vo_doi_dot_com

New Member

Download Tiểu luận Vận dụng lý luận quan điểm toàn diện để phân tích tình hình kinh tế Việt Nam từ 1975 - 2000 miễn phí





 
MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
I. Những lý luận về quan điểm toàn diện 2
1. Cơ sở lý luận 2
2. Yêu cầu của quan điểm toàn diện 3
3. ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm toàn diện 3
II. Vận dụng lý luận vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam 4
1. Khái niệm nền kinh tế thị trường, ưu điểm và nhược điểm. Thị
trường định hướng XHCN 4
2. Thực trạng và quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN ở Việt Nam 6
3. Tính toàn diện trong xây dựng nền kinh tế thị trường 11
KẾT LUẬN 14
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Vận dụng lý luận quan điểm toàn diện để phân tích tình hình kinh tế Việt Nam từ 1975 - 2000
Lời nói đầu
Năm 1975, giải phóng Miền Nam, đất nước ta hoàn toàn độc lập, hai miền Nam - Bắc thống nhất, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. nhiệm vụ đặt ra trước mắt là phải khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh và cải rạo nền kinh tế Miền Nam cho phù hợp với mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa ( XHCN).
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một trong những nội dung cơ bản của quá trình đổi mới quản lý kinh tế ở nước ta và đã được các Nghị quyết của Đại hội VI, đại hội VII. Đại hội VIII, chiến lược phát triển kinh tế xã hội 1991 - 2000, Đại hội IX và Nghị quyết trung ương Đảng khẳng định trong đó cơ chế thị trường và quản lý nhà nước là hai yếu tố cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Đảng và Nhà nước đã quyết tâm thực hiện quá trình đổi mới thông qua một chương trình đổi mới thể chế một cách sâu rộng triệt để và toàn diện nhằm thực hiện việc xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN. Đổi mới cơ chế quản lý với mục tiêu xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành toàn diện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
Do vậy việc nghiên cứu quan điểm toàn diện trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường XHCH là hết sức quan trọng và cấp bách. Trong 15 năm nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Thoát khỏi khủng hoảng, đạt tốc độ phát triển nhanh, đời sống của nhân dân được cải thiện, chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ. Với nền kinh tế đa thành phần hội nhập với nền kinh tế thế giới. Và nhất là hiện nay toàn Đảng toàn dân đang tích cực tham gia góp ý kiến xã hội 10 năm phát triển 2001 - 2010 thì nghiên cứu quan điểm toàn diện càng trở nên quan trọng và cấp thiết.
I. Những lý luận về quan điểm toàn diện
1. Cơ sở lý luận
Quan điểm toàn diện được xuất phát từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép quan hệ biện chứng đó là:
Các sự vật hiện tượng không tồn tại cô lập, biệt lập mà thống nhất với nhau, ràng buộc lẫn nhau, qui định và chuyển hoá lẫn nhau.
Không chỉ trong tự nhiên mà trong lĩnh vực đời sống xã hội và tinh thần, mọi sự vật - hiện tượng cũng luôn luôn liên hệ, tác động quan lại lẫn nhau. Sự liên hệ đó mang tính khách quan và là tính phổ biến của các hiện tượng - sự vật trong thế giới khách quan.
Trong thế giới khách quan có vô vàn mối liên hệ, chúng rất đa dạng và giữ vai trò vị trí khác nhau trong sự tồn tại vận động và phát triển sự vật hiện tượng.
+ Có mối liên hệ bên trong ( sự liên hệ tác động lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận bên trong sự vật hiện tượng ), lại có mối liên hệ bên ngoài và nó cũng là mối liên hệ hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy không có sự kiện nào tồn tại trong trạng thái cô lập tách rời các sự kiện khác.
+ Có mối liên hệ chung trong toàn bộ thế giới cũng có mối liên hệ riêng trong từng lĩnh vực cụ thể.
Từ nhận thức trên trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có các yếu tố thị trường, các công cụ quản lý kinh tế. Quan điểm toàn diện ở đây thể hiện ở chỗ muốn xây dựng nền kinh tế thị trường phải xây dựng các yếu tố thị trường mang tính đồng bộ, tính toàn diện, xây dựng các công cụ đồng thời cũng hoạt động chứ không thể xây dựng các công cụ riêng biệt đứng lẻ loi, riêng rẽ, sẽ rất khó có tác dụng trong việc xây dựng nền kinh tế.
2.Yêu cầu của quan điểm toàn diện
Quan điểm toàn diện đòi hỏi để có được nhận thức đúng về sự vật chúng ta phải xem xét nó trên hai khía cạnh
a. Trong mối quan hệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính khác của sự vật đó.
b. Trong mối liên hệ giữa sự vật đó với sự vật khác ( kể cả trực tiếp và gián tiếp )
V.I lênin viết: " Muốn thực sự hiểu được sự vật cần nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và " quan hệ gián tiếp " của sự vật đó" ( V.I Lê nin toàn tập Nhà xuất bản tiến bộ Matxcơva, 1979, t.42, tr 364).
Quan điểm toàn diện đòi hỏi để nhận thức được sự vật, chúng ta cần xem xét nó trong mối quan hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. ỉng với mỗi con người mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh nhất định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạn những mối liên hệ. Bởi vậy tri thứcđạt được về sự vật cũng chỉ là tương đối, không đầy đủ, không trọn vẹn.
Như vậy quan điểm toàn diện chân thực đòi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ sự vật đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó.
3. ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm toàn diện
Để cải tạo một sự vật hiện tượng, để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra trong hoạt động thực tiễn, đòi hỏi một hệ thống các biện pháp nhất định. Nếu thiếu tính toàn diện trong các chủ trương biện pháp thì sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Song toàn diện đồng bộ không phải cái gì cũng đặt ra một cách giàn đều, tràn lan, mà đòi hỏi trong mỗi một thời kỳ, mỗi một giai đoạn phải có những chủ trương, những biện pháp mang tính trọng tâm, trọng điểm, xác định được những khâu then chốt tập trung giải quyết để làm cơ cở cho những chủ trưởng biện pháp khác một cách đồng bộ.
Góp phần khắc phục lối suy nghĩ giản đơn, một chiều, phiến diện. Chống lại chủ nghĩa chết chung và thuật nguỵ biện ( chủ nghĩa chết chung nhân danh toàn diện để kết hợp một cách vô nguyên tắc những cái hết sức khác nhau thành một hình ảnh không đúng về sự vật ); ( thuật ngụy biện thì lại lập luận chủ quan thứ yếu thay cho chủ yếu, lấy cái không cơ bản thay cho các cơ bản ... nhằm xuyên tạc biện chứng của sự vật ).
II. Vận dụng lý luận vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Vận dụng quan điểm toàn diện vào hoạt động thực tiễn cũng đòi hỏi chúng ta phải kết hợp chặt chẽ giữa " chính sách dàn đều" và chính sách có trọng điểm" V.I Lê nin.
1. Khái niện nền kinh tế thị trường, ưu điểm và nhược điểm. Thị trường định hướng XHCN.
a. Khái niệm
Kinh tế thị trường thể hiện trình độ cao của kinh tế hàng hoá, quan hệ hàng hoá - tiền tệ trở lên phổ biến. Trong lịch sử nhân loại đã diễn ra các hình thức kinh tế khác nhau như: Kinh tế tự nhiên, kinh tế tự cung tự cấp, kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường là hình thức kinh tế văn minh, đó là nền kinh tế vận động, phát triển gắn liền với hệ thống đồng bộ các thị trường hàng hoá dịch vụ, thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường tài nguyên.
Kinh tế thị trường đầy đủ gắn liền với một hệ thống luật lệ thể chế, hệ thống các đạo luật, các qui phạm và xương sống của nền kinh tế. Về thực chất là các khuôn khổ pháp l
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D tiểu luận xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới, cơ hội và thách thức cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
R TIỂU LUẬN MÔN LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CÔNG TY VẬN TẢI NIỀM TIN Luận văn Kinh tế 0
M Tiểu luận: VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC NHÂN DÂN LAO ĐỘNG THAM GIA ĐÔNG ĐẢO VÀO QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận:VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ N Tài liệu chưa phân loại 0
K Tiểu luận: Tư tưởng Đức Trị của Khổng Tử và vận dụng trong quản lý doanh nghiệp hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận: quá trình phát triển kinh tế của nước ta dựa trên sự vận dụng mối quan hệ giữa lực lượng Tài liệu chưa phân loại 0
A Tiểu luận: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng n Văn hóa, Xã hội 0
H Tiểu luận: Vận dụng lý luận về hình thái kinh tế xã hội giải thích quá trình phát triển của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
N Tiểu luận: Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, vận dụng vào việc xây dựng CNXH ở nước ta Văn hóa, Xã hội 0
H Tiểu luận: Quan điểm toàn diện và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở VN hiện nay Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top