daigia721

New Member
Link tải miễn phí luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
M.Gorki khẳng định: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”, là yếu tố ban
đầu để tạo nên một tác phẩm văn học. Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn
học. Nếu không có ngôn ngữ thì sẽ không có văn học vì ngôn ngữ chính là chất liệu để
người nghệ sĩ sáng tạo ra các giá trị tinh thần. Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ văn
học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính, phong cách, tài năng của
nhà văn, nhà thơ. Mỗi nhà văn, nhà thơ bao giờ cũng là một tấm gương sáng về mặt
hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trau dồi ngôn ngữ trong quá
trình sáng tác. Ngôn ngữ văn học là hình thái hoạt động mang tính chất thẩm mỹ. Nó
được sử dụng để phục vụ nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng hình tượng văn học và giao
tiếp nghệ thuật. Các nhà văn, nhà thơ khi sáng tác cố gắng phát huy hết chức năng của
ngôn ngữ trong phong cách văn chương. Và giá trị của tác phẩm dù nó chuyên chở giá
trị nội dung hay giá trị hình thức nghệ thuật đều phải nhờ đến ngôn ngữ, nghệ thuật
dùng ngôn ngữ. Vậy là giá trị văn học không chỉ phụ thuộc vào quy mô dài ngắn mà
thật sự phụ thuộc vào giá trị của ngôn ngữ. Ngôn ngữ sẽ hàm chứa tất cả dụng ý nghệ
thuật, ý tưởng, tình cảm, thẩm mĩ. Rõ ràng ngôn ngữ trong văn học có ma lực rất lớn
từ phía người sáng tác, không những thế mà ma lực đó còn lan truyền cả sang người
tiếp nhận.
Huy Cận là một trong những nhà thơ lớn nổi tiếng ở cả hai thời kỳ trước và sau
năm 1945, vì thế tìm hiểu và nghiên cứu thơ ông luôn là một đề tài khá hấp dẫn đối
với những ai quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu văn học và ngôn ngữ. Tuy nhiên từ
trước đến nay hầu hết các bài viết đều là những bài giới thiệu, nghiên cứu ngắn, nêu
lên những cảm nhận chung về thơ Huy Cận. Nhưng bài viết đó chỉ tập chung nghiên
cứu thơ ông về phương diện văn học, còn về phương diện hình thức, cụ thể là vấn đề
ngôn ngữ thì cho đến nay vẫn chỉ mới được điểm qua sơ lược ở một vài công trình.
Nay, dựa với một nền tảng cở sở nền lý luận về ngôn ngữ thơ, ở luận văn này người
viết sẽ đi vào tìm hiểu ngôn ngữ thơ Huy Cận một cách hệ thống và chuyên sâu hơn.
Huy Cận là một trong những nhà thơ có nhiều tác phẩm được đưa vào giảng
dạy trong nhà trường ở các bậc học khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ
Huy Cận trong thực sự là một nhu cầu cấp thiết, có ý nghĩa thiết thực trong việc dạy và
học thơ ông tốt hơn. 2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về ngôn ngữ thơ
Ở nước ta, một khoảng thời gian khá dài việc nghiên cứu thơ ca chỉ tập chung
vào phương diện văn học - nội dung, còn về phương diện hình thức, nhất là từ góc độ
ngôn ngữ học thì vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng, phải đến mấy chục năm gần đây
thì vấn đề nghiên cứu thơ ca từ góc độ ngôn ngữ mới được quan tâm hơn. Cụ thể qua
các công trình nghiên cứu sau đây:
Công trình nghiên cứu "Ngôn ngữ thơ", xuất bản năm 1987, của tác giả Nguyễn
Phan Cảnh là một công trình nghiên cứu về thơ ca từ góc độ ngôn ngữ một cách có hệ
thống. Trong cuốn sách này, tác giả lần lượt trình bày các điểm khác biệt giữa các loại
hình ngôn ngữ, các thao tác cơ bản của hoạt động ngôn ngữ, các yếu tố đưa ngôn ngữ
trở thành ngôn ngữ nghệ thuật, và đặc biệt là các cách cơ bản của ngôn ngữ
thơ ca.
Từ sự tiếp thu từ công trình "Ngôn ngữ thơ" của tác giả Nguyễn Phan Cảnh và
dày công tìm tòi nghiên cứu thêm, vào năm 1996 tác giả Hữu Đạt cho ra mắt bạn đọc
cuốn "Ngôn ngữ thơ Việt Nam", đây cũng là một cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu về
các đặc điểm của loại hình ngôn ngữ và phong cách thơ ca Việt Nam. Cuốn sách trình
bày lần lượt các cách cơ bản của ngôn ngữ thơ ca cũng như đưa ra những nhận
định của tác giả về tổ chức ngôn ngữ và cấu trúc hình tượng thơ thông qua những
nghiên cứu khoa học nghiêm túc và xác thực.
Gần đây, trong cuốn "Ngôn ngữ văn chương Việt Nam", ở chương 2, tác giả
Chim Văn Bé tiếp tục là sáng tỏ về các phương diện của ngôn ngữ thơ. Ông giải thích
rất chi tiết, cụ thể về các đặc trưng của ngôn từ thơ trữ tình như: Tính tạo hình - biểu
cảm, tính biểu trưng, tính hòa phối đa phương diện, tính mạch lạc ngầm xuyên biên
giới. Có thể đánh giá đây là công trình có cơ sở lí luận vững chắc và lập luận rất chặt
chẽ. Thông qua cuốn sách, bạn đọc còn có thể có một cái nhìn tổng quát về quá trình
phát triển của ngôn ngữ thơ Việt Nam hiện đại.
Bên cạnh đó, còn có một số nhà ngôn ngữ tên tuổi nghiên cứu về vấn đề này
như: Bùi Công Hùng, Phan Ngọc, Mai Ngọc Chừ, Nguyên Lai,... Từ đó cho thấy, thơ
ca cũng có những đặc điểm, phong cách ngôn ngữ riêng. Việc nghiên cứu nghiên cứu
các đặc điểm của nó là một trong những yêu cầu của Thi pháp học hiện đại. 2.2. Về ngôn ngữ thơ Huy Cận
Huy Cận là một nhà thơ lớn của dân tộc, hơn sáu mươi năm cầm bút với hơn
hai mươi tập thơ để lại cho đời, Huy Cận đã khẳng định được vị trí của mình trong nền
thơ ca của dân tộc. Cho nên tới nay, đã có không ít bài nghiên cứu về thơ Huy Cận từ
nhiều góc độ khác nhau, tất cả đều trân trọng những đóng góp của ông trên cả hai
chặng đường sáng tác. Các nghiên cứu phần nào đã phác thảo được quá trình vận động
cảm hứng sáng tạo của Huy Cận qua các tập thơ và những đặc điểm cơ bản trong
phong cách thơ ông. Nhiều nhà nghiên cứu phê bình có tên tuổi như Vũ Ngọc Phan,
Hà Minh Đức, Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Mạnh,... đều có những bài tiểu luận, bài
viết sâu sắc về Huy Cận và thơ ông.
Trong cuốn "Thi nhân Việt Nam", hai tác giả Hoài Thanh và Hoài Chân đã từng
nhận xét về Huy Cận như sau:
“Người nói cùng ta nỗi buồn nơi quán chật đèo cao… nỗi buồn của người lữ
thứ dừng ngựa trên non (…) Huy Cận triền miên trong cảnh xưa, trò chuyện với người
xưa, luôn luôn đi về trên con đường thời gian vô tận… Nhưng con đường về quá khứ
càng đi càng xa, càng cô tịch, tứ bề vắng lặng mênh mông” [20;126 -127]
Bùi Giáng trong bài viết "Đi vào cõi thơ" cũng đã có những nhận xét xác đáng
về thơ Huy Cận:
“Bấy lâu nay chúng ta quen nghĩ rằng Huy Cận chỉ là nhà thơ có cảm giác bén
nhạy và tài hoa riêng biệt trong phép tả cảnh, tả tình sâu. Nhưng thật ra Huy Cận là
một khối óc vĩ đại đạt tới một cõi tư tưởng bát ngát nên tự nhiên như nhiên, lời thơ
ông đi vào trong phong cảnh bao la, dội vào đáy thẳm thiên nhiên, và gửi lại cho ta
những du vang bất tận” [17, 114]
Hà Minh Đức cũng từng đáng giá thơ Huy Cận:
“Huy Cận là một phong cách thơ đa dạng. Thơ ông là sự thống nhất của nhiều
phẩm chất, có suy tưởng triết lí, có trữ tình mềm mại” [5, 43]
Trần Khánh Thành trong "Thi pháp thơ Huy Cận" từng viết: “Thơ Huy Cận
luôn nằm trong tiếng vấn vương một đời. Tiếng nói của dân tộc thấm vào cảm nghĩ,
vào cách nhìn của nhà thơ” [20;187]. Ngoài nhận xét về phong cách nghệ thuật thơ
Huy Cận, tác giả còn đáng giá nghệ thuật dùng từ của Huy Cận, chủ yếu trong hai tập
thơ Lửa thiêng và Vũ trụ ca như sau:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top