Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Tiểu luận:VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TƯ SẢN
2
Mầm mống của tư tưởng phân quyền nảy sinh ở Hy Lạp, thể hiện qua những cải cách bộ máy nhà 
nước hết sức tiến bộ của Ephialtes (TK V tr.CN) và Pericles (495-429 tr.CN), 2 nhà chính trị tài ba. Vào thời kì của Ephialtes ở Athens, quyền lập pháp thuộc về Hội nghị nhân dân, quyền hành pháp thuộc về Hội đồng nhân dân gồm 500 viên chức và quyền tư pháp thuộc về Toà án nhân dân gồm 6000 người. Ở La Mã từ TK VI dến TK I tr.CN, tình hình diễn ra tương tự như Athens, họ đã xây dựng 1 nền cộng hòa áp dụng phương pháp chia quyền và phân quyền khéo léo nhờ xây dựng được 1 Hiến pháp riêng với 3 cơ quan quyền lực cao  nhất  là Hội nghị công dân (gồm 3 hội nghị khác  nhau), Viện  nguyên lão và Nhà nước La Mã. Nói đến tư tưởng phân quyền thời cổ đại phải kể tới Aristote (384-322 tr.CN). Ông là nhà tư tưởng đầu tiên trình bày một cách rõ ràng tư tưởng phân quyền và khái quát mối quan hệ giữa chúng. 
Qua các giai đoạn của thời kì phong kiến với quyền lực đều theo cơ chế tập quyền, đến thời kì 
cách mạng tư sản ở Tây âu thì tư tưởng phân quyền của Aristote được “phục hưng”, kế thừa và phát triển ở một trình độ cao hơn bởi các học giả như John Locke (1632-1704), Montesquieu (1689-1755) và các tác giả khác. Tìm hiểu tư thưởng của John Locke, ta sẽ thấy đây là 1 tư tưởng được hình thành dựa trên cơ sở 1 sự suy diễn pháp lí diễn dịch từ thực tế sinh động của lịch sử kết hợp với sự kế thừa từ các bậc tiền bối thì ở Montesquieu lại là “một quy tắc của nghệ thuật chính trị, một thủ đoạn chính trị, hơn nữa, một bí quyết chính trị và đồng thời, nguồn cảm hứng suy luận chính là sự quan sát Hiến pháp nước Anh, chính thể nước đó thời bấy giờ”, tất nhiên là trên cở sở kế thừa người đi trước. Ngoài ra còn một số tác giả khác như Rousseau (1712-1778) hay Kant (1724-1804) đã góp phần hoàn thiện thêm tư tưởng này dù không cụ thể và toàn diện được như Montesquieu. 
Sau các tác giả trên đây cho đến ngày nay, dường như loài người chỉ quan tâm đến việc “vật chất 
hóa” hay “hiện thực hóa” tư tưởng phân quyền hơn là tiếp tục trình bày những lí luận về nó. Dù thế, tư tưởng chia quyền quyền lực vẫn được thể hiện rõ nét và hoàn thiện trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản đương đại.
c. Ưu điểm và hạn chế:  
Về ưu điểm, khái quát mà nói, đây là một tư tưởng dân chủ, nhân đạo và tiến bộ vì nó phục vụ đắc 
lực cho cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài, chuyên chế, sự lạm quyền trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước, bảo vệ tự do cho con người. Phân quyền là để đảm bảo cho quyền lực nhà nước không những không tập trung trong tay một tổ chức hay cá nhân nào mà còn bị kiềm chế, kiểm soát. Nhờ đó mà hạn chế được quyền lực của chính quyền, phát triển các kỹ năng chuyên môn, gia tăng tính hiệu quả và tác dụng của chính quyền. Từ đó khẳng định được vị trí và vai trò của mỗi ngành trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước và việc đảm bảo tự do cho nhân dân. Vì thế, phân quyền chỉ thích hợp với chế độ dân chủ, chỉ có thể hiện diện và tồn tại trong chế độ ấy. Bằng chứng là nó được ghi nhận trong những văn bản có hiệu lực tối cao của nhiều nhà nước.
Tuy nhiên, hạn chế của tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước là nó không thể áp dụng một cách 
triệt để hay tuyệt đối trung thành với lí thuyết trong tổ chức bộ máy nhà nước. Nếu như áp dụng triệt để thì sẽ dấn đến sự cô lập, tách biệt hoàn toàn hoặc mâu thuẫn với nhau trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Thực tế đã chứng minh điều này, thể thức cô lập hoàn toàn các quyền đã đưa đến tình trạng bế tắc hay mâu thuẫn giữa hành pháp và lập pháp như trong bối cảnh thời kì cách mạng Pháp. Trong chính quyền đó, người ta đã áp dụng triệt để phân quyền tới mức không có công quyền nào tiếp xúc với công quyền nào. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Pháp lúc bấy giờ. Từ những lí do đó, việc áp dụng triệt để tư tưởng phân quyền khó có thể bảo đảm được sự thống nhất của quyền lực nhà nước – một tất yếu khách quan cho sự tồn tại của thiết chế này. Ngoài ra, mỗi quốc gia có một điều kiện, hoàn cảnh riêng nên việc áp dụng nguyên tắc phân quyền không thể theo nguyên mẫu mà phải có những biến dạng của nó, tùy theo điều kiện và giai đoạn phát triển mỗi nước. 
II/ SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TƯ SẢN.
1. Lí do vận dụng tư tuởng phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nuớc tư sản. 
Về mặt lí luận, các học giả tư sản coi tư tuởng phân quyền là hòn đá tảng của nền dân chủ tư sản và 
hết sức quán triệt nó trong bộ máy nhà nuớc. Trong điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của thời đại mình, 

Dành riêng cho anh em Ketnooi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D tiểu luận xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới, cơ hội và thách thức cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
R TIỂU LUẬN MÔN LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CÔNG TY VẬN TẢI NIỀM TIN Luận văn Kinh tế 0
M Tiểu luận: VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC NHÂN DÂN LAO ĐỘNG THAM GIA ĐÔNG ĐẢO VÀO QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Tài liệu chưa phân loại 0
K Tiểu luận: Tư tưởng Đức Trị của Khổng Tử và vận dụng trong quản lý doanh nghiệp hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận: quá trình phát triển kinh tế của nước ta dựa trên sự vận dụng mối quan hệ giữa lực lượng Tài liệu chưa phân loại 0
A Tiểu luận: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng n Văn hóa, Xã hội 0
H Tiểu luận: Vận dụng lý luận về hình thái kinh tế xã hội giải thích quá trình phát triển của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
N Tiểu luận: Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, vận dụng vào việc xây dựng CNXH ở nước ta Văn hóa, Xã hội 0
H Tiểu luận: Quan điểm toàn diện và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở VN hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
N Tiểu luận: Vận dụng quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top