daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân nông thôn tại y tế cơ sở ( Nghiên cứu hai xã Tân Quý Tây và Hưng Long, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh)
MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7 1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 7 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ................................................................ 8 3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................... 9 4. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 9 5. Khách thể nghiên cứu ........................................................................................ 10 6. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................ 10 7. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 10 8. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 10 9. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 17 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 19 1.1. Bối cảnh. ......................................................................................................... 19 1.1.1. Các yếu tố tác động trongchăm sóc sức khỏe ban đầu ............................ 19 1.1.2. Tình hình chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ sở trên thế giới. .. 25 1.1.3. Tình hình chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam ............................... 30 1.2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài ....................................... 41 1.2.1. Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng. .................. 41 1.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến chăm sóc sức khỏe ban đầu, trạm y tế cung cấp dịch vụ CSSKBĐ ........................................................................................ 44 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU .......................................................................................... 51 2.1. Các khái niệm ................................................................................................. 51 2.1.1. Khái niệm sức khỏe ................................................................................ 51 2.1.2. Khái niệm về chăm sóc sức khỏe ban đầu ............................................... 51 2.1.3. Khái niệm về kiến thức hành vi cộng đồng trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe .................................................................................................. 55 2.1.4. Khái niệm về hệ thống y tế công tại địa phương ..................................... 55 2.1.5. Khái niệm về dịch vụ y tế công và tiếp cận dịch vụ y tế ......................... 56 2.1.6. Mối quan hệ giữa Chăm sóc sức khỏe ban đầu với y tế công cộng, y tế dự phòng ............................................................................................................ 57 2.2. Các lý thuyết liên quan ................................................................................... 60 2.3. Cách tiếp cận ................................................................................................. 63 2.3.1. Nguyên tắc cơ bản ................................................................................... 63 2.3.2. Liên quan đến tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phát triển hệ thống y tế. .......................................................................................................... 67 Chƣơng 3: HIỂU BIẾT CỦA NGƢỜI DÂN VỀ CHƢƠNG TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU TẠI TRẠM Y TẾ ................................................. 71 3.1. Thực trạng của trạm y tế xã huyện Bình Chánh. ............................................ 71 3.1.1. Cơ sở trạm y tế. ........................................................................................ 71 3.1.2. Trang thiết bị ............................................................................................ 72 3.1.3. Thuốc thiết yếu ........................................................................................ 73 3.1.4. Nhân lực các trạm y tế xã ........................................................................ 74 3.2. Kiến thức của người dân địa phương về chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu .................................................................................................................. 77 3.2.1. Hiểu biết chương trình nuôi con bằng sữa mẹ ......................................... 77 3.2.2. Hiểu biết chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy ............................... 79 3.2.3. Hiểu biết chương trình chăm sóc thai phụ ............................................... 81 3.2.4. Hiểu biết về chăm sóc sức khỏe trẻ em ................................................... 82 3.2.5. Hiểu biết về tiêm chủng mở rộng ............................................................ 84 3.2.6. Hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường ăn uống .............................. 85 3.2.7. Hiểu biết về phòng chống bệnh sốt xuất huyết ........................................ 87 3.2.8. Nguồn cung cấp thông tin về các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu. 90 3.3. Kiến thức và kết quả thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu .... 91 Chƣơng 4: MỨC ĐỘ TIẾP CẬN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CỦA NGƢỜI DÂN TẠI CƠ SỞ Y TẾ CÔNG .............................................................. 95 4.1. Các chính sách về y tế được triển khai tại địa phương. .................................. 95 4.2. Nhận xét của người dân về chất lượng dịch vụ y tế cơ sở ........................... 102 4.2.1. Về vị trí, viện phí trạm y tế .................................................................... 102 4.2.2. Về tác phong thái độ phục vụ của viên chức trạm y tế. ......................... 104 4.2.3. Về chất lượng dịch vụ y tế cơ sở công. ................................................. 107 4.3. Nhu cầu của người dân đối với hệ thống y tế công tại địa phương .............. 109 4.4. Sự lựa chọn của người dân khi có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe .............. 110 4.5. Góp ý của người dân đối với hệ thống y tế công tại địa phương ................. 113 4.6. Thách thức của Trạm y tế trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân ... 118 4.6.1 Một số bất cập, khó khăn hiện tại của Trạm Y tế Xã ............................. 122 4.6.2. Chồng chéo trong công tác quản lý nhà nước về y tế ............................ 124 4.6.3. Sự khác biệt nhu cầu của người dân ở tại địa phương có Trạm Y tế Phường và Trạm Y tế xã. ................................................................................. 124 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 128 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................................... 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 133 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 138 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Việt Nam, trải qua 40 năm xây dựng và phát triển đất nước thống nhất, mong ước của Đảng, Nhà nước và người dân có được cuộc sống sung túc ấm no hạnh phúc, trong đó chăm sóc sức khỏe cho người dân là điều được chú trọng và quan tâm trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước. “Sức khỏe là vốn quý nhất của con người” [1] xã hội muốn có nguồn lực tốt về thể chất và tinh thần phải được chăm sóc từ khi mới hình thành trong bụng mẹ, ở từng độ tuổi và từng thế hệ nối tiếp, thế hệ sau phải tốt hơn thế hệ trước về thể chất, tinh thần, xã hội. Thực hiện chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu nhà nước đã tiếp nhận và triển khai nhiều chương trình y tế để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân đạt được nhiều kết quả đáng kể. Tuy nhiên mục tiêu của chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu đã đề ra vẫn chưa đạt được. Các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu mới định hướng đến cộng đồng chứ chưa dựa vào cộng đồng. Người dân được tiếp nhận các chương trình y tế định hướng trước mà chưa có sự khảo sát của ngành y tế trước vì vậy đôi khi lãng phí và kém hiệu quả.Các chương trình y tế của các tổ chức hợp tác quốc tế và nhà nước đưa về cho người dân những gì mà mình có chứ chưa đưa về cho người dân những gì mà người dân đang quan tâm quan tâm và thật sự cần đến. Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật khá nhanh, công nghiệp hóa, đô thị hóa, làm cho vùng ven tại thành phố không còn là khu vực thuần nông, song song là nhà máy, xí nghiệp, đa dạng hóa trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, trở thành nơi năng động nên thu hút hàng vạn người dân từ khắp nơi đến để sinh sống, làm việc, do đó nhu cầu chăm sóc sức khỏe rất cần thiết, dẫn đến hiện tượng các Bệnh viện, Trung tâm chuyên khoa quá tải, bệnh nhân chờ đợi, như là một việc tất yếu sẽ xảy ra.Từ năm 1975 cho đến nay các cơ sở Bệnh viện công chưa tăng thêm mà chỉ là những cơ sở cũ, được xây dựng lại hay nâng cấp nên cung không đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.Thực trạng quá tải của bệnh viện tuyến thành phố, quận huyện diễn ra từ nhiều năm qua cho đến hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, người bệnh ngoài chi phí khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, còn phải mất thêm chi phí cho đi lại, thời gian chờ đợi. Bên cạnh đó cung cấp dịch vụ cũng quá tải, xảy ra hiện tượng bệnh nhân không hiểu bác sĩ, bác sĩ không hiểu bệnh nhân, người bệnh chờ đợi hàng giờ gặp bác sĩ, bác sĩ khám hỏi bệnh nhân chỉ trong vòng năm phút, không loại trừ được những hành vi tiêu cực mà xã hội phải đang đối mặt. Trong khi đó trạm y tế với chức năng là tuyến đầu của người dân, người dân được chăm sóc sức khỏe, tham vấn hướng dẫn khám chữa bệnh trong tình trạng thừa công suất. Vì sao người dân không đến trạm y tế mà lại đến bệnh viện, khi có những nhu cầu chăm sóc y tế mà khả năng trạm y tế giải quyết được ? Những yếu tố nào là rào cản người dân ít đến y tế cơ sở ? Người dân nhận xét gì về chất lượng dịch vụ của y tế cơ sở ? Đó là những câu hỏi cần được giải đáp. Từ thực tế này, tác giả thực hiện đề tài: “Tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân nông thôn tại y tế cơ sở tại huyện BìnhChánh”. (Nghiên cứu tại hai xã Tân Quý Tây và Hưng Long huyện Bình Chánh - Thành phố Hồ Chí Minh). 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2.1 Ý nghĩa lý luận Đề tài nhằm hệ thống hóa các khái niệm, làm rõ thêm các lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu sức khỏe. Đồng thời làm sáng tỏ tính phù hợp và khả thi của các chính sách y tế hiện hành liên quan đến chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở. 2.2 Ý nghĩa thực tiễn Đề tài nghiên cứu đánh giá kiến thức của người dân về chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, thực trạng tiếp cận lựa chọn nơi cung cấp dịch vụ y tế và đồng thời tìm hiểu quan điểm của cán bộ y tế cơ sở trong việc thực hiện cung cấp dịch vụ y tế cho người dân tại địa phương góp phần trong công tác quản lý, đưa ra được những yếu tố tác động đến người dân trong lựa chọn dịch vụ y tế. Hy vọng luận án có thể đóng góp cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động trong thực hiện các đề án hỗ trợ cho y tế cơ sở, có được căn cứ thực tiễn để thực hiện và cải thiện dịch vụ y tế cơ sở tốt hơn để người dân tin tưởng vào chính sách an sinh xã hội. Xa hơn, chúng tui hy vọng những đóng góp của đề tài sẽ giúp cho việc đào tạo cán bộ y tế cơ sở đáp ứng yêu cầu của người dân và giảm bớt tình trạng quá tải một số bệnh viện, trung tâm của thành phố. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo giảng dạy học tập các môn học xã hội học như: chính sách xã hội, xã hội học sức khỏe, xã hội học y tế. 3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu kiến thức của người dân về chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu Tìm hiểu mức độ tiếp cận của người dân đối với các họat động trạm y tế. Tìm hiểu nhu cầu của người dân đối với các họat động của trạm y tế. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chăm sóc sức khỏe ban đầu và dịch vụ y tế cơ sở công. - Sự khác biệt chăm sóc sức khỏe ban đầu của Việt Nam và các quốc gia lân cận. -Những vấn đề liên quan đến trạm y tế trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu - Đánh giá của người dân về tinh thần phục vụ của nhân viên y tế địa phương (trạm y tế). - Quan tâm của người dân đối với hệ thống y tế công tại địa phương (trạm y tế). - Dự báo nhu cầu của người dân về dịch vụ y tế cơ sở và các hoạt động của trạm y tế đáp ứng nhu cầu. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Tiếp cận các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân địa phương qua hệ thống y tế công tại huyện BìnhChánh 5. Khách thể nghiên cứu Người dân ở 2 xã được chọn , viên chức làm việc tại trạm y tế xã Hưng Long và Tân Quý Tây, cán bộ UBND xã, ban giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Bình Chánh 6. Câu hỏi nghiên cứu Mức độ hiểu và biết được của người dân hai xã Tân Quý Tây và Hưng Long về những chương trình y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trạm y tế, và quyền lợi của mình khi tiếp cận dịch vụ y tế công tại địa phương như thế nào? Người dân ở hai xã Tân Quý Tây và Hưng Long tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu ở mức độ nào ? Đánh giá của người dân về chất lượng y tế cơ sở và nhu cầu của họ đối với hệ thống y tế công tại địa phương? 7. Giả thuyết nghiên cứu Đa số người dân có kiến thức và biết được quyền lợi của mình khi tiếp cận các chăm sóc sức khỏe ban đầu. Người dân hài lòng về cung cách thái độ phục vụ của viên chức y tế trạm y tế Các hoạt động trạm y tế chưa đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương, người dân ít đến trạm y tế khi có nhu cầu về sức khỏe . Người dân có nhu cầu đến với trạm y tế tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban đầu. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu khảo sát xã hội học, định lượng (bảng hỏi) kết hợp định tính (phỏng vấn sâu bán cấu trúc). 8.1. Phương pháp chọn mẫu Đối với nhóm đối tượng sử dụng dịch vụ y tế tại Trạm y tế Nghiên cứu nhận thức của người dân, điều tra hộ gia đình bằng bộ câu hỏi in sẵn về một số kiến thức về nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế tại địa phương. Tác giả dùng phương pháp thống kê toàn bộ hoạt động 12 trạm y tế đưa vào thang đo Likert để nhận xét đánh giá từng hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu của trạm y tế. Mục tiêu chính của tác giả là đánh giá hiệu quả hoạt động của trạm y tế, tác giả nghiên cứu mức độ đạt được của trạm y tế theo chuẩn quy định của Bộ y tế . Kết quả nghiên cứu tác giả cho rằng người dân tiếp cận dịch vụ y tế với tỷ lệ 116,93%, vượt chỉ tiêu, trạm y tế hoạt động có hiệu quả, đánh giá về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nguồn lực tác giả cho rằng trạm y tế chưa đạt, còn thiếu so với quy định. Đề tài nghiên cứu của tác giả chỉ dựa vào những số liệu thu thập tại trạm y tế qua các báo cáo dựa theo bảng điểm chuẩn của Bộ y tế, điều này chỉ có ý nghĩa trong báo cáo thống kê, tác giả không nghiên cứu đối tượng thụ hưởng, tiếp cận dịch vụ, tác giả cũng không nghiên cứu thực tế đối tượng thực hiện nhiệm vụ tại trạm y tế, toàn bộ nghiên cứu chỉ dựa trên bảng số liệu có sẵn từ nguồn số liệu báo cáo định kỳ năm của trạm y tế, nên phần kết quả nghiên cứu của tác giả, tác giả chỉ đánh giá nhận định theo cách chung của báo cáo, chưa đưa được số liệu cụ thể giải thích tại sao trạm y tế hoạt động hiệu quả , người dân tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trạm y tế, mức độ tiếp cận thực sự của người dân là bao nhiêu, hoàn toàn không có, nên toàn bộ nghiên cứu của tác giả nghiên hẳn về nhận xét báo cáo thống kê. Tác giả Lê Văn Gắt với nghiên cứu“Đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu của các trạm y tế xã huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh năm 2007”.[28] Tác giả đã nghiên cứu toàn bộ hiện trạng của trạm y tế về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực, thuốc thiết yếu, kiến thức cán bộ y tế về các chương trình chăm sức khỏe ban đầu, mức độ tiếp cận của người dân địa phương đối với các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu theo kiến thức, thái độ, hành vi. Nguồn số liệu của tác giả thu thập dựa vào nội dung bảng điểm, tiêu chuẩn đánh giá trạm y tế của Bộ y tế qua kiểm tra năm 2007. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang cùng với phương pháp định tính và định lượng . Kết quả nghiên cứu tác giả đã chứng minh được sự tác động của nguồn lực đối với việc khám chữa bệnh của người dân địa phương qua các chỉ số mối liên hệ giữa nguồn lực với khám chữa bệnh, tác giả cho rằng chỉ số “số lượng cán bộ y tế cơ sở /1000 dân có mối tương quan chặt chẽ trong việc khám chữa bệnh ban đầu của người dân địa phương. Đề tài nghiên cứu của tác giả đã cung cấp nguồn số liệu tương đối thực tế với hiện trạng của trạm y tế, cơ sở ban đầu cho việc đánh giá thực trạng của nơi cung cấp dịch vụ, tác giả cũng đã nghiên cứu mức độ tiếp cận của người dân địa phương theo kiến thức, thái độ, hành vi đưa ra được những giải thích cụ thể rõ ràng các yếu tố tác động của nơi cung cấp dịch vụ với người tiếp cận dịch vụ. Trong kết quả nghiên cứu tác giả đã phát hiện số lượng cán bộ y tế của trạm y tế là một trong những yếu tố chính tác động đến việc cung cấp dịch vụ, tác giả chỉ đưa ra dẫn chứng cụ thể có mối tương quan, chưa làm rõ được vì sao nguồn nhân lực của trạm y tế luôn thiếu, không có chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người dân khi tiếp cận dịch vụ tại trạm y tế. Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Giao, Phạm Lê An ” Kiến thức thái độ của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi về tiêm chủng trong tiêm chủng mở rộng, thuốc chủng phối hợp, thuốc chủng Rotavirus, Human Papiloma Virus tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 và quận Tân Phú Tp.Hồ Chí Minh năm 2009”[29] Tác giả nghiên cứu kiến thức của bà mẹ về 6 bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng được thực hiện tại khoa dịch vụ của Bệnh viện Nhi đồng II, tác giả so sánh cùng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trạm y tế thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng (miễn phí) cho trẻ dưới 1 tuổi . Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, mẫu chọn lựa theo tiêu chí bà mẹ có con dưới 1 tuổi, không hạn chế độ tuổi của bà mẹ. Kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra tỷ lệ các bà mẹ trong mẫu nghiên cứu có kiến thức về sự cần thiết tiêm ngừa 81,3%, trong đó số bà mẹ chấp nhận thực hiện dịch vụ là 52,3%. Trong nghiên cứu này tác giả đánh giá kiến thức bà mẹ về sự hiểu biết các bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng, thực hiện hành vi lựa chọn cơ sở y tế tiêm ngừa
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

down đủ 2 phần về giải nén

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P Cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của nữ thanh niên khuyết tật vận động tại Hà Văn hóa, Xã hội 0
B Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên Văn hóa, Xã hội 2
D khai thác và sử dụng bài tập theo tiếp cận pisa chương “cảm ứng điện từ” vật lí 11 Khoa học kỹ thuật 0
D Phương pháp tiếp cận tác phẩm thơ tự do trong nhà trường thpt từ góc độ đặc trưng thể loại Luận văn Sư phạm 0
D Quan điểm Giải tích về các cách tiếp cận khái niệm giới hạn và việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo tiếp cận hợp tác ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phù Ninh - Phú Thọ Luận văn Sư phạm 0
D Dạy học Toán cho sinh viên khối ngành kinh tế theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra Luận văn Kinh tế 0
R Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập hóa học THPT theo hướng tiếp cận chương trình đánh giá học sinh Luận văn Sư phạm 0
O Nghiên cứu các kênh huy động vốn khác mà công ty còn chưa tiếp cận nhằm tìm ra được kênh huy động vố Luận văn Kinh tế 0
D phương pháp tiếp cận phát triển cộng đồng dựa vào nội lực và do người dân làm chủ (phương pháp tiếp Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top