daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Tài liệu tập huấn phương pháp tiếp cận phát triển cộng đồng dựa vào nội lực và do người dân làm chủ (phương pháp tiếp cận ABCD) nguyễn đức vinh, đinh thị vinh (biên soạn)

PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG DỰA VÀO NỘI LỰC....... 2
1. Giới thiệu phương pháp Phát triển cộng đồng dựa vào nội lực-ABCD .................................. 2
2. Khái niệm về cộng đồng và phát triển cộng đồng..................................................................... 6
3. Nhu cầu và Nội lực ..................................................................................................................... 8
4. Sự tham gia trong phát triển cộng đồng..................................................................................... 9
5. Các ảnh hưởng về mặt lý thuyết đến phương pháp ABCD....................................................12
PHẦN 2: KHÁM PHÁ CÁC NGUỒN LỰC VÀ CƠ HỘI PHÁT TRIỂN .................. 16
1. Tổng quan..................................................................................................................................16
2. Công tác chuẩn bị: Thăm dò có chủ định................................................................................16
3. Công cụ 1: Phỏng vấn tích cực.................................................................................................17
4. Công cụ 2: Câu chuyện thành công trong cộng đồng.............................................................18
5. Công cụ 3: Tài sản cá nhân.......................................................................................................20
6. Công cụ 4: Sơ đồ tổ chức trong cộng đồng.............................................................................23
7. Công cụ 5: Bản đồ cộng đồng ..................................................................................................26
8. Công cụ 6: Phân tích kinh tế cộng đồng..................................................................................28
9. Phát triển kinh tế cộng đồng thông qua các tổ chức dựa trên quyền hội viên.......................33
10. Vai trò của nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ..............................................35
PHẦN 3: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH............................................................................... 38
1. Liên kết và huy động nguồn lực...............................................................................................38
2. Động lực hành động..................................................................................................................40
3. Xây dựng tầm nhìn của Cộng đồng .........................................................................................41
4. Lựa chọn cơ hội phát triển........................................................................................................42
5. Cơ hội và thách thức .................................................................................................................43
6. Lưu ý khi áp dụng ABCD.........................................................................................................44
7. Lập kế hoạch dựa vào nguồn lực .............................................................................................44
PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 54
PHẦN 5: TÀI LIỆU ĐỌC THÊM ................................................................................... 55
PHẦN 6: MỘT VÀI HOẠT ĐỘNG ABCD Ở VIỆT NAM .......................................... 58 2
1. Giới thiệu phương pháp Phát triển cộng đồng dựa vào nội lực-ABCD
1.1 Lịch sử phương pháp Phát triển cộng đồng dựa vào nội lực trên thế giới và ở
Việt nam
Lịch sử Phát triển Cộng đồng trên thế giới và của Việt Nam đã cho thấy nhiều bài học
thành công bắt đầu từ phát huy nội lực. Qua kết quả nghiên cứu các sáng kiến phát
triển cộng đồng thành công từ các phong trào về quyền công dân ở nhiều bang khác
nhau ở Hoa Kỳ, John McKnight và Jody Kretzmann thuộc Viện nghiên cứu chính sách
của Trường đại học Northwestern, bang Illinois đã xây dựng Phương pháp “Phát triển
cộng đồng dựa vào tài sản” hay “ABCD” (nguyên văn tiếng Anh là Assets-Based
Community Development). Những điểm cơ bản của phương pháp được hai ông trình
bày trong cuốn sách viết năm 1993 với tựa đề “Gây dựng cộng đồng theo hướng từ
bên trong ra: Một hướng đi để tìm kiếm và huy động các tài sản của cộng đồng”.
Phương pháp đã kế thừa và được phát triển từ bài học thực tiễn và một số lý thuyết
trong phát triển cộng đồng. Cơ sở của phương pháp ABCD bắt đầu từ thực tế của các
cộng đồng đã huy động được thế mạnh của mình để phát triển.
Phương pháp đã được tạm dịch sang tiếng Việt là “Phát triển cộng đồng dựa vào nội
lực và do người dân làm chủ” để tránh nghĩa hẹp về tài sản (nhà cửa, tiền bạc….) và
phù hợp hơn với ngữ cảnh ở Việt Nam.
Tiếp cận ABCD là một trong các phương pháp phát triển cộng đồng được sử dụng
ngày càng phổ biến trong những năm gần đây ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bắt đầu ở
Mỹ, phương pháp ABCD đã lan rộng sang các nước khắp các châu lục như Canada,
Anh, Úc, Newzeland, Ecuador, Kenya, Ethiopia, Tanzania, Philippine, Ấn Độ, Thái
Lan … Nhiều tập huấn, mô hình áp dụng, hội thảo về ABCD đã được tổ chức hàng
năm trên thế giới như ở Mỹ, Canada, Australia, thu hút nhiều chuyên gia và các nhà
hoạch định chính sách trao đổi về lý luận và thực hành của phương pháp ABCD: năm
2008 Hội thảo ABCD Châu Á-Thái Bình Dương được tổ chức tại trường đại học tổng
hợp Newcastle, Austrailia; năm 2009, một Hội thảo khác về ABCD cũng đã được Học
viện Quốc Tế Coady, Canada tổ chức. Tại Việt Nam, phương pháp này đã được Học
viện Quốc Tế Coady-Canada tập huấn cho cựu học sinh IFP và một số cán bộ của các
tổ chức phi chính phủ và cơ quan nhà nước với sự tài trợ của Trung tâm trao đổi Giáo
dục với Việt Nam (CEEVN) năm 2006 tại Đại học An Giang. Cho đến nay Học viện
Quốc Tế Coady đã đào tạo cho Việt Nam hơn hai mươi người, là cán bộ từ các cơ quan
nhà nước và tổ chức phi chính phủ. Nhiều khóa học, hội thảo, tư vấn, nghiên cứu về
phương pháp ABCD đã được thực hiện tại một số tỉnh thành trong cả nước như Trung tâm Nghiên cứu – Tư vấn Công tác Xã hội và Phát triển Cộng đồng (SDRC) tại TP Hồ
Chí Minh, Trung tâm Khoa học sản xuất lâm nghiệp vùng Tây Bắc và Đại học Tây
Bắc tại tỉnh Sơn La, Tổ chức CRS (Catholic Relief Service) tổ chức tại Hà Nội và
Thanh Hóa, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý Tài Nguyên tại Huế, Hội người
khuyết tật TP Cần Thơ, UBND tỉnh Đồng Nai, Kiên Giang. Năm khóa tập huấn
thường niên do Trung tâm trao đổi Giáo dục với Việt Nam tổ chức đã có hơn 130 cựu
học sinh IFP và đối tác tham dự. Các khóa tập huấn mở rộng, các buổi giới thiệu và tư
vấn ABCD khắp các tỉnh thành đã thu hút sự tham gia của hàng trăm người. Phương
pháp đã được giới thiệu với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Mô hình thí
điểm phát triển nông thôn mới của bộ NN và PTNT đã áp dụng tiếp cận ABCD: Từ
năm 2007-2009 Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp xây dựng 12 mô hình, Viện
Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn xây dựng 5 mô hình. Nội
dung của phương pháp cũng đã được đưa vào giáo trình giảng dạy cho sinh viên tại
trường Đại học An Giang, trường Đại học mở TP Hồ Chí Minh. Một số tổ chức tại
Việt Nam cũng đã và đang áp dụng phương pháp này trong chương trình của mình như
tổ chức NMA (Norwegian Mision Alliance), tổ chức DRD Khuyết tật và Phát triển, tổ
chức MCC (Mennonite Central Committee), tổ chức Maryknoll, Tổ chức World
Vision. Một nghiên cứu về câu chuyện thành công của HTX Tre Trúc Thu Hồng đã
được thực hiện với sự hợp tác giữa Trung tâm Phát triển Cộng đồng Nông thôn, Bộ
NN và PTNT và Học viện Quốc Tế Coady-Canada
Hội thảo quốc gia lần thứ nhất về ABCD “Phát Triển Bền Vững dựa vào Nội Lực” đã
được Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và Trung Tâm trao đổi Giáo dục với Việt
Nam đồng tổ chức vào ngày 13-14/11/2010 tại Hà Nội. Hội thảo đã chia sẻ kinh
nghiệm áp dụng ABCD trong các lĩnh vực và vùng miền khác nhau để đưa ra phương
hướng nhân rộng ABCD tại Việt Nam. Tuyển tập những câu chuyện thành công từ
phát huy nội lực đã được thu thập và xuất bản nhằm giới thiệu các thành công của cộng
đồng bắt đầu từ phát huy nội lực. 16 câu chuyện trong các lĩnh vực phát triển từ Bắc
đến Nam: phát triển nông thôn, y tế, văn hóa giáo dục, môi trường, tạo việc làm, công
tác xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý đã cho thấy các yếu tố ABCD đã có ở Việt
Nam và có khả năng áp dụng phương pháp này trong phát triển. (xem thêm phụ lục)
1.2 ABCD – Một cách tiếp cận phát triển khác
ABCD là một phương pháp tiếp cận không bắt đầu từ “nhu cầu” mà tiếp cận từ "nội
lực" của cộng đồng. Tiếp cận theo nhu cầu tập trung vào nhu cầu, sự thiếu hụt và các
vấn đề của cộng đồng. Đây hoàn toàn do cách nhìn nhận của chúng ta khi chúng ta coi
nhu cầu, sự thiếu hụt và các vấn đề là thực tế toàn bộ hiện trạng của cộng đồng.
Phương pháp “tiếp cận theo nhu cầu” đã từng được các nhà tài trợ và các tổ chức phi
chính phủ sử dụng và dùng các hỗ trợ từ bên ngoài (tài chính, kỹ thuật…) để đáp ứng
nhu cầu cộng đồng và thực hiện sứ mệnh hay chủ định của tổ chức mình hay của nhà
tài trợ. Khác với các phương pháp ấy, ABCD giúp chúng ta có thể nhìn thấy các điểm 4
mạnh, các tiềm năng của cộng đồng và lấy chúng làm đòn bẩy đề khơi dậy và hướng
dẫn người dân phát triển cộng đồng của họ.
Phương pháp tiếp cận dựa vào nội lực nhìn nhận khả năng của người dân và các tổ
chức tự nguyện của họ là nguồn lực xây lên một cộng đồng mạnh mẽ. Với cách nhìn
này, cộng đồng có thể gắn kết các sức mạnh theo một khối tổng hòa mới, các cơ hội
mới, các nguồn thu nhập và các khả năng mới khác cho phát triển sản xuất và phát
triển cộng đồng.
Dưới đây là ví dụ minh họa về hai cách nhìn vào một cộng đồng
Các vấn đề Ví dụ về nội lực tại địa phương
Người dân mắc các bệnh tật
thông thường
Cộng đồng có nhiều gia đình khỏe mạnh như là một hình
mẫu tích cực
Tình trạng nhà cửa tồi tàn
xuống cấp
Cá nhân trong cộng đồng có các kỹ năng xây dựng, có lịch
sử giúp đỡ nhau xây dựng và sửa chữa nhà cửa; có đất trống
và vật liệu xây dựng có sẵn ở địa phương.
Cộng đồng thiếu nguồn lực,
trông chờ các hỗ trợ của nhà
nước
Cộng đồng đã từng có một lịch sử tự hào về đoàn kết và cùng
nhau xây dựng cộng đồng (mà không cần nột sự hỗ trợ nào
từ bên ngoài)
Thu nhập của người dân thấp Cá nhân có kỹ năng kinh doanh, gần chợ, có hội phụ nữ tích
cực, chính quyền địa phương sẵn sàng giúp đỡ, có các doanh
nghiệp trong vùng hỗ trợ kỹ thuật.
Thanh niên thiếu việc phải rời
quê đi làm ở các thành phố
Có các cơ hội kinh tế, có người trở về với cách làm ăn mới,
có thêm nguồn thu nhập khác cho gia đình
“Đối tượng thụ hưởng”có các nhu
cầu và thiếu hụt
“ Người công dân” có các năng lực
và khả năng thiên phú
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phương pháp điều khiển trực tiếp momen đối với hệ truyền động biến tần động cơ đồng bộ kích thích vĩnh cửu Khoa học kỹ thuật 0
D Phương pháp tiếp cận tác phẩm thơ tự do trong nhà trường thpt từ góc độ đặc trưng thể loại Luận văn Sư phạm 0
G Phương pháp học tiếng trung giao tiếp siêu tốc Tiếng Trung 0
D Xây dựng phương pháp Elisa gián tiếp xác định dư lượng Fluoroquinolone trong sữa Khoa học Tự nhiên 0
G Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao quy trình đón tiếp, làm thủ tục nhập phòng cho Luận văn Kinh tế 0
M Phương hướng, kiến nghị và biện pháp tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước Luận văn Kinh tế 0
M Ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng giao tiếp Văn hóa, Xã hội 2
A Xác định gián tiếp Cloxacillin bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ( F-AAS) Khoa học Tự nhiên 2
A Phương pháp tiếp cận liên văn hóa trong giảng dạy ngoại ngữ tiếng Pháp cho sinh viên năm thứ nhất tr Công nghệ thông tin 2
T Phân tích động lực học kết cấu khung phẳng kể đến hiệu ứng P-∆ bằng phương pháp tích phân trực tiếp Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top