daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài..................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
7. Cấu trúc của khóa luận.................................................................................. 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: SỰ VẬN ĐỘNG TIỂU THUYẾT NGUYÊN HỒNG
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VIỆT NAM TRƢỚC CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM.................................................................................................. 7
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học .................................................................. 7
1.1.1. Cuộc đời .................................................................................................. 7
1.1.2. Sự nghiệp văn học................................................................................... 9
1.2. Cơ sở hình thành cảm quan hiện thực...................................................... 10
1.3. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyên Hồng.......................... 16
CHƢƠNG 2: SỰ THỂ HIỆN CẢM QUAN HIỆN THỰC VÀ SỐ PHẬN
CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT BỈ VỎ......................................... 20
2.1. Bức tranh hiện thực.................................................................................. 20
2.1.1. Hiện thực nông thôn trước Cách mạng tháng Tám............................... 20
2.1.2. Hiện thực cuộc sống đô thị trước Cách mạng tháng Tám .................... 24
2.2. Số phận con người.................................................................................... 30
2.2.1. Con người lưu manh dưới đáy xã hội ................................................... 30
2.2.2. Con người với nghị lực khát khao hướng thiện .................................... 37
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiCHƢƠNG 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN
CẢM QUAN HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT
BỈ VỎ .............................................................................................................. 40
3.1. Không gian nghệ thuật ............................................................................. 40
3.2. Thời gian nghệ thuật ................................................................................ 47
3.3 Ngôn ngữ................................................................................................... 54
KẾT LUẬN .................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nguyên Hồng là một trong số những thay mặt xuất sắc nhất của nền
văn học hiện thực tiến bộ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Với sức
viết dẻo dai, bền bỉ, cùng tấm lòng nhiệt thành, sôi nổi hiếm có, ông đã để lại
cho kho tàng văn học Việt Nam một khối lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều
thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, hồi kí… Suốt cuộc đời cầm bút, Nguyên
Hồng đã viết những sự thật đau đớn, những khát vọng mãnh liệt của cuộc
đời ông và cuộc đời của những người lao động cùng kiệt khổ. Với cái nhìn hiện
thực từ chiều sâu nhân bản, con người trong sáng tác của ông luôn đẹp và
đáng trân trọng . Nguyên Hồng đã góp vào dòng văn học hiện thực phê phán
Việt Nam tiếng nói yêu thương, tràn đầy tinh thần nhân đạo.
Bỉ vỏ là cuốn tiểu thuyết có ý nghĩa đặc biệt trong sự nghiệp sáng tác văn
chương của Nguyên Hồng. Ngay từ khi ra đời, tác phẩm đã tạo ấn tượng
mạnh mẽ trong lòng độc giả. Đây là cuốn tiểu thuyết có giá trị quán xuyến tư
tưởng chính trong sáng tác của ông, đó là chủ nghĩa nhân đạo thống thiết
mãnh liệt đi trọn đời với người cùng khổ. Có thể thấy, tiểu thuyết Bỉ vỏ là một
trong những minh chứng sắc nét cho đời sống khổ cực của người dân Việt
Nam trước Cách mạng tháng Tám. Từng chương của tác phẩm như những
thước phim khắc họa sâu sắc cuộc sống lầm than, đẩy lớp người dưới đáy xã
hội vào con đường tha hóa, từ đó cho ta thấy bản chất đồi bại, xấu xa thối nát
của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời.
Hiện nay, nhà văn Nguyên Hồng là tác giả được giảng dạy ở nhiều cấp
bậc học trong nhà trường. Việc nắm bắt các tác phẩm của nhà văn như một
chỉnh thể có hệ thống, có quy luật vận động nội tại là cần thiết để từ đó học
tập và giảng dạy tốt các tác phẩm của ông là việc làm cần thiết và có ý nghĩa.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
Xuất phát từ những lí do trên chúng tui lựa chọn nghiên cứu đề tài:
Cảm quan hiện thực và con người trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên
Hồng với mong muốn, được đóng góp thêm một hướng tiếp cận tác phẩm,
đồng thời trang bị cho bản thân kinh nghiệm trong bước đầu nghiên cứu khoa
học và giảng dạy.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyên Hồng là một trong những cây bút xuất sắc của trào lưu Văn
học hiện thực phê phán trước Cách mạng tháng Tám nói riêng, và văn học
Việt Nam hiện đại nói chung. Tiểu thuyết Bỉ vỏ, ngay từ khi ra đời đã gây
tiếng vang trên văn đàn, và được Tự Lực Văn Đoàn tặng giải nhì năm 1937.
Các tác phẩm của ông trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của giới nghiên
cứu phê bình văn học và độc giả.
Trước Cách mạng tháng Tám nhà văn Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà
văn hiện đại năm 1942 đã khẳng định: “Bỉ vỏ là một cuốn tiểu thuyết chứa
chan tinh thần nhân đạo” [14,106]. Tác giả nhấn mạnh sự gắn bó sâu sắc với
nhân dân lao động cùng kiệt khổ để làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn
“Phải sống trong cảnh nghèo, luôn gần gũi xã hội người nghèo, mới có thể
viết được những dòng thành thật và cảm động như Nguyên Hồng” [14,118].
Nhà văn cầu mong ánh sáng rọi đến khắp hang cùng ngõ hẻm, đến khắp cuộc
sống để nảy nở lên ở mọi sự cần lao, những cử chỉ công bằng bác ái và xua
đuổi mọi tối tăm cùng khổ của loài người.
Sau Cách mạng, Nguyên Hồng thu hút nhiều sự quan tâm của giới
nghiên cứu phê bình văn học, một số công trình nghiên cứu công phu của các
tác giả về nhà văn:
Khẳng định vị trí của Nguyên Hồng trong nền văn học hiện thực phê
phán, tác giả Nguyễn Hoành Khung viết: “Ông xứng đáng được coi là nhà
văn chân chính của những người khốn khổ. Một tình cảm nhân đạo thiết tha3
đối với quần chúng lao động cùng kiệt khổ thấm đượm trong sáng tác của nhà
văn. Là cây bút hiện thực phê phán đã bước đầu vươn tới lí tưởng cách mạng,
ông đã đem đến cho trào lưu văn học này những yếu tố mới mẻ tích cực”
[5,44]
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có khá nhiều bài viết khác nhau về
Nguyên Hồng. Ông khẳng định: “Chất dân cùng kiệt chất lao động đã thấm sâu
vào văn chương vào thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Ông thật sự là nhà
văn của người dân lao động” [7,106]. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra những bản
chất trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyên Hồng “Một chủ nghĩa nhân đạo
thống thiết hướng về những tầng lớp cùng khổ nhất. Một niềm tin không bao
giờ lụi tắt ở phái ánh sáng của tâm hồn con người” [7,149].
Tìm hiểu về thế giới nhân vật trong tác phẩm của Nguyên Hồng, giáo sư
Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Nhiều nhân vật của Nguyên Hồng in đậm vào
cảm quan người đọc như những người có tầm vóc thật lớn, không phải nhờ
vào tư tưởng vĩ đại, nhờ sự nghiệp những chiến công phi thường, mà vì mang
trái tim lớn có sức chứa đựng những đau khổ chồng chất, những bất hạnh dồn
dập” [7,151]. Bao quát đầy đủ nét tính cách nhân vật của Nguyên Hồng, sẽ
bắt gặp những phẩm chất của con người Việt Nam nói chung. Tuy nhiên nhân
vật của Nguyên Hồng về cơ bản “bắt nguồn từ những đặc điểm của con người
Hải Phòng trong thực tại” [7,166]. Nguyên Hồng “dồn lên vai nhân vật của
mình đủ thứ tai hoại có thể có ở trên đời, gây ra cảm giác nặng nề cho người
đọc… để nói cho đầy đủ, nói cho triệt để nỗi oan khổ ở đời” [10,99]. Đây
cũng là một đặc điểm của ngòi bút Nguyên Hồng, nhân vật của ông dù có
chịu bao nhiêu tai họa vẫn không bao giờ gục ngã về tinh thần. Ngoài ra nhà
nghiên cứu cũng khẳng định, phong cách của Nguyên Hồng mang màu sắc trữ
tình giàu yêu thương lãng mạn: “Nguyên Hồng nhà văn viết bằng trái tim hơn
là bằng lí trí tỉnh táo” [9,23]
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
Nhận định cảm hứng chủ đạo và xung đột nghệ thuật trong sáng tác
của Nguyên Hồng, GS Trần Đăng Xuyền đã khẳng định cái nhìn hiện thực và
con người từ chiều sâu nhân bản: “Cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của
Nguyên Hồng ấy là niềm khao khát thể hiện sâu sắc, đầy đủ đến tận cùng
những nỗi khổ đau uất ức của những người dân lao động cùng kiệt khổ, mà trước
hết là những người phụ nữ và những đứa trẻ bất hạnh. Một tình cảm vừa nồng
nàn, vừa sôi nổi, vừa mãnh liệt… thể hiện niềm tin không gì lay chuyển được
ở phẩm chất tốt đẹp của người lao động…” [7,317].
Tác giả Chu Nga trong bài viết: Nguyên Hồng và quá trình sáng tác của
anh đã nhận xét chủ nghĩa nhân đạo của Nguyên Hồng đó là: “Tiếng nói yêu
thương, vì dưới ngòi bút của anh cả một cô gái điếm, một tên lưu manh chạy
vỏ cũng hiện lên như con người có tình yêu thương chân thành và có lòng
nhân đạo” [11,37].
Điểm lại lịch sử sáng tác của Nguyên Hồng tác giả Như Phong cho
rằng: “Nguyên Hồng đã tả lại cuộc đời cực khổ của những người dân nghèo
vùng ngoại ô thành phố cảng trước Cách mạng tháng Tám với một sức tái
hiện mạnh mẽ lạ thường … người đọc như bị lôi xoắn vào thế giới sầu thảm
kinh hoàng trong đó hằng ngày con người bị rút xương, rút tủy bởi những
công việc kiệt sức, bị tùng xẻo liên miên bởi những đói rách, thiếu thốn, công
nợ, bị treo lơ lửng suốt đời trên miệng vực của ngày mai khủng khiếp”
[16,178].
Đánh giá vị trí của Nguyên Hồng qua tiểu thuyết Bỉ vỏ tác giả Khái
Vinh phát biểu: “Với tác phẩm này lần đầu tiên trong văn học Việt Nam có
một nhà văn miêu tả lớp người lưu manh, cặn bã của xã hội với sự cảm thông
sâu sắc nhất với sự đắng cay, yêu thương tột bậc” [21,136]. Ông cho rằng:
“Nguyên Hồng đã từ nhiều góc độ khác nhau soi sáng và phát hiện ra những
nét phong phú trong tâm hồn người lao động” [21,114].5
Như vậy điểm qua các lịch sử nghiên cứu tác phẩm Nguyên Hồng, ta
thấy hầu hết các bài viết mang tính lẻ tẻ, gợi mở, chưa có công trình nào trọng
tâm nghiên cứu cảm quan hiện thực và con người trong Bỉ vỏ.
Kế thừa những tác giả đi trước, chúng tui đi vào tìm hiểu Cảm quan
hiện thực và con ngƣời trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng với
mong muốn đóng góp một cách tiếp cận tác phẩm hiện thực của Nguyên
Hồng trước Cách mạng tháng Tám, và đồng thời khẳng định tài năng, vị trí
Nguyên Hồng trong văn học Việt Nam 1930-1945.
3. Mục đích nghiên cứu
- Từ quan niệm nghệ thuật về con người, chúng tui đi sâu tìm hiểu cảm
quan hiện thực và con người trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng
- Khẳng định vị trí, tài năng và những đóng góp của Nguyên Hồng với
văn học giai đoạn 1930-1945 nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Từ cơ sở hình thành cảm quan hiện thực chúng tui đi sâu tìm hiểu sự
thể hiện: Cảm quan hiện thực và con người trong tiểu thuyết Bỉ vỏ ở phương
diện nội dung, và một số phương diện nghệ thuật biểu hiện cảm quan hiện
thực và con người trong tiểu thuyết Bỉ vỏ.
- Khóa luận góp phần quan trọng trong việc học tập, giảng dạy và
nghiên cứu tác phẩm Nguyên Hồng trong nhà trường THPT.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cảm quan hiện thực và đời sống con người
trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng.
- Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Bỉ vỏ - Nguyên Hồng – Nxb Văn học
2003
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
Để triển khai đề tài chúng tui sử dụng phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp.
- Phương pháp phân tích tác phẩm.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Sự vận động tiểu thuyết Nguyên Hồng trong đời sống văn
học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám
Chương 2: Sự thể hiện cảm quan hiện thực và số phận con người trong
tiểu thuyết Bỉ vỏ
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật biểu hiện cảm quan hiện
thực và con người trong tiểu thuyết Bỉ vỏ7
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
VỊ TRÍ NGUYÊN HỒNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VIỆT NAM
TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học
1.1.1. Cuộc đời
Nhà văn Nguyên Hồng tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5-
11-1918 tại thành phố Nam Định. Ông sinh ra trong một gia đình viên chức
nghèo. Cha mất sớm, từ nhỏ đã theo mẹ ra Hải Phòng kiếm sống trong các
xóm chợ nghèo. Cuộc đời bất hạnh, số phận éo le trắc trở nhưng ông vẫn yêu
cuộc sống tha thiết. Những năm tháng đáng nhớ nhất trong cuộc đời ông gắn
liền với từng góc phố, bến tàu những con người lam lũ vất vả, dưới đáy xã hội
nơi đất Cảng. Chính từ hoàn cảnh sống gắn bó máu thịt với người lao động
cùng khổ, đói cơm, rách áo đã thấm sâu vào văn chương, thế giới nghệ thuật
của ông, mỗi trang viết là tiếng nói chân thực xuất phát từ trái tim bằng tất cả
yêu thương và trân trọng.
Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn Linh Hồn
đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy. Đến năm 1937 ông mới thực sự gây được tiếng
vang trên văn đàn với cuốn tiểu thuyết Bỉ vỏ. Tác phẩm được nhóm Tự Lực
Văn Đoàn trao giải nhì và được đánh giá là bức tranh xã hội sinh động về thân
phận nhưng con người nhỏ bé dưới đáy.
Từ năm 1936 – 1939, Nguyên Hồng tham gia phong trào Mặt trận Dân
chủ (1936-1939) ở Hải Phòng. Năm 1943, Nguyên Hồng tham gia Hội Văn
hóa Cứu quốc bí mật cùng với Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng... trở
thành Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Ông giữ chức vụ Chủ tịch chi hội
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
Văn học nghệ thuật ở Hải Phòng. Nguyên Hồng qua đời vào ngày 2 tháng 5
năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang) trong nỗi day dứt về bộ tiểu thuyết Núi
rừng Yên Thế, viết về cuộc khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám còn đang dang dở.
Hơn bốn mươi năm lao động và sáng tạo nghệ thuật bền bỉ tựa như ông sinh
ra là để cầm bút, mỗi trang văn của Nguyên Hồng đều bật lên từ những đau
khổ cùng cực của cuộc đời, với ông văn chương trước hết là câu chuyện của
tấm lòng, mỗi tác phẩm chính là đứa con tinh thần, là niềm đam mê lớn nhất
của cuộc đời ông. Bởi thế: “văn chương Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh
sự sống. Những dòng chữ đầy chi tiết cứ cựa quậy, phập phồng. Một thứ văn
bám riết lấy cuộc đời và quấn quýt lấy con người.” [6,1]. Ông luôn thấu hiểu,
và cảm thông trước những kiếp người lầm than những cảnh đời cơ cực, thấm
đẫm niềm xót thương thống thiết trước nỗi đau khổ ê chề của những con
người nhỏ bé dưới đáy xã hội. Ông viết về họ bằng tất cả tình yêu thương,
niềm trân trọng như thể đang kể một câu chuyện về chính cuộc đời mình.
Cuộc hò hẹn với văn chương, cùng trái tim yêu thương con người, đã
đưa Nguyên Hồng trở thành nhà văn của quần chúng cần lao, mỗi trang viết là
một sự trải lòng thấm thía, là sự sẻ chia gắn bó với cuộc đời. Ông xứng đáng
là “thế hệ nhà văn tạo ra sự sống” (Như Phong). Chính tình yêu thương con
người vô bờ bến và niềm tin vào một tương lai sáng tươi, là ngọn lửa ấm
nóng, xuyên suốt trong hành trình sáng tác và thấm đẫm trong mỗi trang văn
Nguyên Hồng. Đó chính là cái thổi bùng lên sức sống dài lâu trong mỗi tác
phẩm của nhà văn.
Trong hội thảo “Nhà văn Nguyên Hồng – cuộc đời và sự nghiệp văn
chương nhân kỉ niệm 95 năm ngày sinh của ông (1918 - 2013)”. Nhà thơ Hữu
Thỉnh, chủ tịch hội nhà văn Việt Nam đã khẳng định thành tựu văn học lớn
lao của Nguyên Hồng trong việc đặt nền móng cho văn học nước nhà, và là
một trong những cánh chim đầu đàn của nền văn học Việt Nam hiện đại.9
Nguyên Hồng chính là biểu tượng mẫu mực về sự lao động và hi sinh cống
hiến cho nền văn học dân tôc.
1.1.2. Sự nghiệp văn học
Nguyên Hồng đã dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp sáng tác văn học và
trở thành nhà văn lớn, biểu tượng về đức độ và tài năng, hết lòng vì nghệ thuật.
Ông giống như người thợ cày siêng năng trên cánh đồng chữ nghĩa mênh mông,
và trong tình yêu thương sâu sắc nơi trái tim con người. Nguyên Hồng bắt đầu
viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn Linh Hồn đăng trên Tiểu thuyết thứ
bảy. Đến năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu
thuyết Bỉ vỏ, đó là bức tranh xã hội sinh động về thân phận những "con người
nhỏ bé dưới đáy" như Tám Bính, Năm Sài Gòn... Trong gần năm mươi năm
cầm bút, Nguyên Hồng đã để lại cho đời một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, với số
lượng gần bốn mươi tác phẩm, gồm đủ các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn,
bút kí... trong đó có nhiều tác phẩm có giá trị lâu dài cho nền văn học dân tộc.
Các tác phẩm chính của ông gồm: Tiểu thuyết: Bỉ vỏ (1938); Cuộc
sống (1942); Sóng gầm (1961); Khi đứa con ra đời (1976); Núi rừng Yên Thế
(1981). Truyện vừa, truyện ngắn: Ngọn lửa (1945); Đêm giải phóng (1951);
Giữ thóc (1955); Giọt máu (1956). Ký, hồi ký: Những ngày thơ ấu (1940);
Đất nước yêu dấu (1949). Thơ: Trời xanh (1960); Sông núi quê hương (1973).
Với những đóng góp to lớn của mình ông được nhà nước truy tặng giải
thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.
Tiểu thuyết đầu tay Bỉ vỏ (1938) thành công khi Nguyên Hồng chỉ mới
hai mươi tuổi sau những ngày tháng lủi thủi đi hết từ bến cảng Chợ Sắt rồi mò
đến vườn hoa đưa người để tìm việc làm. Bỉ vỏ là cuốn tiểu thuyết có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong sự nghiệpNguyên Hồng tác phẩm đã gây được tiếng
vang trên văn đàn và đánh dấu tên tuổi của ông. Tiểu thuyết xoay quanh nhân
vật trung tâm là Tám Bính, một cô gái thôn chân quê thật thà, chất phác, giàu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
tình yêu thương và đức hi sinh, nhưng chính hiện thực lạc hậu của vùng quê
cùng kiệt cùng những hủ tục, định kiến khắc nghiệt đã đẩy cô tới bước đường tha
hóa, gia nhập kiếp sống giang hồ của những kẻ đáy cùng xã hội nơi phố cảng
Hải Phòng.
Cuộc đời Bính là chuỗi dài những bi kịch nối tiếp, trót dại mang thai
với một tên sở khanh sinh ra đứa con trai nhưng bị cha mẹ ruồng rẫy, nhẫn
tâm bán đứa nhỏ. Ám ảnh bởi những hủ tục, Bính bỏ lên Hải Phòng kiếm tiền
chuộc con và hi vọng tìm được cha của đứa trẻ để gia đình đoàn tụ. Sau nhiều
biến cố, cô trở thành gái giang hồ. Trong lúc bệnh tật đau khổ cùng cực nhất,
Bính được Năm Sài Gòn chùm chạy vỏ khét tiếng cưu mang. Năm bị bắt bỏ
tù, Bính trở lại buôn bán kiếm sống qua ngày, hi vọng anh ra tù cả hai làm lại
cuộc đời. Năm thoát ra ngoài nhưng không nghe lời khuyên của Bính, “ngựa
quen đường cũ” tiếp tục hành nghề cướp giật. Bính bị lôi kéo vào con đường
lưu manh trở thành “bỉ vỏ” khét tiếng. Do ghen tuông Năm đuổi Bính đi, để
cứu cha mẹ đang gặp tai họa khỏi bị tù Bính nhận lời lấy một tên mật thám.
Trong một lần trộm cắp Năm bị bắt dưới tay chồng Bính. Ân tình xưa thôi
thúc Bính cứu Năm thoát khỏi tù đày cả hai trở lại sống cuộc sống ngoài vòng
pháp luật. Nhưng trong lòng Bính vẫn day dứt khao khát cuộc đời trong sạch.
Cuối cùng Bính phải trả giá, Năm đã giết chết đứa con đầu lòng Bính mong
mỏi tìm lại, trong một lần “làm tiền”, và cả hai đã bị bắt bởi chính tên mật
thám là chồng cô trước đây.
Qua nhân vật Tám Bính tác giả đã phơi bày bộ mặt bất công của trật
tự xã hội đương thời, từ bọn cường hào với thành kiến, hủ tục, đến thành
thị bẩn thỉu đê hèn. Bỉ vỏ không chỉ tái hiện xã hội chính xác, khách quan,
mà còn đi sâu vào từng ngóc ngách trong thẳm sâu tâm hồn con người để
yêu mến nâng niu.
1.2. Cơ sở hình thành cảm quan hiện thực11
Lâu nay khái niệm cảm quan được dùng khá phổ biến: cảm quan đời
sống, cảm quan đô thị, cảm quan tôn giáo, cảm quan nghệ thuật, cảm quan
hậu hiện đại…
Về phương diện ngôn ngữ học, theo Từ điển tiếng Việt (2004), tác giả
Hoàng Phê viết rất ngắn gọn: “cảm quan”: giác quan, bộ phận của cơ thể
chuyển tiếp tiếp nhận những kích thích từ bên ngoài [12,294]. Theo nghĩa này
“cảm quan” thiên về vai trò của yếu tố khách quan, lý trí, nhấn mạnh sự tác
động của bên ngoài đến nhận thức.
Trong tiếng Anh, từ “Feeling” có nghĩa tương đương với “cảm quan”.
Thuật ngữ này mang nghĩa khái quát là tổng hợp giác, là cầu nối giữa ý thức
với tiềm thức và vô thức, giữa bản năng và lý trí. Trong thực tiễn sử dụng
ngôn ngữ tiếng Việt, khái niệm cảm quan dùng với nghĩa phổ biến đó là loại
nhận thức đặc biệt, nhận thức không phải bằng lôgic, bằng khái niệm mà bằng
cảm giác, cảm tính, có tính trực cảm, trực giác được phát tiếp từ vô thức.
Việc giải thích mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và tác phẩm nghệ
thuật, cảm quan hiện thực của người nghệ sĩ không phải là một công việc giản
đơn, máy móc mà nó đòi hỏi phải có sự nhạy cảm và tinh tế trong tư duy, tư
tưởng của nhà văn. Phản ánh hiện thực là thuộc tính của văn nghệ nhận thức
và biểu hiện tư tưởng tình cảm thái độ nhà văn. Có thể thấy cảm quan hiện
thực trong văn Nguyên Hồng khơi nguồn từ thực tiễn xã hội Việt Nam trước
Cách mạng tháng Tám, nhân tố chủ quan và khách quan xuất phát từ cuộc đời
và bản thân nhà văn. Hai nhân tố này giữ vai trò quan trọng tạo nên cái nhìn
hiện thực, cảm thông, trân trọng, yêu thương, nâng niu những người cùng
khổ, xuyên suốt quá trình sáng tác của Nguyên Hồng.
1.2.1. Nhân tố khách quan
Hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX có
những biến đổi sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa. Để
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi12
dễ dàng cai trị và bóc lột nhân dân ta, thực dân Pháp dựng lên bộ máy cai trị
và hệ thống quan lại tay sai, tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất,
sử dụng bạo lực và chính sách ngu dân. Thực dân cấu kết với phong kiến vơ
vét sức người sức của trắng trợn.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác
thuộc địa sâu sắc hơn lần thứ nhất, cuộc khai thác này đã tàn phá nặng nề nền
kinh tế của nước ta. Bàn tay cai trị của chúng đã nhúng sâu tận đáy xã hội,
từng ngõ ngách, xó xỉnh từ thôn quê đến đô thị, khiến xã hội ngày càng trở
nên ngột ngạt.
Tại các đô thị lối sống Âu hóa theo kiểu Tây Phương cũng bắt đầu gõ
của từng gia đình, đường phố. Một số thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng ,
Nam Định... là tụ điểm của tiệm thuốc phiện, nhà xăm, hãng rượu. Kéo theo
là số lượng lớn các nhà chứa gái mại dâm, những con nghiện và sự tha hóa,
suy đồi về đạo đức. Trong truyện Người đàn bà Tàu, Nguyên Hồng viết:
“Ngòi chiến tranh lăm le bùng nổ. Giá sinh hoạt tăng gấp đôi gấp ba. Nhất là
nhà ở, gạo củi, và vải đắt không thể tưởng tượng được… Thấy chắc sự sống
còn đói khổ và bọn thống trị không những không cải thiện cho công nhân lại
còn phạt và khủng bố”. Hiện thực xã hội này được Nguyên Hồng khái quát
trong Bỉ vỏ: “Hà nội thủ đô của xứ Bắc Kỳ, một thành phố đầy rẫy sự ăn chơi
xa xỉ, đã tạo ra một số gái mãi dâm không đếm xiết, thì Hải Phòng, một hải
cảng sầm uất bậc nhất Đông Dương, một thành phố công nghệ mở mang, với
hơn 30.000 dân lao động bần cùng ở các tỉnh dồn về, cũng có một đặc điểm là
sản xuất được một số anh chị gian ác liều lĩnh không biết bao nhiêu mà kể”
[4,48]
Ở nông thôn lễ giáo phong kiến, cùng với hủ tục lạc hậu và bọn tay sai
đã bóp nghẹt đời sống nhân dân lao động. Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở
nên sâu sắc, thực dân phong kiến đặt ra vô vàn thứ thuế để bóc lột dân ta.13
Thuế thân, thuế gạo, thuế muối… ngay cả người chết rồi vẫn phải nộp thuế.
Điển hình trong Tắt đèn, thứ thuế vô lí đó đã đẩy gia đình chị Dậu vào cảnh
khốn cùng, thân phận con người rẻ rúng không bằng cả con chó. Xã hội mà
đồng tiền có thể mua được tính mạng, danh dự, phẩm giá được phản ánh rõ
trong Giông tố của Vũ Trọng Phụng. Xã hội mà nhà tù thực dân tiếp tay cho
bọn cường hào ác bá, cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính của người lao động,
đẩy họ ra khỏi xã hội loài người trong Chí Phèo của Nam Cao. Nguyên Hồng
với cái nhìn hiện thực từ chiều sâu nhân bản, ông đã chỉ ra căn nguyên cội rễ
khiến con người lâm vào cảnh khốn cùng, đó là những phong tục, lễ nghi,
định kiến cổ hủ đẩy biết bao cô gái lương thiện như Bính vào cuộc đời tối tăm
của một bỉ vỏ lành nghề.
Hiện thực xã hội hiện lên trong sáng tác của Nguyên Hồng đầy rẫy
những bất công vô lý, với những hủ tục lạc hậu, định kiến độc ác. Chính
những điều này là nguyên nhân đẩy con người đặc biệt là người phụ nữ vào
cảnh khốn cùng. Mợ Du- người mẹ trong tác phẩm (Những ngày thơ ấu), bà
Thưởng (Hai mẹ con), Tám Bính (Bỉ vỏ) là những người phụ nữ như thế.
Theo Nguyên Hồng: “Người đàn bà Việt Nam cằn cỗi vì cùng khổ, vì con cái
nheo nhóc, vì bị cầm xích bởi những thành kiến, phong tục lễ nghi đè nén
nặng nề” [3,129]
Như vậy, xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX có những biến đổi
sâu sắc trên nhiều lĩnh vực. Chính sự thay đổi đó là cơ sở cho sự xuất hiện một
dòng văn học mới, đó là dòng văn học hiện thực phê phán. Là nhà văn thuộc
dòng văn học này, Nguyên Hồng luôn bám sát hiện thực, nhưng cái độc đáo đó
là nhà văn vừa lý giải, vừa khám phá nguyên nhân tha hóa của con người, lại vừa
ca ngợi vẻ đẹp của họ. Chính hoàn cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn này đã ảnh
hưởng đến thế giới quan của Nguyên Hồng và tác động không nhỏ đến việc hình
thành cảm quan hiện thực và con người trong tác phẩm của ông.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top