Shiri_Huang

New Member

Download miễn phí Thực trạng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua và giai đoạn 1996-2002





LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ

VÀ VỤ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 3

I. Khái quát chung về Bộ Kế hoạch - Đầu tư 3

1. Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Kế hoạch - Đầu tư 3

2. Chức năng, nhiệm vụ, và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch- Đầu tư 4

2.1. Chức năng 4

2.2. Nhiệm vụ 4

2.3. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và đầu tư 5

II. Tổng quan về Vụ đầu tư nước ngoài 6

1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vụ đầu tư nước ngoài 6

1.1. Chức năng 7

1.2. Nhiệm vụ 7

1.3. Cơ cấu tổ chức của Vụ Đầu tư nước ngoài 7

2. Kết quả các hoạt động chính của Vụ Đầu tư nước ngoài

 trong năm 2002 8

2.1. Về xây dựng chủ trương, chính sách về Đầu tư nước ngoài. 8

2.1.1. Vụ Đầu tư nước ngoài đã chủ trì, xây dựng các đề án. 8

2.1.2. Vụ Đầu tư nước ngoài đã phối hợp với các Vụ khác

trong Bộ xây dựng các đề án có liên quan đến

đầu tư nước ngoài. 9

2.1.3. Tham gia với các Vụ, Viện xây dựng các đề án chung

của Bộ ( Vụ đầu tư nước ngoài chuẩn bị nội dung liên quan

đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài). 9

2.2. Tiếp nhận và xử lý các dự án đầu tư nước ngoài 9

2.2.1. Tiếp nhận, xử lý cấp Giấy phép đầu tư. 9

2.2.2. Trả lời chủ trương về đầu tư nước ngoài 9

2.3. Tổ chức các cuộc gặp các doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài 10

2.4. Tổ chức công tác thông tin tuyên truyền về

Đầu tư nước ngoài 10

2.5. Vận động, xúc tiến đầu tư hợp tác quốc tế 10

3. Chương trình hành động năm 2003 11

PHẦN II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở

VIỆT NAM THỜI GIAN QUA VÀ GIAI ĐOẠN 1996-2002 12

I. Tình hình cấp Giấy phép đầu tư 12

II. Tình hình thực hiện dự án 12

1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư 12

2. Tình hình triển khai dự án 13

3. Điều chỉnh Giấy phép đầu tư 15

4. Rút Giấy phép đầu tư, giải thể trước thời hạn 15

III. Đầu tư nước ngoài trong một số ngành, lĩnh vực chủ yếu 16

IV. Đầu tư nước ngoài theo hình thức đầu tư 16

1. Hình thức doanh nghiệp liên doanh 16

2. Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 18

3. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (HĐHTKD) 20

4. Đầu tư theo cách BOT 20

V. Đầu tư nước ngoài theo đối tác đầu tư 21

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐTTTNN TẠI VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 1996-2002 VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

 SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG GIAI ĐOẠN 2003-2005 24

I. Đánh giá hoạt động ĐTTTNN tại Việt Nam

 giai đoạn 1996-2002 24

1. Những thành tựu đạt được 24

2. Những tồn tại, hạn chế 27

II. Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn

ĐTNN giai đoạn 2003-2005 30

1. Chủ trương thu hút, sử dụng ĐTNN trong thời gian tới 30

2. Các giải pháp thu hút, sử dụng ĐTNN giai đoạn 2003-2005 32

KẾT LUẬN 39

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 40

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


... thì những năm 1996-2000 nguồn vốn này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất vật chất với cơ cấu ngành nghề được điều chỉnh hợp lý hơn, hướng mạnh vào sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng, chế biến, sử dụng hiệu quả tài nguyên và sử dụng nhiều lao động:
+ Nguồn vốn ĐTNN chủ yếu tập trung trong các ngành công nghiệp và xây dựng với số vốn đăng ký tính đến cuối năm 2000 đạt 20,8 tỷ USD; trong đó thời kỳ 1996-2000 đạt 11,6 tỷ USD, tăng 30% so với 5 năm trước với tỉ trọng vốn trong tổng nguồn vốn ĐTNN không ngừng tăng lên, từ 41,5% giai đoạn 1988-1990, lên 52,7% giai đoạn 1991-1995 và 55,8% giai đoạn 1996-2000. Vốn thực hiện trong lĩnh vực này cũng đạt tỉ lệ cao nhất so với các lĩnh vực khác và tỉ trọng tăng dần từ 46% thời kỳ 1988-1990 lên 56% thời kỳ 1991-1995 và tăng lên 73% thời kỳ 1996-2000.
+ ĐTNN trong lĩnh vực dịch vụ tính đến cuối năm 2000 đạt 16,3 tỷ USD, trong đó, thời kỳ 1996-2000, đạt trên 8,7 tỷ USD, tuy vẫn duy trì tỷ trọng khoảng 42% trong tổng vốn đăng ký như thời kỳ 1991-1995 nhưng cơ cấu có sự chuyển dịch rõ rệt. ĐTNN về khách sạn du lịch, dịch vụ, văn phòng cho thuê giảm mạnh (vốn đăng ký thời kỳ 1996-2000 chỉ đạt 2,8 tỷ USD, giảm 52% so với 5 năm trước), trong khi các dự án xây dựng hạ tầng kinh tế kỹ thuật như bưu chính viễn thông, dịch vụ công nghiệp, dịch vụ kỹ thuật, giáo dục, y tế tăng mạnh (gấp 2,4 lần 5 năm trước). (Nguồn: Báo cáo tình hình ĐTTTNN trình Chính phủ số 40/BKH-ĐTNN của Bộ Kế hoạch - Đầu tư)
IV. Đầu tư nước ngoài theo hình thức đầu tư
1. Hình thức doanh nghiệp liên doanh
Với 1035 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký khoảng 21,5 tỷ USD, doanh nghiệp liên doanh là hình thức ĐTNN chủ yếu, chiếm 40% số dự án dự án và 59% vốn đầu tư. Quy mô bình quân mỗi dự án 20,7 triệu USD, trong đó có những dự án vốn đầu tư tới hàng tỷ USD như Liên doanh Nhà máy lọc dầu Vietross tại Quảng Ngãi (1,3 tỷ USD).
Đến hết năm 2000, số vốn đã thực hiện của các doanh nghiệp liên doanh đạt hơn 9,7 tỷ USD, tạo ra hơn 140.000 việc làm. Xuất phát từ định hướng thu hút đầu tư của Nhà nước, hầu hết các doanh nghiệp lớn, hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng như dầu khí, sản xuất xi măng, sắt thép, phân bón, hoá chất, lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử... đều là doanh nghiệp liên doanh. Các doanh nghiệp liên doanh đã góp phần vực dậy nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam (bị suy thoái do thiếu vốn, thiếu vật tư, công nghệ lạc hậu, mất thị trường khi Liên xô và Đông Âu tan rã), cung cấp nhiều sản phẩm quan trọng cho nền kinh tế mà trước đây vẫn phải nhập khẩu. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh đã trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt, tiếp thu được công nghệ mới, kiến thức và kinh nghiệm quản lý của nước ngoài. (Nguồn: Tài liệu đã dẫn)
Bên cạnh những đóng góp tích cực đối với nền kinh tế nêu trên, đầu tư theo hình thức doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam còn bộc lộ những hạn chế:
- Khả năng góp vốn của các doanh nghiệp Việt Nam rất thấp, bình quân chỉ chiếm chưa đầy 30% vốn pháp định và bằng khoảng 10% vốn đầu tư của các liên doanh; vốn góp chủ yếu bằng giá trị quyền sử dụng đất.
Với cơ chế doanh nghiệp Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, Nhà nước cho doanh nghiệp Việt Nam nhận nợ (trước đây) và ghi vốn (hiện nay), nhưng khi doanh nghiệp Việt Nam chưa được chia lãi hay liên doanh thua lỗ thì Nhà nước không thu được tiền cho thuê đất để góp vốn; trong khi đó, nếu cho doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thuê đất, thì Nhà nước thu được ngay tiền cho thuê đất. Ngoài ra, với cơ chế hiện nay, doanh nghiệp nào có quyền sử dụng đất thì doanh nghiệp đó có thể liên doanh với nước ngoài thậm chí trong những ngành nghề chuyên môn không phù hợp với chức năng, sở trường kinh doanh của Bên Việt Nam.
- Một trong những mục tiêu của việc liên doanh là đưa cán bộ Việt Nam vào tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp nhằm bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam, của Nhà nước, tiếp thu kinh nghiệm quản lý. Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ của ta chưa đủ năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, phẩm chất chính trị, nên không phát huy được tác dụng thay mặt cho phía Việt Nam; hay chấp nhận "làm thuê" cho nước ngoài để hưởng lương cao, lo thu vén lợi ích cá nhân, thụ động theo sự điều hành của Bên nước ngoài, không dám đấu tranh bảo vệ lợi ích chung của Việt Nam, thậm chí đứng về phía lợi ích của bên nước ngoài.
- Tuy không phổ biến, nhưng vẫn còn hiện tượng một số đối tác nước ngoài trong liên doanh ( nhất là các đối tác nước ngoài mà công ty mẹ của họ là bên cung cấp thiết bị, nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm) đã khai vống các chi phí đầu tư, nâng giá thiết bị, máy móc góp vốn và nguyên liệu đầu vào, hạ giá đầu ra thông qua chuyển giá với công ty mẹ để thu lợi nhuận từ bên ngoài ngay từ đầu, hạch toán lỗ cho liên doanh mà bên Việt Nam trong liên doanh không có khả năng kiểm soát được.
Ngoài ra, nhiều đối tác có mục tiêu lâu dài là chiếm lĩnh thị phần ở Việt Nam, nên họ thực hiện chính sách khuyến mại, tiếp thị, quảng cáo với chi phí lớn và giá bán thấp nhằm cạnh tranh, thậm chí chấp nhận lỗ những năm đầu. Trong khi đó, ta chưa có luật chống độc quyền, chống bán phá giá nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh. Giữa các Bên liên doanh nảy sinh hàng loạt bất đồng về chiến lược kinh doanh, cách quản lý điều hành doanh nghiệp, tài chính, quyết toán công trình... dẫn đến tình trạng mâu thuẫn diễn ra khá phổ biến, ảnh hưởng đến việc triển khai dự án, và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đổ vỡ của nhiều dự án.
Những hạn chế nêu trên một phần phát sinh từ cách nhìn nhận khác nhau về các hình thức ĐTNN ở Việt Nam. Trong những năm đầu hợp tác đầu tư với nước ngoài, do quan niệm hình thức doanh nghiệp liên doanh có nhiều lợi thế hơn cho phía Việt Nam, chúng ta chủ trương hướng nhà ĐTNN đầu tư theo hình thức này kèm theo một số chính sách ưu đãi hơn hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, nhưng lại ràng buộc những quy định chặt chẽ hơn nhằm bảo vệ quyền lợi của các đối tác Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh. Trong nhiều trường hợp, nhà ĐTNN còn bị áp đặt về đối tác Việt Nam, tỷ lệ góp vốn, địa điểm đầu tư, chịu sự can thiệp quá sâu của các cơ quan quản lý cấp trên của đối tác Việt Nam vào quá trình sản xuất kinh doanh, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, do nhiều lý do khác nhau, liên doanh không phải là hình thức có ưu việt nổi trội trong việc bảo vệ lợi ích kinh tế của phiá Việt Nam so với các hình thức đầu tư khác. Nhiều trường hợp doanh nghiệp Việt Nam không đủ khả năng tài chính để tham gia liên doanh, nên sau một thời gian triển khai dự án, dù không mong muốn cũng đã buộc phải đứng trước hai sự lựa chọn, hay giải thể, hay phải chuyển nhượng vốn góp cho đối tác nưóc ngoài. Tỷ lệ đổ vỡ của các dự án liên doanh khá cao. (Khoảng 28% về số dự án và 17% về vốn đầu tư).
2. Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Với 1.459 dự án còn hiệu lực và tổng vốn...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
C Tìm Thực trạng và giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Tài liệu chưa phân loại 0
D Môi trường đầu tư bất động sản việt nam thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
D Thực trạng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình giai đoan 2014 Luận văn Kinh tế 0
L Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - V Luận văn Kinh tế 0
V Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại bao bì C.N.D Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng đầu tư và giải pháp đầu tư phát triển ngành vận tải hàng không của tổng công ty hàng khôn Luận văn Kinh tế 0
I Thực trạng đầu tư phát triển ở công ty TNHH Lạc Hồng 2006-2008 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top