Frasier

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Tiểu luận: Phân tích vai trò hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính Nhà nước
2
LỜI MỞ ĐẦU
Ở nước ta, Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) là các cơ quan quyền lực nhà 
nước. Quốc hội và HĐND nhân dân gồm những đại biểu xuất thân từ nhân dân, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Quốc hội và HĐND do nhân dân bầu ra, trực tiếp giao cho quyền lực nhà nước để thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực đó. Vì vậy, “nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và HĐND” (Điều 6 Hiến pháp năm 1992). Để sử dụng quyền lực nhà nước một cách có hiệu quả. Quốc hội và HĐND thành lập ra các cơ quan nhà nước khác để thực hiện những quyền lực nhà nước nhất định đồng thời  giám  sát  việc  giám  sát  quyền  lực  đó.  Một  trong  những  chức  năng  quan  trọng  của Quốc hội và HĐND đó là thực hiện quyền giám sát. Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND có vai trò rất lớn đối với các cơ quan khác, trong đó có cơ quan hành chính nhà nước. Hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cùng với hoạt động kiểm tra của các cơ quan hành chính nhà nước, hoạt động xét xử của tòa án nhân dân, hoạt động của thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân, hoạt động kiểm tra của các tổ chức xã hội và hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo là các biện pháp pháp lý bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước. Do phạm vi nghiên cứu có giới hạn, nên bài  viết  sau  đây  chỉ  đi  sâu  vào  vấn  đề:  “Phân  tích  vai  trò  hoạt  động  giám  sát  của  cơ quan  quyền  lực  nhà  nước  đối  với  việc  đảm  bảo  pháp  chế  trong  quản  lý  hành  chính Nhà nước”.
NỘI DUNG
I.  Khái  niệm  pháp  chế  và  bảo  đảm  pháp  chế  trong  quản  lí  hành  chính  nhà nước.
1.1.  Khái niệm pháp chế.
Pháp chế là một thuật ngữ được nhắc đến khá thường xuyên ở Việt Nam, trong các 
văn kiện của Đảng, của Nhà nước, trên các phương tiện thông tin, trong các tác phẩm luật học… song nó là cái gì thì hiện nay chưa có một quan niệm thống nhất về vấn đề này. Chúng  ta  có  thể  gặp  nhiều  định  nghĩa  khác  nhau  về  pháp  chế  trong  các  tác  phẩm  khác nhau. Chẳng hạn, các định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt, trong các giáo trình luật học. Xem xét cụ thể các định nghĩa pháp chế trong các công trình trên, ta thấy, mặc dù được diễn đạt khác nhau song giữa các định nghĩa đó có một điểm cốt lõi tương tự nhau, đó là các tác giả của chúng đều đề cập đến yêu cầu hay đòi hỏi pháp luật phải tôn trọng thực hiện bởi các chủ thể trong xã hội, từ nhà nước đến các chủ thể khác. Vì vậy, “Khái niệm pháp chế có thể diễn đạt một cách đơn giản như sau: Pháp chế là sự đòi hỏi mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật hiện hành một cách nghiêm chỉnh và triệt để nhằm tạo ra trong xã hội một trật tự, kỷ cương cần thiết”.
Pháp chế là một khái niệm khoa học có nội dung đa diện, đa diễn mà hạt nhân, cốt 
lõi của nó là sự tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách tự giác, đầy đủ, nghiêm chỉnh, thống nhất trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân. Với tư cách là một biện pháp cấu thành đời sống xã hội, pháp chế quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời với pháp luật, nếu pháp luật vừa là cơ sở, nền tảng để xây dựng pháp chế vừa là công cụ bảo đảm, bảo vệ pháp chế, thì pháp chế cũng vừa là điều kiện cho sự tồn tại của pháp luật vừa là căn cứ, cơ sở để củng cố, phát triển, hoàn thiện pháp luật. Chính vì vậy, pháp chế đã  được  ghi  nhận  trong  Hiến  pháp  của  các  nước  (Điều  12  Hiến  pháp  Việt  Nam  năm 1992).

Dành riêng cho anh em Ketnooi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top