Download Tiểu luận Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội vào sự ngiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
 
Trang
Mở đầu 3
1. Lý do chọn đề tài. 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4
4. Phương pháp nghiên cứu. 4
5. Cấu trúc tiểu luận. 4
Chương 1: Lý luận hình thái KT-XH và vai trò phương pháp luận của lý luận đó. 5
1.1. Lý luận hình thái KT-XH. 5
1.2. Vai trò phương pháp luận của nó. 10
Chương 2: Sự vận dụng hình thái KT-XH vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam. 12
2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về CNXH trước những biến đổi của thời đại. 12
2.2. Sự vận dụng lý luận hình thái KT-XH vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam. 13
Kết luận. 18
Tài liệu tham khảo. 19
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

, hạn chế nhất định. Do đó việc vận dụng đúng đắn lý luận hình thái KT-XH vào sự nghiệp xây dựng CNXH là vô cùng quan trọng.
Nước ta tiến lên CNXH từ điều kiện riêng biệt: nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lao động thủ công là chủ yếu. Do đó muốn thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng CNXH ngoài nguồn nội lực còn cần vận dụng sáng tạo, khoa học lý luận hình thái KT-XH vào điều kiện đất nước.
Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức, của khoa học công nghệ, của xu thế toàn cầu hóa... điều đó đặt ra yêu cầu đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Trong khi đó, hệ thống CNXH ở một số nước Đông Âu và Liên Xô lâm vào khủng hoảng trầm trọng, CNTB đạt được những thành tựu rực rỡ. Yêu cầu Đảng ta phải kiên định sáng suốt trong mục tiêu xây dựng CNXH cho phù hợp với xu hướng của thời đại và điều kiện cụ thể ở nước ta.
Với ý định phần nào giải đáp cho những vấn đề trên, chúng tui lựa chọn đề tài: Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam đã được Đảng cụ thể hoá ở rất nhiều văn kiện đại hội Đảng. Từ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) Đảng đã chỉ rõ mục tiêu xây dựng đất nước sau đổi mới. Mục tiêu đó càng được bổ sung và hoàn chỉnh hơn ở các Văn kiện ở Đại hội đại biểu lần VII, lần thứ VIII, lần thứ IX. Các văn kiện này đã cụ thể hóa từ đường lối cho đến cách thức, biện pháp, con đường để thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng CNXH. Ngoài ra các cuốn Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Nxb Chính trị Quốc gia, 2006), Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Nxb Chính trị Quốc gia, 2007), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng đã trình bày nhiều vấn đề liên quan đến sự vận dụng lý luận hình thái KT-XH vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. Đó là những tư liệu vô cùng quan trọng gợi mở cho chúng tui rất nhiều trong việc triển khai đề tài này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
ở đề tài Sự vận dụng lý luận hình thái KT-XH vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam, chúng tui thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
3.1. Giới thuyết về lý luận hình thái KT-XH và vai trò phương pháp luận của lý luận đó.
3.2. Chỉ rõ sự vận dụng lý luận hình thái KT-XH vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nghiên cứu, trong quá trình triển khai đề tài này, chúng tui vận dụng những phương pháp sau:
4.1. Phương pháp so sánh - đối chiếu.
4.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp.
5. Cấu trúc tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết thúc, nội dung chính của tiểu luận gồm 2 chương.
Chương 1: Lý luận hình thái KT-XH và vai trò phương pháp luận của lý luận đó.
Chương 2: Sự vận dụng lý luận hình thái KT-XH vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
Chương 1
lý luận hình thái KINH Tế -Xã hội
và vai trò phương pháp luận của lý luận đó
1.1. Lý luận hình thái KT-XH
1.1.1. Tiền đề xuất phát để xây dựng lý luận hình thái KT-XH
Xã hội trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào cũng là một hệ thống hết sức phức tạp bao gồm nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, tư tưởng... Tất cả các lĩnh vực đó đều tác động đến con người và thông qua hoạt động của con người, mà hoạt động của con người bao giờ cũng có ý thức, ý chí chỉ đạo. Chính vì vậy, việc giải thích về đời sống xã hội là một vấn đề hết sức phức tạp. Trong suốt quá trình lịch sử lâu dài trước khi Triết học Mác ra đời, các nhà triết học đều duy tâm trong lịch sử. Họ cho rằng lịch sử phát triển theo hướng nào là do đầu óc của các vĩ nhân.
Mác đã phê phán những tư tưởng duy tâm đó, ông đi từ một sự thật đơn giản đó là: Con người muốn tồn tại cần có thức ăn, thức uống, nhà ở. Những thứ này không có sẵn trong tự nhiên. Vì vậy, muốn có nó, con người phải tiến hành hoạt động sản xuất vật chất. Trong quá trình sản xuất vật chất con người ngày càng chế tạo ra nhiều công cụ sản xuất và phát triển cả về tư duy, thể chất. Để tồn tại và phát triển, con người không chỉ sản xuất ra của cải vật chất mà còn sản xuất ra của cải tinh thần, ra bản thân con người và các quan hệ xã hội.
Tuy nhiên, ở những thời điểm lịch sử khác nhau, hoạt động sản xuất vật chất lại được tiến hành theo những cách thức khác nhau. Cách thức khác nhau đó, Mác gọi là cách sản xuất. Chính cách sản xuất là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Như vậy, xuất phát từ sản xuất, C. Mác đã phân tích một cách khoa học mối quan hệ lẫn nhau giữa các mặt trong đời sống xã hội và phát hiện ra các quy luật vận động, phát triển của xã hội. Từ đó, C. Mác đi đến khái quát khoa học lý luận về hình thái KT-XH.
1.1.2. Khái niệm hình thái KT-XH
Giữa các mặt trong đời sống xã hội thống nhất biện chứng với nhau tạo thành các xã hội cụ thể tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Các xã hội cụ thể đó được chủ nghĩa duy vật lịch sử khái quát thành phạm trù hình thái KT-XH như sau: "Hình thái KT-XH là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử: dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến thức thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy" [1; 389].
1.1.3. Phép biện chứng trong sự vận động, phát triển của các hình thái KT-XH
1.1.3.1. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất
Quá trình sản xuất của con người chịu sự tác động song cùng đó là con người quan hệ với tự nhiên thông qua việc sử dụng công cụ lao động và quan hệ con người với con người trong sản xuất để hợp thành cách sản xuất. cách sản xuất là "cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở từng giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người" [1; 390].
Mỗi xã hội được đặc trưng bằng một cách sản xuất nhất định. cách sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng: Sự vận động, phát triển của cách sản xuất do sự tác động qua lại một cách biện chứng giữa LLSX và QHSX.
"LLSX là toàn bộ các lực lượng được con người sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Nó bao gồm người lao động với một thể lực, tri thức, kỹ năng lao động nhất định và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Trong quá trình sản xuất sức lao động của con người kết hợp với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, tạo thành LLSX" [1; 391].
"Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. QHSX gồm 3 mặt: Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D tiểu luận xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới, cơ hội và thách thức cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
R TIỂU LUẬN MÔN LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CÔNG TY VẬN TẢI NIỀM TIN Luận văn Kinh tế 0
M Tiểu luận: VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC NHÂN DÂN LAO ĐỘNG THAM GIA ĐÔNG ĐẢO VÀO QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận:VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ N Tài liệu chưa phân loại 0
K Tiểu luận: Tư tưởng Đức Trị của Khổng Tử và vận dụng trong quản lý doanh nghiệp hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận: quá trình phát triển kinh tế của nước ta dựa trên sự vận dụng mối quan hệ giữa lực lượng Tài liệu chưa phân loại 0
A Tiểu luận: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng n Văn hóa, Xã hội 0
H Tiểu luận: Vận dụng lý luận về hình thái kinh tế xã hội giải thích quá trình phát triển của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
N Tiểu luận: Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, vận dụng vào việc xây dựng CNXH ở nước ta Văn hóa, Xã hội 0
H Tiểu luận: Quan điểm toàn diện và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở VN hiện nay Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top