daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. Lí do chọn đề tài
Sau ba mươi năm kiên cường đánh đuổi giặc ngoại xâm, đất nước ta được
hoàn toàn giải phóng. Từ đây sứ mệnh của văn học cũng khác trước nhằm đáp
ứng kịp thời xu hướng phát triển của thời đại mới. Báo cáo chính trị tại Đại hội
Đảng lần thứ VI đã nhấn mạnh văn học cần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá
đúng sự thật, nói rõ sự thật. Trên tinh thần đó, văn học sau 1975 đã có nhiều khởi
sắc đặc biệt là thể loại văn xuôi. Có thể nói chưa bao giờ văn xuôi phát triển
mạnh mẽ như bây giờ và cũng chưa bao giờ, nhà văn được thành thật như bây
giờ. Tinh thần tại đại hội Đảng lần thứ VI về văn hóa văn nghệ đã thực sự cởi
trói cho văn học.
Trước 1975, với cách viết và lối tư duy cũ hầu hết các tác phẩm văn học
đều được sáng tác bởi khoảng cách sử thi cho nên con người cũng là con người
sử thi, con người cộng đồng với những phẩm chất cao cả. Sau 1975, tư duy nghệ
thuật mới cho phép người viết trần thuật không khoảng cách. Nói cách khác đi,
đó là sự trần thuật ở điểm nhìn hiện tại, ở cái chưa hoàn thành. Và người ta phát
hiện ra rằng thế giới không phải là hiện thực khép kín, con người không phải ai
cũng toàn bích. Trong con người luôn có sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác,
cái cao cả và cái thấp hèn, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. Con người
phần lớn là làm chủ hoàn cảnh nhưng cũng không ít lần bị hoàn cảnh xô đẩy, trở
thành nạn nhân của hoàn cảnh. Trong đó cần nhắc đến tiểu thuyết là thể loại
quan trọng bậc nhất trong văn xuôi hiện đại, nó là mảnh đất lưu giữ bóng hình
cuộc đời và con người với năng lực khám phá cuộc sống ở chiều sâu lẫn bề rộng,
về lịch sử ra đời tương đối trẻ nhưng nó lại dồi dào sức sống hơn so với các thể
loại khác.
Sự khởi sắc của văn xuôi thời kì tiền đổi mới và đổi mới có sự đóng góp
của nhiều thể loại tiểu thuyết khác nhau: tiểu thuyết phóng sự, tiểu thuyết tâm lý
xã hội, tiểu thuyết triết luận với hàng loạt các tên tuổi như Bảo Ninh, Ma Văn
Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Xuân Khánh,
Trung Trung Đỉnh…Họ với những nỗ lực của mình, đang ngày càng hoàn thiện
và có những đóng góp quan trọng, tạo nên diện mạo mới cho tiểu thuyết nói
riêng và văn học Việt Nam nói chung.
Trung Trung Đỉnh được xem là một gương mặt đáng chú ý và có nhiều
đóng góp trong việc đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Ông là thế hệ nhà
văn trưởng thành sau 1975. Có thể nói ông là một trong những cây bút tiêu biểu
của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Khởi nghiệp bằng truyện ngắn đầu tay
Những khấc coong chung (1972) được in trên Tạp chí văn nghệ quân giải phóng
miền Trung Trung Bộ. Nhưng Trung Trung Đỉnh được biết đến nhiều hơn từ
những năm 80 với hàng loạt truyện ngắn Người trong cuộc (1980) và Đêm
nguyệt thực (1982)…Trong lĩnh vực tiểu thuyết, mở màn với tác phẩm Những
người không chịu sống thiệt thòi (1982), đến cuối những năm 80 đầu những năm
90 Trung Trung Đỉnh cho ra đời ba tiểu thuyết : Ngược chiều cái chết (1989),
Tiễn biệt những ngày buồn (1990) và Ngõ lỗ thủng (1990). Đó là khi ngọn gió
đổi mới thổi lên trong nước, đầu óc con người thoát khỏi vòng bao cấp và thân
phận con người hiện lên thật mong manh, đáng thương và đáng trân trọng nhưng
cũng đáng buồn. Năm 1999, tiểu thuyết Lạc rừng ra đời. Tác phẩm đã được giải
thưởng của Bộ Quốc phòng và giải chính thức của cuộc thi viết tiểu thuyết giai
đoạn 1998-2000. Trung Trung Đỉnh là người có công nối tiếp thành công của thế
hệ các nhà văn đi trước khi viết về đề tài Tây Nguyên, ngoài Lạc rừng ta còn
thấy Đêm nguyệt thực, Đêm trắng, Chóp trên đỉnh Khon Từng… đều là những
tác phẩm của ông viết về mảnh đất anh hùng này, bởi Tây Nguyên đã là máu thịt
của ông với tuổi trẻ hăm hở và biết bao kỉ niệm ở đó. Vài năm gần đây, Trung
Trung Đỉnh sáng tác không nhiều nhưng với ba tác phẩm, Lạc rừng (1999), Sống
khó hơn là chết (2008) và Lính trận (2010) lại một lần nữa khẳng định chỗ đứng
và sự riêng biệt trong ngòi bút của ông khi trăn trở và day dứt về chiến tranh
ngay cả khi chiến tranh đã kết thúc và con người đang phải đối mặt với bi kịch
cuộc sống thường ngày.
Quan sát sự đổi mới của tiểu thuyết sau năm 1975 chúng tui nhận thấy cần
phải đề cao và đi sâu hơn nữa về một số khía cạnh trong sáng tác của Trung
Trung Đỉnh để thấy được sự đổi mới trong cách nhìn cũng như nét độc đáo trong
cách viết của ông dựa trên cơ sở kế thừa tiểu thuyết truyền thống. Đây chính là lí
do chúng tui lựa chọn đề tài : Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh - nhìn từ thi pháp
học.
2. Lịch sử vấn đề
Trung Trung Đỉnh là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.
Với các tiểu thuyết của mình, ông để lại nhiều cảm xúc trong lòng bạn đọc. Khi
viết về chiến tranh Trung Trung Đỉnh đã không né tránh những mặt trái của cuộc
chiến mà thể hiện khá sâu sắc hiện thực chiến tranh, bởi chiến tranh không chỉ là
cái đẹp đẽ, hào hùng mà chiến tranh là đau thương, mất mát, chiến tranh với sức
mạnh ghê gớm tàn khốc và hủy diệt đã nhào nặn, chi phối đến tận cùng số phận
con người. Tuy nhiên, dưới cái nhìn của mỗi nhà văn hiện thực chiến tranh lại
được cảm nhận, khám phá và phản ánh dưới nhiều góc độ và cách khác
nhau. Trung Trung Đỉnh đã tạo ra một góc nhìn mới về hiện thực chiến tranh,
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top