phuoc_love2002

New Member
Link tải miễn phí luận văn
Mỗi người sống trong xã hội đều có những quyền cơ bản, một trong số đó là quyền nhân thân hay chính là “nhân quyền”. Theo qui định của pháp luật, quyền nhân thân là quyền dân sự, gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác, cụ thể như là danh dự, nhân phẩm, uy tín ... Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, công nghệ thông tin cũng đã len lỏi sâu rộng vào cuộc sống của con người mang lại cho chúng ta một cuộc sống đầy đủ hơn, tiếp cận thông tin tốt hơn, đó là những mặt tốt của vấn đề. Tuy thế, trong xã hội hiện đại này, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhiều công dân rất dễ bị xúc phạm trên mạng Internet, trên báo chí với nhiều động cơ, mục đích khác nhau, điều đó khiến cho những người bị xúc phạm đó gặp không ít khó khăn trong cuộc sống.
Để bảo vệ quyền nhân thân, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân, Nhà nước ta đã đưa ra nhiều cách khác nhau. Trong đó, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là quyền nhân thân được nhà nước quy định trong Bộ Luật dân sự năm 2005.
II.NỘI DUNG
1.Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
Danh dự là sự đánh giá của xã hội đối với một cá nhân về các mặt đạo đức, phẩm chất chính trị và năng lực của người đó. Sự đánh giá của xã hội có thể về mặt lao động như nói người cần cù, siêng năng hay lười nhác, có thể về mặt tinh thần thái độ đối với công việc được giao, trong sinh hoạt cá nhân hay cư xử với mọi người xung quanh như người đó sống nghiêm túc hay buông thả, trong quan hệ với mọi người thì thân ái đoàn kết hay ích kỷ.
Như vậy, danh dự của một con người được hình thành từ những hành động và cách cư xử của người đó, từ công lao và thành tích mà người đó có được qua những năm tháng của cuộc đời và được xã hội đánh giá theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa.
Còn đối với tổ chức thì danh dự là sự đánh giá của xã hội và sự tín nhiệm của mọi người đối với hoạt động của tổ chức đó.
Nhân phẩm là phẩm giá con người, là giá trị tinh thần của một cá nhân với tính cách là một con người.
Uy tín chính là giá trị về mặt đạo đức và tài năng được công nhận ở một cá nhân thông qua hoạt động thực tiễn của mình tới mức mà mọi người trong một tổ chức, một dân tộc cảm phục tôn kính và tự nguyện nghe theo
Đối với cá nhân là giá trị về mặt đạo đức và tài năng được công nhận ở một cá nhân thông qua hoạt động thực tiễn của mình tới mức mà mọi người trong một tổ chức, một dân tộc cảm phục tôn kính và tự nguyện nghe theo.
Còn với tổ chức, uy tín là những giá trị tốt đẹp mà tổ chức đạt được trong quá trình hoạt động và được mọi người công nhận.
Nội dung của ba khái niệm “danh dự”, “nhân phẩm”, “uy tín” có sự đan xen với nhau. Trong đó, khái niệm danh dự là khái niệm rộng nhất, danh dự chứa đựng cả nhân phẩm và uy tín. Do đó, xâm phạm nhân phẩm, uy tín chắc chắn sẽ xâm phạm danh dự của cá nhân, tổ chức.
Mặc dù danh dự, nhân phẩm, uy tín là những giá trị nhân thân không trị giá được bằng tiền, tuy nhiên, xâm phạm đến những giá trị này có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chủ thể bị xâm phạm. Chính vì thế, không chỉ ở nước ta, mà ở hầu hết các nước trên thế giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người đều được bảo vệ. Tuy thế, cách bảo vệ có khác nhau. Ở Việt Nam, điều đó được thể hiện rõ nhất qua các quy định của pháp luật. Pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định nhằm bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và bảo vệ danh dự, uy tín của tổ chức.
Theo Hiến pháp năm 1992, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong những quyền cơ bản của công dân, là quyền hiến định :
“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hay phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”.
(Điều 71 Hiến pháp 1992).
“Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết
tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử
lý nghiêm minh”.
(Điều 72 Hiến pháp 1992).
“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật”.
(Điều 73 Hiến pháp 1992).
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được thừa nhận trong Hiến pháp thể hiện sự tôn trọng của chúng ta đối với quyền này; đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc ban hành các quy định cụ thể để bảo vệ quyền này : được thể hiện trong Luật Hình sự, Tố tụng Hình sự, Hôn nhân gia đình, Báo chí, Dân sự và Tố tụng dân sự.
Theo Bộ luật Hình sự năm 1999( sửa đổi, bổ sung 2009), chủ thể có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh như: Tội làm nhục người khác (Điều 121), Tội vu khống (Điều 122), Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính (Điều 226), Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy (Điều 253).

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Tiểu luận: những chính sách và quy định pháp luật về vấn đề nhập cư và quyền của công dân nước thứ b Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận: vấn đề quyền nhân thân của cá nhân Tài liệu chưa phân loại 2
L Tiểu luận: Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn Tài liệu chưa phân loại 0
G Tiểu luận: QUYỀN NĂNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Tài liệu chưa phân loại 0
F Tiểu luận: Phân tích vai trò hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận: Thực thi quyền hạn của Quốc hội trong lĩnh vực ngân sách nhà nước - Thực trạng và giải ph Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: Thực trạng và các biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em là n Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận:VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ N Tài liệu chưa phân loại 0
G Tiểu luận: tính hợp lí của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục Xử phạt vi phạm hành chính Tài liệu chưa phân loại 0
A Tiểu luận: Nhận xét sự thay đổi về thẩm quyền ban hành VBQPPL theo quy định của Luật ban hành VBQPPL Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top