thoidi

New Member

Download miễn phí Luận văn Tìm hiểu chất lượng tích hợp trong sách giáo khoa ngữ văn 6 trung học cơ sở





Hệ thống truyện ngụ ngôn trong SGK Ngữ văn 6 đa dạng phong phú GV có thể tổ
chức ngoại khóa về truyện ngụ ngôn vì đây là loại truyện truyền giáo kinh nghiệm sống
đúng, sống khôn ngoan cho người đời. Những truyện ngụ ngôn còn phê phán, giễu cợt cái lố
bịch cái bất thường. Truyện ngụ ngôn khuyên nhủ con người phải biết mở rộng tầm hiểu biết
của mình, đồng thời chế giễu thói sống chủ quan kiêu ngạo, huênh hoang của con ếch (trong
Ếch ngồi đáy giếng). Cũng như con người khi cần xem xét sự việc gì phải biết xem xét một
cách toàn diện, đi liền với thái độ giễu cợt sự nói mò, nói dựa của các thầy bói (trong Thầy
bói xem voi) hay là rút ra bài học về tính khả thi trong mọi dự định và kế hoạch, phải cân
nhắc điều kiện và khả năng thực thi trước khi làm mọi việc đừng giống mấy chú chuột (trong
Đeo nhạc cho mèo). Vì v ậy, khi dạy các truyện ngụ ngôn như thế GV cần khơi gợi định
hướng để HS có thể chuyển thể các truyện như: Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo thành
những màn kịch (mỗi lớp tập một đội tham gia thi diễn xuất trong các giờ ngoại khóa hay
các hoạt động văn nghệ của trường).



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n nào? Nêu dẫn chứng cụ thể? (Văn bản
Con rồng, cháu tiên), “Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non
cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi
lâu dài được”. Tin chắc rằng HS sẽ hiểu rõ hơn về từ tập quán, thông qua lối sống, tập quán
của Lạc Long Quân và Âu Cơ kẻ ở cạn, người ở sông cuối cùng phải xa nhau, năm mươi con
theo cha và năm mươi con theo mẹ các em đã được học trong giờ đọc – hiểu văn bản.
Hỏi: Tương tự, từ “lẫm liệt” đã xuất hiện trong văn bản nào ở câu văn nào mà các em
đã học ? (Văn bản Thánh Gióng), “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng
sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt”.
Hỏi: Tương tự, từ “nao núng” tìm trong văn bản vừa học câu văn nào có chứa từ nao
núng? (Sơn Tinh không hề nao núng)
Hỏi: Trong trường hợp Sơn Tinh không hề nao núng với ý chí vững vàng như thế
nhằm mục đích gì? ( Nhằm mục đích đánh trả lại Thủy Tinh, với ý chí vững vàng đó nhất
định phải chiến thắng).
HS sẽ hiểu rõ hơn về cách giải nghĩa của từ và một lần nữa hiểu sâu thêm về kiến thức
đã học trong giờ văn trước đó.
3.1.2. Tích hợp dọc trong từng phân môn
Tích hợp dọc được hiểu là tích hợp đồng tâm, tích hợp theo từng vấn đề, trong từng
phân môn. Cụ thể đó là hướng tích hợp theo mối liên hệ giữa các vấn đề trong cùng một
phân môn, giữa các bài học với nhau trong cùng một lớp, giữa lớp trước và lớp sau, thậm chí
giữa cấp học này với cấp học khác. Nếu tích hợp trong từng thời điểm (tích hợp ngang) chú ý
khai thác mối quan hệ giữa văn bản đang dạy với những vấn đề của các phân môn khác (như
từ văn bản đang học cần chú ý tới kiến thức nào, dùng kĩ năng, phương pháp nào của Làm
văn, Tiếng Việt đang học và ngược lại ở giờ Tiếng Việt, Làm văn sử dụng ngữ liệu nào cho
phù hợp) thì tích hợp theo từng vấn đề còn tập trung khai thác sâu rộng về mối quan hệ giữa
nội dung đang dạy với các nội dung đã dạy hay sẽ dạy ở hai phân môn còn lại hay với chính
phân môn đang dạy. Nghĩa là ôn cũ, lấy cũ để cũng cố, phát triển, nâng cao, giúp HS hiểu
sâu sắc và nhìn nhận vấn đề một cách có hệ thống. Hướng t ích hợp theo từng vấn đề tôn
trọng tính chuyên môn hóa, tính độc lập của mỗi phân môn. Kiến thức có sự kế thừa và phát
triển, cái cũ đặt nền móng cho cái mới đang dạy, cái mới đang dạy chuẩn bị cho sự tiếp thu
cái mới tiếp theo. Đây không phải là một cách dạy mới, bởi từ trước đến nay, GV vẫn có sự
liên hệ giữa kiến thức cũ với kiến thức mới, chỉ có điều việc làm này diễn ra lẻ tẻ, chưa mang
tính chất thường xuyên của người dạy và người học.
Tích hợp dọc tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong việc đưa ra những vấn đề mang
tính liên thông, tổng quát, đồng thời giúp HS biết liên hệ kiến thức, rèn luyện tư duy khái
quát, tổng hợp và có năng lực chiếm lĩnh tri thức một cách hệ thống từ cũ đến mới, từ cái đã
biết đến cái sẽ biết.
3.1.2.1. Tích hợp kiến thức kĩ năng ở vòng 1 (6,7) với vòng 2 (8, 9)
Lấy kiến thức đã học ở lớp dưới, hay đã học trước đó để vận dụng cho bài học mới,
kiến thức này phải đảm bảo là nền tảng là sức bật để học cái mới. Nó không đơn giản là sự
nhắc lại cho HS nhớ mình đã học nó rồi, mà ở đây, phải có sự vận dụng kiến thức cũ đúng
nơi, đúng lúc. Nó phải là cầu nối để học kiến thức mới. Phải cho HS thấy được muốn nắm
kiến thức mới phải bắt đầu từ kiến thức cũ đã học.
Cách tích hợp này cũng phù hợp với định hướng biên soạn SGK hiện nay là theo cấu
trúc đồng tâm kiểu vòng tròn trôn ốc. SGK THCS biên soạn theo hai vòng ở hai khối lớp 6
và 7 là vòng 1, lớp 8, 9 là vòng 2.
Ví dụ: Khi dạy chương trình lớp 8 là ở vòng 2 hai nên ta có thể tích hợp kiến thức với
vòng 1 ở lớp 6, và 7 thậm chí ở cả tiểu học. Để thực hiện được định hướng tích hợp này
người GV giảng dạy phải nắm chắc nội dung toàn bộ chương trình của bậc THCS, thậm chí
là chương trình của bậc tiểu học. Thực hiện theo định hướng tích hợp này, người GV sẽ tự
phải nâng cao kiến thức của mình ở mọi cấp học. Điều này sẽ tránh được tình trạng GV
giảng dạy ở khối lớp nào thì chỉ biết chương trình của khối lớp mình đang dạy, đôi khi còn
gặp rất nhiều khó khăn hay GV lờ đi mà chỉ đi thẳng vào nội dung bài mới. Định hướng tích
hợp này, đòi hỏi người GV phải có khả năng đánh giá vấn đề, xem xét cụ thể từng mảng kiến
thức khả năng tích hợp tới đâu, nội dung nào cần tích hợp. Có thể xem xét để thực hiện tích
hợp trong phần củng cố, hệ thống hóa kiến thức, hay dùng làm cầu nối để học kiến thức
mới.
Ví dụ: Học văn bài Ôn dịch, thuốc lá ở lớp 8, SGK không nêu khái niệm văn bản nhật
dụng, vì khái niệm này đã được trình bày ở lớp 6. Vì vậy, phải củng cố lại để HS có cơ sở
hình dung văn bản nhật dụng là gì, đồng thời lấy lại kiến thức nền tảng để có thể học tiếp bài
mới.
GV treo bản phụ hay trình chiếu, HS xác định theo yêu cầu GV
Tính chất nội dung văn
bản
1.Cây cầu chứng kiến bao
cuộc chiến tranh và sự đổi
thay của đất nước.
2. Phải biết chăm lo bảo
vệ môi trường và thiên
nhiên.
3. Tự hào về “đệ nhất kì
quan” động.
Văn bản nhật dụng
Tên văn bản
1. Cầu Long Biên –
chứng nhân lịch sử
2. Bức thư của thủ lĩnh
da đỏ
3. Động Phong Nha
GV yêu cầu HS điền tên văn bản tương ứng với nội dung mà nó biểu đạt.
Hỏi: Văn bản nhật dụng đề cập đến những vấn đề bức thiết, gần gũi trong cuộc sống.
Văn bản Thuốc lá, ôn dịch có thể thuộc nhóm văn bản nào?
GV Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng?
(Nói đến văn bản nhật dụng trước hết là nói đến tính chất của nội dung văn bản. Đó là những
bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng
đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em,
ma túy…Văn bản nhật dụng có tất cả thể loại cũng như các kiểu văn bản.)
Ví dụ: Bài Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự (Ngữ văn 6, tập I), GV phải tích hợp với
kiến thức mà HS đã được học ở tiểu học, sau đó mới tiến hành đi vào xác định ngôi kể ở hai
ví dụ SGK.
Hỏi: Bằng kiến thức đã học ở tiểu học, em hãy cho biết ngôi kể là gì? Có những ngôi
kể nào? Cho ví dụ?
HS đã hình dung kiến thức cũ, và nhớ nó một cách chắc chắn để có thể đi vào tìm hiểu
kiến thức mới.
Ví dụ khi học bài Câu ghép ở lớp 8, GV phải tích hợp chặt chẽ với kiến thức về phân
môn Tiếng Việt đã học ở tiểu học khái niệm câu đơn, kiến thức ở lớp 6 về Các thành phần
chính của câu, kiến thức ở lớp 7 về Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. HS có nhớ lại các kiến
thức này thì mới dễ dàng đi vào phân tích câu và cuối cùng mới có thể hình thành khái niệm
về câu ghép.
GV hướng dẫn HS làm bài tập ở mục I...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D tìm hiểu kiến thức sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương trình môn khoa học ở tiểu học Văn học 0
D Tìm hiểu về các chỉ tiêu phân tích chất lượng Nho Nông Lâm Thủy sản 0
E Tìm hiểu việc quản lý chất lượng malt và bia thành phẩm theo tiêu chuẩn 8.2.4 của hệ thống ISO 9001: Khoa học Tự nhiên 0
R Tìm hiểu công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng Khoa học Tự nhiên 0
P Tìm hiểu bản chất của thuế giá trị gia tăng, đánh giá tình hình thực hiện ở Việt Nam trong những năm Luận văn Kinh tế 0
C Tìm hiểu ảnh hưởng của hoá chất trong quá trình sản xuất giầy tới sức khoẻ của người lao động và đề Luận văn Kinh tế 1
D Tìm hiểu độc chất môi trường Phenol Khoa học Tự nhiên 0
C Tìm hiểu nguồn gốc và tái hiện lịch sử ô nhiễm của các độc chất hữu cơ đa vòng thơm ngưng tụ trên cơ Luận văn Sư phạm 0
D Tìm hiểu hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ở thành phố Đà Lạt Địa lý & Du lịch 0
R Tìm hiểu thực trạng về phẩm chất nhân cách của thẩm phán Tâm lý học đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top