tearsnuna

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời mở đầu

Sau 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi đáng kể. Từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp nền kinh tế đã chuyển dần sang kinh tế thị trường, vận hành theo quy luật của nền kinh tế thị trường. Từ nền kinh tế yếu kém, què quặt, lạc hậu không đủ cung cấp nhu cầu trong nước, đời sống nhân dân dói kém khổ cực thì sau khi đổi mới đã có nhiều sự thay đổi rõ rệt. Từ một quốc gia bị cấm vận Việt Nam đã đặt quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới và ngày càng nâng cao vị thế trên thị trường thế giới. Để có những thành công đáng kể đó thì Chính Phủ đã quan tâm đến công tác đầu tư, đặc biệt là công tác đầu tư phát triển.
Đầu tư phát triển có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Đầu tư phát triển tác động trực tiếp tới tổng cung, tổng cầu, tác động tới tăng trưởng kinh tế, tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tới sự phát triển của khoa học. Hơn nữa, cũng cần hiểu rõ bản chất và các đặc điểmcủa đầu tư phát triển để phân biệt với các loại đầu tư khác như đầu tư thương mại, dầu tư tài chính…tránh được sự nhầm lẫn trong việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả có liên quan. Chính vì vậy chúng ta cần nghiên cứu rõ bản chất, đặc điểm của đầu tư phát triển để quán triệt nó vào công tác đầu tư để đạt hiệu quả đầu tư tốt nhất.
Trên cơ sở đó, nhóm 1 nghiên cứu đề tài: Đặc điểm của đầu tư phát triển, quán triệt các đặc điểm này trong công tác đầu tư.
Chúng em xin chân thành Thank sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của PGS.TS Từ Quang Phương và TS. Phạm Văn Hùng trong quá trình giúp chúng em nghiên cứu đề tàin này.




Chương I: Đặc điểm của đầu tư phát triển và yêu cầu quán triệt các đặc điểm này trong công tác thực hiện đầu tư

I.Khái niệm và đặc điểm của đầu tư phát triển.
1) Đầu tư và phát triển
a) Khái niệm:
Đầu tư theo quan điểm của NHTG: là sự bỏ vốn trong một thời gian dài vào một lĩnh vực nhất định (như thăm dò, khai thác, sản xuất kinh doanh, dịch vụ… nào đó và đưa vốn vào hoặt động của doanh nghiệp tương lai trong nhiều chu kì kế tiếp nhằm thu hồi vốn và có lợi nhuận cho nhà đầu tư và lợi ích kinh tế xã hội cho đất nước được đầu tư.
Ở Việt Nam theo luật đầu tư ban hành năm 2006: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hay vô hình đẻ hình thành tài sản tiến hành các hoặt động đầu tư theo quyết định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Mặt khác, hiểu trên bình diện xã hội thì đầu tư là việc sử dụng phối hợp các lực lượng vào hoặt động sản xuất kinh doanh nào đó nhằm thu hồi lợi ích cao hơn cho chủ đầu tư trong tương lai. Nguồn lực đầu tư đó bao gồm: tiền vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ… Như vậy, khi xem xét lựa chọn đầu tư hay đánh giá kết quả của hoặt động đầu tư thì luôn phải xác định đúng, đủ tất cả các nguồn lực kể trên.
Xuất phát từ bản chất của hoặt động đầu tư như trên, đầu tư phát triển là một bộ phận của Đầu Tư trong đó.
Khi phân loại hoạt động đầu tư theo tính chất sử dụng vốn đầu tư thì về cơ bản đầu tư chia làm 2 loại: Đầu tư phát triển và đầu tư tài chính.
Đầu tư TC: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hay mua các chứng chỉ có giá trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn để hưởng lãi suất định trước (gửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ) hay lợi nhuận tuỳ từng trường hợp kết quả hoặt động KD của công ty phát hành (mua cổ phiếu). Đầu tư tài chính khác về bản chất so với đầu tư phát triển tuy nhiên ĐTTC là kênh huy vốn rất quan trọng cho hoạt động ĐTPT. Ở đây ta chỉ nghiên cứu sâu về hoạt động ĐTPT.
ĐTPT là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm phát triển thêm hay tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng…) gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
Cũng có thể hiêu theo cách khác ĐTPT là một hình thức ĐT trực tiếp. Hoạt động ĐT này nhằm đuy trì và tạo ra nguồn lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. Trong đó việc bỏ vốn nhằm gia tăng giá trị của tài sản. Thực chất của sự gia tăng giá trị tài sản đó trong đầu tư PT chính nhằm tạo ra những nguồn lực mới hay cải tạo, mở rộng nâng cấp nguồn lực hiện có vì mục tiêu phát triển.
Đối với các nước đang phát triển ĐTPT có vai trò quan trọng hàng đầu, là cách cơ bản đẻ tái sản xuất mở rộng, tăng thu nhập quốc doanh, tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động. Đơn giản ĐTPT là cả một quá trình dài, đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp nguồn lực sử dụng chỉ là tiền vốn, nhưng xét theo nghĩa rộng thì nguồn lực đầu tư bao gồm: cả lao động, đất đai, thiết bị, máy móc, tài nguyên… như đã nói ở trên. Như ậy, kết quả và hiệu quả ĐTPT cần được xem xét kĩ càng. Thêm nữa, mục đích của đầu tư phát triển là sự phát trểin bền vững vì lợi ích quốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư. Trong đó ĐT nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng K tế, thu nhập quốc doanh, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của các thành viên trong xã hội. ĐT của DN nhằm tôí thiểu chi phí và tối đa lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh, và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

a) Vai trò của ĐTPT
Với bản chất như vậy thì hoạt động ĐTPT có vai trò rất quan trọng không chỉ đứng trước góc độ nền kinh tế (vĩ mô) mà còn đối với các doanh nghiệp (vi mô)
Trước hết xem xét ở các góc độ vĩ mô:
+ ĐTPT vừa tác động đến tổng cung lại vừa tác động đến tổng cầu của nền kinh tế.
+ ĐTPT tác dụng hai mặt đến sự ổn định của nền KT: cùng một lúc tăng hay giảm đầu tư tạo ra sự ổn định của nền kinh tế đồng thời lại là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế. Đó là do sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư về tổng cung và tổng cầu.
+ ĐTPT tác động đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia xác định thông qua chỉ tiêu ICOR =Vốn đầu tư ⁄ ∆GDP.
+ ĐTPT tác động đên sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.
+ ĐTPT tác động đến sự tăng cường khả năng khoa học công nghệ của các quốc gia.
Xem xét về góc độ vi mô:
Hoạt động ĐTPT tác động đến sự ra đời, tồn tại và phát triển các DN.

b) Phân loại ĐTPT
- Theo bản chất của đối tượng ĐT:
+ ĐT cho các đối tượng vật chất
+ ĐT cho các đối tượng phi vật chất
Trong đó ĐT cho các đối tượng vật chất là điều kiện cơ bản làm tăng tiềm lực của nền kinh tế, ĐT phi vật chất là điều kiện tất yếu đảm bảo cho ĐT các đối tượng vật chất tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Theo phân cấp quản lí:
+ ĐT cho các dự án QTQG
+ Dự án khác A, B, C
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Chương I: Đặc điểm của đầu tư phát triển và yêu cầu quán triệt các đặc điểm này trong công tác thực hiện đầu tư 2
I.Khái niệm và đặc điểm của đầu tư phát triển. 2
1. Đầu tư và phát triển 2
2. Đặc điểm của ĐTPT 6
II. Sự quán triệt những đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác quản lý đầu tư 9
1. Sự quán triệt đặc điểm thứ nhất: Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư thường rất lớn 9
2. Sự quán triệt đặc điểm thứ hai: Thời kỳ đầu tư kéo dài 11
3. Sự quán triệt đặc điểm thứ ba: Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài 12
4. Sự quán triệt đặc điểm thứ tư: 13
5. Sự quán triệt đặc điểm thứ năm: Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao 13
Chương II.Thực trạng đầu tư phát triển và tình hình quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác quản lý đầu tư ở Việt Nam hiện nay 15
1.Thực trạng huy động và sử dụng các nguồn lực 15
1.1.Huy động và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển 15
1.2 Huy động nguồn nhân lực cho hoạt động đầu tư phát triển 20
2. Thực trạng thực hiện đấu tư 23
3. Thực trạng về rủi ro trong đầu tư phát triển 24
II. Tình hình quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác quản lý đầu tư ở Việt Nam hiện nay. 26
1.1,Công tác quản lý đầu tư ở cấp độ vĩ mô. 26
1.2, Tình hình quản lý đầu tư phát triển ở cấp độ vi mô 29
2.Ưu điểm và hạn chế trong việc quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác quản lý đầu tư ở Việt Nam. 31
2.1.Ưu điểm 31
2.2.Những hạn chế 33
Chương III. Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc quán triệt đặc điểm đầu tư phát triển trong công tác quản lý đầu tư ở Việt Nam hiện nay 43
I. Các giải pháp được đưa ra với mục đích gì ? 43
II. Nội dung các giải pháp. 43
1. Cải tiến chất lượng quy hoạch. 43
2. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho phát triển. 44
3. Tăng cường công tác giám sát đầu tư 46
4. Triển khai công tác quản lý về đấu thầu 47
5. Nâng cao năng lực khoa học công nghệ và nguồn nhân lực 48
6. Tăng cường , đổi mới công tác quản lý hoạt động xây dựng 51
7. Một số giải pháp khác 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Phải kiểm tra , hướng dẫn ngay chủ đầu tư lập và phê duyệt phương án phá dỡ , thiết kế cơ sở và các thủ tục quản lý đầu tư xây dựng đáp ứng kịp thời tiến độ.
Giám sát quá trình thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư , giúp đỡ cho chủ đầu tư trong những trường hợp khó khăn , tạo thuận lợi tối đa để chủ đầu tư phát huy khả năng nhưng cũng kịp thời chấn chỉnh , xử phạt để đảm bảo tính nghiêm túc trong quá trình thi công xây dựng.
+ Đối với các nhà thầu : Kiểm tra điều kiện năng lực của nhà thầu tham gia xây dựng công trình. Với những công trình có tầng hầm thì phải kiểm tra kinh nghiệm của nhà thầu. Với công tác khảo sát thì phải kiểm tra sự tuân thủ các quy định về khảo sát.
Tư vấn thiết kế phải thực hiện giám sát thường xuyên để kịp thời xử lý những phát sinh trong quá trình thi công xây dựng.
Chỉ cho phép khởi công xây dựng khi đã có giải pháp thi công đảm bảo an toàn và đủ các điều kiện khác theo quy định hiện hành.


7. Một số giải pháp khác
- Về cơ cấu vốn đầu tư
+ Đảm bảo bố trí vốn cho các công trình dự án phù hợp với cơ cấu đầu tư đã được giao.
+ Việc phân bổ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước phải được nghiên cứu cải tiến. Theo đó, phải định hướng đúng về cơ cấu đầu tư theo ngành và lĩnh vực, cơ cấu theo vùng lãnh thổ phù hợp với mục tiêu đầu tư.
+ Điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả vốn đầu tư.
- Về thời gian thực hiện dự án
+ Đảm bảo hoàn thành các dự án đúng thời hạn quy định.
+ Kiểm soát được thời gian thực hiện đầu tư xây dựng , tiến độ thi công dự án để dự án không bị vượt quá dự toán.

+ Phân bổ thời gian thực hiện các bước của dự án hợp lý dựa vào quy mô , tính chất của từng giai đoạn để đem lại hiệu quả cao nhất , ít tốn chi phí nhất.
- Giải pháp cho các chương trình mục tiêu quốc gia
+ Tăng ngân sách quốc gia cho các chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo các vùng cùng kiệt tiếp cận được các nguồn vốn để giảm bớt khó khăn
+ Các cơ quan quản lý tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ , đôn đốc kiểm tra giám sát.
+ Các UBND địa phương có nhiệm vụ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn , chủ động lồng ghép các chương trình , bố trí mức kinh phí và kế hoạch phân bổ kinh phí cho từng chương trình cụ thể.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
C Tìm Thực trạng và giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Tài liệu chưa phân loại 0
D Môi trường đầu tư bất động sản việt nam thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
D Thực trạng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình giai đoan 2014 Luận văn Kinh tế 0
L Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - V Luận văn Kinh tế 0
V Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại bao bì C.N.D Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng đầu tư và giải pháp đầu tư phát triển ngành vận tải hàng không của tổng công ty hàng khôn Luận văn Kinh tế 0
I Thực trạng đầu tư phát triển ở công ty TNHH Lạc Hồng 2006-2008 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top