tctuvan

New Member
Link tải miễn phí luận văn cho ae

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tên đề tài:
Tiến trình đi đến Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
II. Sự cần thiết của đề tài:
Vào những năm cuối cùng thế kỷ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và chấm dứt chiến tranh lạnh, toàn
cầu hóa đã trở thành một xu hướng chính trong đời sống chính trị thế giới.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Để hội nhập có hiệu quả, tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, tháng 6/1991 của Đảng Cộng sản Việt
Nam đã đưa ra đường lối đối ngoại mở rộng nhằm đa dạng hóa, đa phương
hóa các quan hệ quốc tế trên tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các
nước trên thế giới phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển. Thực tiễn trong
hơn 10 năm qua, Việt Nam đã tăng cường mở rộng quan hệ với các quốc gia
và khu vực trên thế giới, trong đó nổi lên mối quan hệ hợp tác ngày càng có
hiệu quả giữa Việt Nam và EU.
Năm 2011, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ năm của EU trong
các nước ASEAN, với tổng giá trị thương mại song phương là 18 tỷ Euro, bao
gồm 12,8 tỷ euro giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU và 5,2 tỷ euro giá
trị nhập khẩu từ EU. Trong nửa đầu năm 2012, EU đã trở thành thị trường
xuất khẩu quan trọng thứ hai của Việt Nam, với giá trị nhập khẩu hàng hóa
khoảng 7,3 tỷ euro, chiếm tỷ trọng 17,14% tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam. EU hiện là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Chỉ
tính riêng trong năm 2011, tổng giá trị đầu tư của EU tại Việt Nam đạt 1,76 tỷ
USD (tương đương 1,40 tỷ euro), chiếm hơn 12% tổng giá trị vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong năm 2011. Bên cạnh đó,
Việt Nam cũng là mối quan tâm đáng lưu ý của EU bởi Việt Nam là nước
nằm trong khu vực ASEAN - một đối tác của EU trên con đường phát triển
thịnh vượng. Việc nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam - EU đã được thực hiện ở
nhiều phân tích khác nhau, tuy nhiên cho đến nay chưa có một nghiên cứu
nào phân tích, đánh giá cụ thể về triển vọng EVFTA. Hơn nữa, đây là một đề
tài mang tính thời sự và có ý nghĩa trên thực tiễn nên việc thực hiện cần thiết
nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam có được cái nhìn
tổng quát cũng như cơ sở khoa học để chuẩn bị cho một quyết định đúng đối
với EVFTA.
III. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài
Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu tổng quát của luận văn nhằm phân tích những nguyên nhân,
yếu tố thuận lợi và khó khăn rồi từ đó rút ra những đánh giá cá nhân về triển
vọng của EVFTA. Đồng thời trả lời câu hỏi Việt Nam có nên ký kết FTA
song phương với EU hay không và nên thì cần chuẩn bị những gì để thực hiện
việc đàm phán, thực thi về mặt thể chế để FTA này có thể đem lại lợi ích và
giảm thiệt hại cho nền kinh tế nói chung và thương mại Việt Nam nói riêng.
Mục tiêu cụ thể:
(1) Phân tích tổng quan tình hình quan hệ Việt Nam - EU từ năm
1995 đến nay;
(2) Đánh giá tiến trình hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU;
(3) Phân tích bối cảnh, nhân tố thúc đẩy FTA Việt Nam - EU;
(4) Các bước và nội dung xem xét và chuẩn bị cho FTA Việt Nam - EU;
(5) Phân tích các tác động có thể của FTA Việt Nam - EU tới Việt
Nam, đề xuất giải pháp thúc đẩy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của
EVFTA tới Việt Nam.
Ý nghĩa của Luận văn
Kết quả nghiên cứu của Luận văn đã làm rõ bức tranh toàn cảnh mối quan
hệ Việt Nam - EU, cụ thể là những vấn đề xung quanh Hiệp định thương mại tự

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Phân tích nội dung, những ưu, nhược điểm và thực tiễn áp dụng một biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top