daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1 Chương 1. PHÂN TÂM HỌC VÀ CƠ SỞ CỦA VIỆC ỨNG DỤNG PHÂN TÂM HỌC TRONG NGHIÊN CỨU TIỂU THUYẾT
RỪNG NA-UY....................................................................................... 7 1.1. Một số vấn đề lý thuyết trọng tâm của phân tâm học ...................................... 7 1.1.1. Lý thuyết về vô thức và ý thức .................................................................. 7 1.1.2. Giấc mơ và sự giải thích giấc mơ ............................................................ 12 1.1.3. Lý thuyết về tính dục ............................................................................... 17 1.1.4. Mặc cảm Oedipe, mặc cảm thiến hoạn .................................................... 23 1.2. Quan niệm của phân tâm học về sáng tạo văn học ........................................ 29 1.2.1. Sáng tạo văn học từ vai trò của vô thức................................................... 29 1.2.2. Sáng tạo văn học từ vai trò của ham muốn.............................................. 34
1.3. Những tiền đề cơ bản của việc vận dụng phân tâm học trong việc đọc
tiểu thuyết Rừng Na-uy ................................................................................. 37
Chương 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT CỦA TIỂU THUYẾT RỪNG
NA -UY TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC ................................... 43 2.1. Toru Watanabe – một bản thể đầy mâu thuẫn ............................................... 44 2.1.1.Từ một thực tại vỡ vụn đến những dòng hồi ức vỡ vụn ........................... 44 2.1.2. Tình dục như một lối thoát và tình dục như một liệu pháp tinh thần ...... 56 2.2. Naoko – một bản thể đầy thương tổn ............................................................. 63 2.2.1. Sự bất khả của trưởng thành .................................................................... 64 2.2.2. Sự ám ảnh của cái chết ............................................................................ 74 2.3. Midori – một bản thể sống động .................................................................... 80 2.3.1. Nhựa sống tràn trề.................................................................................... 80 2.3.2. Sản phẩm của sự kìm kẹp ........................................................................ 83

2.3.3. Cá tính nổi loạn........................................................................................ 85 2.4. Reiko – một bản thể “bất toàn” trong xã hội “bất toàn” ................................ 92 2.4.1. Nỗi ám ảnh về quá khứ vinh quang ......................................................... 92 2.4.2. Hành trình đi tìm bản ngã ........................................................................ 98
Chương 3. PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN CỦA TIỂU THUYẾT RỪNG
NA- UY TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC ................................. 102 3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện phân mảnh, rời rạc.................................... 102 3.1.1. Người kể chuyện men theo dòng ý thức................................................ 102 3.1.2. Một thế giới tản mạn, phân mảnh .......................................................... 108 3.1.3. Một thế giới méo mó, dị biệt ................................................................. 110 3.2. Nghệ thuật xây dựng biểu tượng từ ám ảnh tính dục................................... 113 3.2.1. Lửa - biểu tượng cho sự tái sinh và hủy diệt ......................................... 114 3.2.2. “Giếng đồng” - biểu tượng cho sự sống và cái chết .............................. 119 3.2.3. Giấc mơ – cuộc vượt thoát của vô thức ................................................. 122 3.2.4. “Rừng Na-uy” – bản nhạc buồn thế hệ .................................................. 124 3.3. Nghệ thuật xây dựng không gian và thời gian qua ẩn ức............................. 127 3.3.1. Không gian nghệ thuật từ cái nhìn ẩn ức ............................................... 127 3.3.2. Thời gian nghệ thuật từ cái nhìn ẩn ức .................................................. 131 3.4. Ngôn ngữ đầy ẩn ức ..................................................................................... 135 3.4.1. Ngôn ngữ bị chi phối bởi các quá trình tiềm thức ................................. 136 3.4.2. Ngôn ngữ nhuốm màu sắc tính dục ....................................................... 140 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 147

1. Lý do chọn đề tài
1
MỞ ĐẦU
Haruki Murakami là một trong những tiểu thuyết gia Nhật Bản được biết đến nhiều nhất hiện nay, ở trong lẫn ngoài nước Nhật. Sáng tác của Murakami trải đều ở hai thể loại, truyện ngắn và tiểu thuyết. Các truyện ngắn của ông được tập hợp trong một số tuyển tập như: Con voi biến mất, Cây liễu mù hay người đàn bà ngủ... Nhưng Haruki Murakami đặc biệt thành công và được biết đến nhiều hơn ở thể loại tiểu thuyết với nhiều tác phẩm được đọc và dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới như: Lắng nghe gió hát, Rừng Na-uy, Phía Nam biên giới phía Tây mặt trời, Biên niên kí chim vặn dây cót, Người tình Sputnik, Kafka bên bờ biển, Xứ sở diệu kì vô tình và nơi tận cùng thế giới,... Hiện tượng H. Murakami làm cho giới nghiên cứu Nhật Bản cũng như thế giới kỳ vọng về một giải Nobel văn chương thứ 3 của xứ sở Mặt Trời Mọc. Đi tìm hiểu tài năng và phong cách của H. Murakami thông qua sáng tác của ông giúp ta phần nào nắm được bức tranh văn học Nhật Bản và thế giới cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI.
Một trong những quyển tiểu thuyết đã khiến thế giới chú ý đến tài năng của H. Murakami là Rừng Na-uy. Với tác phẩm này, ông trở thành một thần tượng văn hóa đại chúng ở Nhật. Ngay từ khi xuất hiện, Rừng Na –uy ngay lập tức trở thành một hiện tượng văn học gây sự chú ý không chỉ đối với độc giả và với các nhà nghiên cứu văn học. Sau hơn 30 năm ra mắt công chúng khắp nơi trên thế giới đã có hơn 4 triệu bản in được ấn hành, dịch sang 16 thứ tiếng và luôn nằm trong danh sách 10 cuốn tiểu thuyết được giới trẻ châu Á ưa chuộng. Cho đến thời điểm hiện tại, Rừng Na-uy vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”, bởi có rất nhiều vấn đề được đặt ra cho cả những người nghiên cứu và những người tiếp nhận tác phẩm. Vậy điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn cho Rừng Na-uy?
Có nhiều lý do để Rừng Na-uy vẫn giữ được sức hút mãnh liệt với các nhà nghiên cứu và độc giả trên toàn thế giới. Theo chúng tôi, trước hết là H. Murakami đã xây dựng nên một thế giới nghệ thuật vô cùng độc đáo mang những đặc điểm của nền văn xuôi hậu hiện đại từ cách thức xây dựng cốt truyện, khai thác tâm lý nhân vật qua những ẩn ức, sự xáo trộn về mặt không gian và thời gian,... Từ đó, người đọc

2
có thể hiểu được thế giới hình tượng nhân vật, quan niệm nghệ thuật về con người cũng như thế giới quan của nhà văn.
Thứ hai, cái làm cho Rừng Na-uy có sức hấp dẫn kì diệu khó cưỡng chính là ở cách đối thoại đầy cởi mở về sex, một cái nhìn đúng về sex “đã giúp giới trẻ (và những người không còn trẻ nữa) nhận ra cái cao cả theo triết học và tự nhiên của tình yêu” (Trịnh Lữ). Sex dường như là một chủ đề xuyên suốt tác phẩm. Các nhân vật trong truyện ít nhiều đều có liên quan đến sex. Cho đến hiện nay, những tranh luận rằng Rừng na-uy là sex thuần túy hay nghệ thuật đích thực vẫn còn bỏ ngỏ.
Thứ ba, H. Murakami là một thiên tài trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Đọc Rừng Na-uy người đọc sẽ không chỉ bị cuốn theo mạch cảm xúc của nhân vật, đắm chìm trong những diễn biến tuổi trẻ sôi nổi của Toru Watanabe, mà thậm chí khi gấp cuốn sách lại những gì đã diễn ra trong nó cũng khó làm ta quên nhanh được. Nó ám ảnh người đọc vì sự tương đồng hay đối lập với hành vi và tính cách của chính bản thân họ, hay những gì họ sẽ thấy trong tác phẩm.
Nhưng có lẽ điều quan trọng hơn cả, Rừng Na-uy giống như một bản nhạc buồn của một thế hệ, một tác phẩm u ám nhưng nó miêu tả chân thực về sự u ám trong tâm lí của con người. Nhân vật trong tác phẩm là những con người mang nỗi ám ảnh về bản thể của con nguời hiện đại, đầy sự cô đơn và hoang mang trước một thực tại vỡ vụn. Họ là những con người có vẻ ngoài lành lặn, bình thường nhưng tâm hồn bị thương tổn, bị ám ảnh bởi quá khứ nặng nề. Họ cảm giác cô đơn và hoài nghi với tất cả các giá trị, đồng thời họ cũng mang trong mình một niềm khao khát mãnh liệt đi tìm bản ngã và ý nghĩa cuộc đời.
Việc tiếp cận tiểu thuyết của H. Murakami nói chung và tiểu thuyết Rừng Na- uy nói riêng, độc giả sẽ dễ nhận thấy sự ảnh hưởng rất lớn của thuyết phân tâm học. Hàng loạt các chi tiết, hình ảnh chứa đựng yếu tố tâm lí như những khát khao tính dục, sự ám ảnh của vô thức, sự nỗi loạn của cô đơn và ẩn ức, những mặc cảm về thân phận,... Thực ra giữa văn học nghệ thuật và phân tâm học cùng có chung một đối tượng nghiên cứu, đó chính là con người. Nếu trong văn học nghệ thuật con người tìm kiếm một cảm giác thỏa mãn khi trái tim người nghệ sĩ thực sự chạm vào sâu thẳm tâm hồn người đọc thì trong cõi mờ xa ấy, phân tâm học có lúc chỉ ra được con

3
đường dẫn con người về với bản ngã trong vô thức và tưởng tượng. Như vậy có thể khẳng định rằng, thuyết phân tâm học có ảnh hưởng rất lớn đến sáng tác của Murakami và việc vận dụng phân tâm học để nghiên cứu Rừng Na-uy sẽ mở ra một đối thoại mới ở những miền nội tâm uẩn khúc, nhất là những xung động tâm lí của các nhân vật trong tác phẩm này.
Tại Việt Nam, sau khi xuất hiện lần thứ hai với bản dịch mới của Trịnh Lữ năm 2006, Rừng Na-uy đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu và công chúng văn học. Đã có rất nhiều cuộc hội thảo, các bài tham luận, các bài báo trên các trang mạng, và hàng chục những khóa luận tốt nghiệp, những luận văn thạc sĩ văn học bàn luận xoay quanh sáng tác của H.Murakami và nhất là Rừng Na-uy. Tuy nhiên, những bài viết này đa phần chỉ mới khái lược vài nét về sự nghiệp và phong cách của H.Murakami, các tác giả xoay quanh hai vấn đề: yếu tố sex và nhận xét về các nhân vật trong tác phẩm Rừng Na-uy. Bên cạnh đó, vấn đề sex và yếu tố con người trong Rừng Na-uy được đi sâu và thể hiện một cách khái quát nhất trong các luận văn thạc sĩ của Chu Văn Bằng trường Đại học Vinh với đề tài Con người bản năng trong tiểu thuyết Rừng Na-uy của Haruki Murakami. Ở luận văn này, tác giả đã khai thác quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Rừng Na-uy mà ở đó ta thấy nổi rõ những con người thân phận, con người cùng với mối bất hòa sâu sắc với xã hội hiện đại, con người với ý thức về nỗi cô đơn. Luận văn tập trung phân tích con người bản năng trong Rừng Na-uy và hành trình tìm kiếm bản ngã con người trong thời hiện đại...(Chu Văn Bằng, 2009) ; Luận văn thạc sĩ của Phạm Mai Phương trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh cũng quan tâm đến đề tài Yếu tố tình dục trong tiểu thuyết của Murakami, tác giả luận văn lại khẳng định giá trị của yếu tố tình dục trong tiểu thuyết của nhà văn này nằm trong ý đồ nghệ thuật của tác giả và nó chi phối thi pháp tác giả khi xây dựng hình tượng nhân vật cũng như hình tượng không gian, thời gian,...(Phạm Phương Mai, 2010); Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Hạnh trường Đại học KHXH và NV – ĐHQG Hà Nội với đề tài Kiểu nhân vật tìm kiếm trong tiểu thuyết Rừng Na-uy, tác giả lại đi vào khai thác hành trình tìm kiếm và khám phá của con người (Phạm Thị Hạnh, 2012). Qua việc khảo sát một số kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết Rừng Na-uy của H.Murakami, chỉ ra những đặc trưng của kiểu nhân

4
vật này và ý nghĩa của nó trong việc thể hiện tâm thức Nhật Bản qua dáng giới trẻ hiện đại. Từ đó thấy được những quan niệm mới của nhà văn về cuộc sống và về con người.
Nhìn chung, các bài báo, công trình nghiên cứu, luận văn đã phân tích, tổng kết một cách thấu đáo các vấn đề thuộc về “điểm nóng” được dư luận quan tâm về tác phẩm Rừng Na-uy. Điều đó tạo cơ sở cho chúng tui hiểu hơn về giá trị tư tưởng của tác phẩm Rừng Na-uy. Tuy nhiên, có thể khẳng định việc nghiên cứu tiểu thuyết Rừng Na-uy từ góc nhìn phân tâm học cho đến nay vẫn chưa ai thực hiện một cách thấu đáo. Từ thực tế nghiên cứu cũng như từ sự yêu thích của bản thân, sự hấp dẫn của tiểu thuyết Rừng Na-uy khi được phóng chiếu lý thuyết phân tâm học vào tác phẩm, tui mạnh dạn chọn đề tài Tiểu thuyết “Rừng Na-uy” từ góc nhìn phân tâm học với mong muốn được góp một cái nhìn riêng vào việc tiếp cận một tác phẩm đã quá quen thuộc của văn học Nhật Bản nói riêng và văn học thế giới nói chung.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: vận dụng lí thuyết phân tâm học để tập trung nghiên cứu những biểu hiện của nó trong tiểu thuyết Rừng Na-uy.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở việc tìm hiểu biểu hiện của phân tâm học qua các bình diện nội dung tư tưởng và cách nghệ thuật của tác phẩm. Bên cạnh việc khảo sát tác phẩm chính là Rừng Na-uy, người viết còn so sánh, đối chiếu với một vài tác phẩm khác của H. Murakami để làm rõ ý nghĩa của những phương diện trên.
3. Cơ sở lý thuyết
Lý thuyết phân tâm học rất phong phú, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong phạm vi của luận văn này, chúng tui sử dụng chủ yếu học thuyết phân tâm học của S. Freud (lý thuyết tâm thần về vô thức và ý thức, lý thuyết về tính dục và mặc cảm, giấc mơ và sự giải thích giấc mơ...), phân tâm học về lửa của Bachelard,.. Từ đó soi chiếu vào một tác phẩm cụ thể Rừng Na-uy từ hai phương diện nội dung và hình thức để thấy được sự ảnh hưởng của thuyết phân tâm học qua tác phẩm này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tui sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:

5
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: với phương pháp nghiên cứu này, người viết tiến hành tìm hiểu các tri thức, học thuyết của phân tâm học, lựa chọn các lý thuyết phù hợp làm cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu đối tượng.
- Phương pháp loại hình: dựa vào phương pháp này, người viết tiến hành phân loại, khu biệt các biểu hiện đặc thù về các kiểu loại hình nhân vật trong tiểu thuyết Rừng Na-uy từ góc nhìn phân tâm học. Đồng thời, người viết cũng sử dụng phương pháp này để phân loại các kiểu cách thể hiện được sử dụng trong tiểu thuyết Rừng Na-uy từ góc nhìn phân tâm học như các loại biểu tượng, các kiểu không gian- thời gian, các đặc điểm về ngôn ngữ,..
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: trong quá trình triển khai luận văn, người viết tiến hành so sánh Rừng Na-uy với các tác phẩm khác của nhà văn H.Murakami để thấy được sự ảnh hưởng của thuyết phân tâm học trên hệ thống sáng tác của nhà văn này.
Ngoài ra, người viết còn sử dụng các phương pháp như: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp bình giảng văn học để làm nổi bật phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
5. Đóng góp khoa học của luận văn
Góp phần khai thác giá trị của tiểu thuyết H.Murakami từ một góc độ mới: đó là giá trị nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Rừng Na-uy từ góc nhìn phân tâm học.
- Về nội dung, luận văn đi sâu làm nổi bật các vấn đề về kiểu nhân vật qua góc nhìn phân tâm học như kiểu nhân vật với đời sống vô thức; kiểu nhân vật đi tìm bản ngã của chính mình; kiểu nhân vật với bản năng tính dục.
- Về cách biểu hiện, luận văn tìm hiểu các vấn đề về biểu tượng; xây dựng cốt truyện theo dòng ý thức; nghệ thuật xây dựng thời gian – không gian qua cái nhìn ẩn ức; ngôn ngữ mang dấu ấn phân tâm học,...
Từ việc khai thác các giá trị nổi bật của tác phẩm, luận văn sẽ mang đến một cái nhìn mới về diện mạo của tiểu thuyết Rừng Na-uy từ góc nhìn phân tâm học.
Ngoài ra, H.Murakami cũng đề cập đến tính dục bằng một thứ ngôn ngữ gợi dục không hề giấu giếm, che đậy. Trong quan niệm hiện đại, tính dục đã trở thành một vấn đề rất người, thành một phần không thể thiếu trong đời sống của con người. Sức hấp dẫn của Rừng Na-uy, một phần nào đó được tạo nên từ những cuộc đối thoại cởi mở về tình dục. Tuy nhiên, nói về tình dục nhưng không đơn thuần chỉ là những đòi hỏi của nhu cầu bản năng mà nó được nâng lên ở góc độ tâm lý, những ẩn ức bên trong tâm hồn người. Các cuộc đối thoại về sex được biểu hiện một cách hết sức tự nhiên và cởi mở. Hầu hết các nhân vật trong Rừng Na-uy đều ít nhiều liên quan đến sex. Đó là một Nagasawa, một sinh viên năm hai với đời sống tình dục phóng túng đến mức anh không thể nhớ mình đã ngủ với tám mươi hay với một trăm cô gái. Nagasawa không hề che giấu việc lang chạ của mình mà còn xem nó là một chiến tích, anh có thể ngủ với bất kì cô gái nào mà anh ta gặp phải chỉ bằng tài ăn nói và khả năng tán gái. Với anh việc ngủ với gái là một việc dễ dàng giống như một trò chơi, như cái việc mà người ta hàng ngày phải ăn cơm, uống nước “tui không tin hắn, nhưng hóa ra hắn nói đúng. Dễ thật. Hình như còn hơi dễ quá, khi đã lên men với những cốc bia đã hả [...]và làm tình với chúng” (Haruki Murakami, 2006). Toru cũng thường có những đoạn độc thoại hay đối thoại về tình dục. Khi còn là sinh viên năm nhất, Toru thường hẹn gặp Naoko vào Chủ nhật hàng tuần, sự việc đó gây sự tò mò cho tụi con trai trong khu học xá, cứ sau mỗi lần hẹn hò với Naoko, Toru trở về

145
khu học xá đều phải chịu trận những câu hỏi tọc mạch của bọn chúng “Bọn tui đã thử những động tác gì? Chỗ ấy của con bé nó ra sao? Đồ lót của nó hôm ấy màu gì?” (Haruki Murakami, 2006). Trong câu chuyện về cuộc đời mình, Toru cũng thường hồi tưởng lại những sinh hoạt tình dục của mình đã diễn ra trong quá khứ từ việc anh ngủ với một cô bạn gái chung trường sau khoảng thời gian Kizuki chết, đến cái đêm anh được nếm trải cảm xúc thăng hoa trong tình yêu tại căn hộ của Naoko khi nàng tròn hai mươi tuổi, rồi những lần lang chạ với bọn con gái xa lạ mà anh săn được nơi những quán rượu, hay cả lần quan hệ với Reiko tại căn nhà thuê của anh,... Việc không né tránh chuyện quan hệ tình dục của các nhân vật trong tác phẩm đã giúp H.Murakami tái hiện một cách chân thực hiện thực xã hội Nhật Bản những năm 60 của thế kỉ trước, bởi nếu không nói về tình dục sẽ là không chân thật. Ngay cả những nhân vật nữ cũng đề cập đến cái chuyện mà người ta đánh giá là “thầm kín” đó một cách tự nhiên và chân thật. Midori có lẽ là nhân vật nữ táo bạo nhất khi đề cập đến chuyện tình dục nhiều nhất trong tác phẩm. Trong hầu hết các cuộc gặp gỡ với Toru, Midori đều nhắc đến tình dục từ cái việc hiệu sách của gia đình cô kinh doanh chạy nhất là những tạp chí cung cấp những kỹ thuật làm tình mới, sự thắc mắc về việc bọn con trai sẽ thủ dâm thế nào, cái yêu cầu kì lạ với Toru là mỗi lần thủ dâm hãy nghĩ đến cô, cái cách nói năng đầy ẩn ý, bàn về chuyện tiền nong nhưng lại ám gợi về tình dục ‘Và tớ cũng có để cậu đút nó vào đâu. Vì nó to và cứng quá” (Haruki Murakami, 2006), bạo dạn ngồi xem phim sex giữa một đám đàn ông xa lạ,... Ngay cả Naoko, một cô gái có tính cách khá rụt rè nhưng cũng có những lời nói và việc làm không e ngại về tình dục, nàng kể cho Toru nghe về những lần quan hệ với Kizuki, sự đau khổ khi nhận ra sự bất lực trong tình dục của mình. Rồi nàng cố gắng cho mình một cơ hội mới, gần gũi vơi Toru, giữa nàng và Toru cũng có những cuộc trao đổi không hề ngại ngùng về tình dục. Để nhân vật của mình có những phát ngôn trực tiếp, không né tránh về tình dục, nhà văn H.Murakami như muốn tái hiện một hiện thực sinh động của xã hội đương thời với lối sống tự do, phóng túng của một bộ phận những người trẻ Nhật Bản đang cô đơn lạc lõng giữa cuộc đời, họ xem tình dục như là một phương tiện để kéo gần khoảng cách giữa bản ngã và tha nhân, thế nhưng càng muốn hòa hợp con người càng thấy cô đơn, vô vọng.

146
Như vậy, Rừng Na-uy, nhà văn đã cố ý đưa ngôn ngữ về với tầng sâu của vô thức. Nhờ đó, người đọc có thể lật mở, khám phá những khoảng sâu hun hút trong tâm hồn con người. Bên cạnh đó, với việc khai thác ngôn ngữ mang màu sắc tính dục, khơi gợi nhục dục và cảm giác ái ân, tác giả cũng đã thể hiện được phần bản năng cũng như những ẩn ức sâu thẳm trong tâm hồn con người. Dù là ngôn ngữ trực tiếp hay gián tiếp, được trau chuốt tinh tế hay sử dụng một cách trần trụi thì ngôn ngữ cũng đã khơi gợi được cảm xúc ái ân, những nhu cầu, khát vọng của bản năng luôn được che kín bởi lý trí. Nhờ đó, hệ thống thế giới nhân vật trong tác phẩm hiện lên một cách chân thật hơn, đầy đủ hơn từ góc nhìn phân tâm học.
Với các cách biểu hiện của tiểu thuyết Rừng Na-uy từ góc nhìn phân tâm học từ phương diện nghệ thuật như xây dựng cốt truyện phân mảnh, rời rạc; xây dựng biểu tượng từ những ám ảnh tính dục; nghệ thuật xây dựng không gian – thời gian hay ngôn ngữ mang màu sắc phân tâm đã mang đến một cái nhìn mới trong sáng tạo văn học nghệ thuật của Haruki Murakami. Để khắc họa những ẩn ức, phức cảm trong tâm lý nhân vật, nhà văn đã sử dụng nghệ thuật kể chuyện men theo dòng ý thức của nhân vật, bởi đây là cách thức quan trọng nhất để miêu tải đời sống tinh thần đầy phức tạp của con người. Bên cạnh đó, nhà văn còn sử dụng các biểu tượng, cách xây dựng không gian và thời gian từ cái nhìn ẩn ức để lột tả sự cô đơn, lạc lõng của kiếp người trong cõi nhân sinh. Ngoài ra, hệ thống ngôn ngữ đậm màu sắc tính dục cũng đã góp phần thể hiện được thế giới nghệ thuật độc đáo, mới lạ và phù hợp với dụng ý của nhà văn. Có thể khẳng định, việc nghiên cứu tiểu thuyết Rừng Na-uy từ góc nhìn phân tâm học là một một hướng tiếp cận mới góp phần định hình diện mạo phong cách và sự đóng góp to lớn của nhà văn Haruki Mukarami cho nền tiểu thuyết hiện đại thế kỉ XIX.

147
KẾT LUẬN
Phân tâm học là một trong ba ngành khoa học có ảnh hưởng to lớn đối với nhân loại ở thế kỉ XX. Từ một phương pháp điều trị trong lĩnh vực y học, phân tâm học đã mở rộng đối tượng nghiên cứu và trở thành một trong những phương pháp hiệu quả để khám phá thế giới bí ẩn bên trong con người. Lý thuyết phân tâm học khá phong phú, trong đó nổi bật nhất là lý thuyết về vô thức được Freud xây dựng và phát triển. Vô thức được xem như trung tâm đầu não điều khiển mọi hành vi, gây ra những xung đột bản năng, sự dồn nén của những ham muốn, cũng như phức cảm. Freud đã tuyệt đối hóa vai trò của vô thức bởi nó có một sức mạnh to lớn vượt qua hay thậm chí kiểm soát cả ý thức con người. Freud cũng nêu rõ giữa ý thức và vô thức có một ranh giới mỏng manh mà ông gọi là tiền ý thức hay tiềm thức – quá trình chuyển từ ý thức sang vô thức. Giấc mơ và sự giải thích giấc mơ cũng là một trong những lý thuyết quan trọng của phân tâm học. Giấc mơ chính là biểu hiện cụ thể của vô thức, tất cả các giấc mơ đều là sự khao khát biến những ham muốn của con người thành hiện thực. Vì vậy việc lý giải giấc mơ sẽ góp phần quan trọng trong việc lý giải thế giới tâm hồn con người. Freud còn đề cao vai trò tuyệt đối của tính dục, đây là một phát hiện đã khiến cho cả thế giới phải sửng sốt và cũng khiến cho ông tổ của ngành phân tâm học như Freud gây ra những cuộc tranh cãi quyết liệt cũng như những bất đồng ngay cả trong những học trò của ông như Alfried Adler, C. Jung,.. Tuy nhiên, Freud vẫn bảo vệ quan điểm của mình, ông cho rằng tính dục của con người xuất hiện từ khi đứa trẻ vừa được sinh ra, có lẽ vì vậy mà Freud đặc biệt quan tâm đến tính dục
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top