-CNC ( Virtual Computeried Numerical Control Machine)là hệ thống máy cơ khí điều khiển kĩ thuật số ảo hay còn gọi là CNC ảo.
- CNC ảo là một chương trình S/W, nhận mã NC (Mã máy tính kĩ thuật số) giống như hệ máy CNC thật. Các mã NC này sẽ được dịch qua bộ điều khiển ảo để tạo ra các lệnh và sau đó được dịch chuyển tới hệ thống máy ảo để xây dựng mô hình mẫu gia công.
V-CNC gồm 3 cửa sổ. Mỗi cửa sổ hoạt động riêng biệt tuỳ theo vai trò của nó trong hệ thống cùng với các luồng thông tin độc lập và chúng trao đổi tin với nhau như trong hệ CNC.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

trên các yếu tố sau :
- Vị trí lập trình
- Mức độ tự động hoá đã có
- Kiểu của máy tính được sử dụng
- Các phương tiện hỗ trợ lập trình đã có
- Các phương tiện hỗ trợ điều khiển và kiểm tra
a) Lập trình bằng tay
- Khi lập trình chi tiết bằng tay, người lập trình hoàn thành chương trình không có sự giúp đỡ của máy tính. Phương tiện hỗ trợ duy nhất đợc sử dụng là bảng số liệu, một máy tính tay, các lệnh lập trình cho một máy công cụ, thiết bị điều khiển cụ thể, một thiết bị chuẩn bị băng và kinh nghiệm
b) Lập trình có sự trợ giúp của máy tính
- Khi lập trình có sự trợ giúp của máy tính, người lập trình mô tả chi tiết cho máy tính bằng một ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu được đó là chương trình gốc. Nó có thể được đưa vào theo một trong hai cách:
Tách rời: Chương trình gốc được đưa vào máy tính thông qua một bộ phận mang dữ liệu( VD: như thẻ đục lỗ). Dữ liệu được đục ở trên có thể được đọc theo trình tự vào máy tính thông qua một thiết bị không nối trực tiếp với máy tính.
- Liên kết dữ liệu được đưa trực tiếp vào máy tính qua một cổng sử dụng một ngôn ngữ lập trình phù hợp.
Nhiệm vụ của ngôn ngữ lập trình là giúp đỡ việc mô tả chi tiết nghĩa là chuyển động giữa dao và phôi để đạt được hình dạng yêu cầu trên máy NCđược trang bị cho công việc đó.
c)Sự kết hợp với hệ thống thiết kế có sự trợ giúp của máy tính (CAD) .
Ngày nay cùng với sự phát triển của các lĩnh vực tự động hoá, người ta đã tiến hành kết hợp việc lập trình bộ phận NC với hệ thống CAD với CAM. Nhưng do giá trị đầu tư còn quá cao nên các hệ thống kết hợp kiểu này còn rất hiếm tuy nhiên trong các lĩnh vực chuyên môn hoá cao, chẳng hạn như việc thiết kế và chế tạo các bảng mạch in thì kiểu liên kết này đang được sử dụng ngày càng nhiều.
d) Điều khiển đầu vào dữ liệu bằng tay
- Việc điều khiển dữ liệu bằng tay không khó khăn đối với các thiết bị điều khiển hiện đại chúng được cung cấp một cách thuận tiện để tạo nên một kiểu đối thoại thân thiện giữa người sử dụng với máy thông qua các phím dành riêng và các chu trình, chơng trình con được lưu giữ. Nhờ các thiết bị hiển thị lỗi đầu vào và việc tính toán dữ liệu hành trình cắt cục bộ trong máy CNC, số lượng các dữ liệu vào cần thiết lúc này nhỏ hơn nhiều so với khi lập trình được làm bằng tay trong phòng kĩ thuật.
5) Lựa chọn hệ thống lập trình.
a. Sự da dạng của các chi tiết liên quan.
- Sự phức tạp của hình dáng chi tiết
- Hình dạng phôi
- Nỗ lực cần thiết để quyết định các số liệu công nghệ
- Độ giống nhau của phôi
b. Các máy NC
- Số các máy NC đã có
- Sự đa dạng của các kiểu máy NC đang sử dụng
- Qui trình chế tạo đang dùng
- Phạm vi của các thiết bị NC đang sử dụng
c. Các thông số về nhịp sản xuất
- Số các chương trình chi tiết NC mới yêu cầu hàng năm
- Số các chương trình chi tiết NC đã lưu trữ
- Tần số lặp lại của chi tiết
- Loạt sản xuất
d. Các thông tin bối cảnh
- Khả năng tính toán hiện có
- Năng lực của đội ngũ nhân viên
- Kinh nghiệm về NC của những người vận hành và lập trình
6) Các ưu điểm của việc lập trình bằng máy
- Việc sử dụng các thiết bị tính toán hay các thiết bị lập trình có sự trợ giúp của máy tính đã giảm đáng kể khối lượng công việc cho người lập trình chi tiết. Máy tính nhận và phân tích số liệu riêng kiểm tra các lỗi đầu vào, tiến hành tất cả các tính toán cần thiết, sắp xếp các kết quả theo một hình thức tối ưu và giữ các dữ liệu theo một chuỗi lôgíc tất cả đều không có sự can thiệp của con người, lập trình chi tiết phải tính toán vấn đề gia công và sau đó lập trình trong một ngôn ngữ tượng trưng gần với người sử dụng.
- Các ưu điểm do khuynh hướng này tạo ra là:
- Dùng một ngôn ngữ tượng trưng tương đối dễ như là một bàn phím các kí tự để đưa ra số liệu hình học và công nghệ.
- Tiết kiệm thời gian đáng kể khi mô tả chi tiết và quá trình gia công cần thiết.
- Số lượng các lỗi giảm xuống khi lập trình chi tiết do giảm số lượng dữ liệu đầu vào không có hay có rất ít việc tính toán bên ngoài máy lính, việc kiểm tra tính đúng đắn nhờ máy tính.
- Giảm đáng kể về thời gian và giá thành so với phương pháp chuẩn bị sản xuất thông thường.
- Sử dụng một ngôn ngữ lập trình thông dụng.
II. Các hình thức tổ chức lập trình
1 ) Lập trình trong chuẩn bị sản xuất.
Còn gọi là hình thức tổ chức lập trình ngoại tuyến
Phân ra làm: Lập trình bằng tay
Lập trình bằng máy
2) Lập trình phân xưởng.
Khi lập trình phân xưởng người ta vận hành máy lập chương trình gia công tại máy NC. Để giảm thời gian dừng máy cho lập trình và điều chỉnh máy cần cung cấp cho người vận hành máy phải có trình độ nghề nghiệp cao .
III. Cách viết một chương trình cho máy điều khiển số
1 . Mã hoá dữ liệu và thiết lập ngôn ngữ lập trình.
- Từ lệnh (địa chỉ / cú pháp ).
Để lập chương trình gia công trên máy CNC có rất nhiều phương pháp
- Các phương pháp lập trình
+ Lập trình trực tiếp trên máy CNC: là quá trình tìm ra thông số điều khiển nhập chúng vào hệ điều khiển trực tiếp trên máy thông qua bảng điều khiển.
+ Lập chương trình bằng tay là quá trình thu thập sắp xếp xử lí các dữ liệu cần thiết cho công việc gia công trên máy CNC không có sự trợ giúp của các loại máy tính đó là bước quá độ bằng tay sang lập trình bằng máy.
Lập trình với sự trợ giúp của máy tính làm giảm đáng kể công sức của người lập trình. Máy tính phân tích xử lí các dữ liệu kiểm tra lỗi, làm các tính toán cần thiết tạo ra dữ liệu hình học và công nghệ cho hệ điều khiển. Quá trình tự động hoá trong gia công CNC để từ lập trình bằng tay đến lập trình có sự trợ giúp của máy tính và tiến tới toàn lập trình tự động bằng máy tính.
2) Cấu trúc một chương trình gia công.
Cấu trúc một chương trình gia công điều khiển CNC được tiêu chuẩn hóa , một chương trình gia công bao gồm một số lượng các từ lệnh. Mỗi từ lệnh bao gồm các chữ cái, địa chỉ và trình tự các con số. Mỗi từ lệnh cung cấp thông tin nhất định cho hệ điều khiển.
Chương trình gia công trên máy phay CNC có cấu trúc câu lệnh tương tự như trên máy tiện CNC và có các dạng như sau:
Lệnh đường đi
Số câu lệnh
Chi tiết gia công
Lệnh phụ trợ
Số hiệu CN
Thông tin đường đi
G
M
FST
X Y Z I J K
N
Từ lệnh N: Dùng để đánh số cho câu lệnh, mỗi câu lệnh thì có số hiệu thứ tự nhất định, nhờ đó mà câu lệnh được tìm ra trong chương trình.
- Từ lệnh G: Gồm các địa chỉ G và mã số từ 00-99 với các địa chỉ vẽ đường dịch chuyển.
Từ lệnh X,Y,U,W,Q,R, A,B,C, E, dùng để cung cấp cho hệ điều khiển các thông số về vị trí đích của đoạn đường cần dịch chuyển trên từng trục toạ độ hay góc xung quang các trục đó.
-Từ lệnh X,I,J,K: khi dịch chuyển theo đường cong, các từ lệnh này chỉ dẫn vị trí tâm điểm của đường cong nội suy theo các hướng trục X, Y,Z.
- Từ l
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top