Siegfried

New Member

Download miễn phí Luận văn Thơ thiền Việt Nam thời Lý - Trần trong so sánh với thơ thiền Nhật Bản





Trước hết, đó là cái nhìn vạn vật là vô thường, luôn biến đổi, chuyển hoá
không ngừng. Ta có thểdễdàng bắt gặp cái nhìn này trong cách các nhà thơThiền
miêu tả, cảm nhận thiên nhiên và cuộc sống con người. Chẳng hạn nhà thơVạn
Hạnh, trong bài Thị đệtử,viết:
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.
(Thân người nhưbóng chớp, có rồi lại không
Vạn cây cỏmùa xuân thì tươi tốt, mùa thu thì khô héo)
(Dặn bảo đệtử)



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

vô tận đang bước đi trong không gian sương
mù một sớm mùa thu trong thơ Buson:
Ban mai sương mù
vẽ nên bức họa
những người mộng du.
Đó là những con người mộng khi đang mở mắt (nói như Nguyễn Du là “khai
nhãn mộng”) hay những con người đang bước đi trong không gian mộng (sương
mù), thời gian mộng (một sớm mai thu), thế giới mộng? Dù hiểu theo cách nào thì
bài thơ vẫn thể hiện một cái nhìn mộng ảo: cuộc đời này là mộng, thế giới này là
mộng. Và ngay cả chính bản thân mỗi con người cũng là mộng nốt:
Mi là bướm ư?
ta là giấc mộng
trong hồn Trang Chu
(Basho)
Xuất phát từ cái nhìn trên, cả thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam và thơ Thiền
Nhật Bản đều đưa đến một cách thế sống giống nhau: sống với hiện tại, với cái
“phút giây này”; sống với cuộc sống “đương là” và tìm thấy niềm an vui tự tại trong
chính cuộc sống ấy. Thế nên nhà thơ Trần Nhân Tông chân tình khuyên mọi người:
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
(Trích Cư trần lạc đạo phú)
(Trong nhà của báu tìm đâu nữa
Trước cảnh vô tâm chớ hỏi thiền)
(Trích Bài phú “Cư trần lạc đạo”)
Thế nên Huyền Quang tôn giả mới cưỡi thuyền lướt gió, ngao du sơn thủy
mà thưởng ngoạn:
Tiểu đĩnh thừa phong phiếm diểu mang,
Sơn thanh thủy lục hựu thu quang.
Sổ thanh ngư địch lô hoa ngoại,
Nguyệt lạc ba tâm giang mãn sương.
(Phiếm Chu)
(Chiếc thuyền nhỏ được gió trôi trên nước bát ngát,
Non xanh nước biếc lại thêm cảnh sắc mùa thu.
Vài tiếng sáo chài văng vẳng ngoài rặng hoa lau,
Trăng rơi vào lòng sông, mặt sông phủ đầy sương.)
(Đi chơi thuyền)
Và đây là niềm vui hồn nhiên khi đùa giỡn cùng vầng trăng trong nước của
Ryuho:
Vốc mảnh trăng chơi
từ trong chậu nước
làm trăng đổ rơi.
là sự hân hoan, là niềm vui thánh thiện trong hành động tự nguyện sang nhà
bên xin nước của một cô gái Nhật khi sáng nay trên dây gàu bên giếng nhà cô, một
cành triêu nhan đang vương níu:
Ôi hoa triêu nhan
dây gàu vương hoa bên giếng
đành xin nước nhà bên.
(Chiyo)
Như vậy, dù xuất phát từ cái nhìn vạn vật là vô thường, cuộc đời là mộng ảo
nhưng cả thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam và Thơ thiền Nhật Bản đều không đưa đến
sự tiêu sái trong thoát ly (như tư tưởng Lão Trang) hay mặc cảm bi quan yếm thế
mà trái lại nó hướng con người đến cách sống nhập thế đầy tích cực. Đấy cũng
chính là chỗ khác biệt, chỗ độc đáo của tư tưởng Thiền tông Việt Nam và Thiền
tông Nhật Bản.
Thứ hai, cái nhìn Thiền thể hiện ở chỗ nó nhìn con người cùng với vạn vật
là cùng một bản thể (tức chân như), trong mỗi sự vật dù nhỏ nhoi đến đâu đều có
mang tính vũ trụ, đều mang Phật tính và hiện ra bình đẳng vô sai biệt.
Tuệ Trung thượng sĩ của thơ Thiền Lý - Trần khẳng định:
Ngã nhân tự lộ diệc tự sương,
Phàm thánh như lôi diệc như điện
[…]
Mi mao tiêm hoành tự khổng thùy
Phật dữ chúng sinh đô nhất diện
(Phàm thánh bất dị)
(Ta và người như móc cũng như sương
Phàm và thánh như sấm cũng như chớp
[…]
Lông mày nằm ngang lỗ mũi nằm dọc
Phật và chúng sinh đều cùng một bộ mặt)
(Phàm và thánh không khác nhau)
Nguyễn Y Sơn diễn giải cụ thể hơn:
Chân thân thành vạn tượng
Vạn tượng tức chân thân
Nguyệt điện vinh đan quế
Đan quế tại nhất luân.
(Hoá vận)
(Chân thân biến hóa thành muôn vàn hiện tượng
Muôn vàn hiện tượng cũng là chân thân
Như cung trăng làm cho cây quế đỏ tốt tươi
Nhưng cây quế đỏ vẫn ở giữa cung trăng.)
(Biến hoá và chuyển vần)
Khánh Hỷ thể hiện cái nhìn trên bằng những hình ảnh độc đáo:
Càn khôn tận thị mao đầu thượng
Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung.
(Đáp Pháp Dung sắc – không, phàm – thánh chi vấn)
(Trời đất hết thảy đều ở trên đầu một sợi lông
Mặt trời mặt trăng chứa trong một hạt cải)
(Trả lời sư Pháp Dung hỏi về sắc không, phàm thánh)
Không đậm chất triết lý như thơ Thiền Việt Nam, thơ Thiền Nhật Bản cũng
thể hiện cái nhìn ấy: cái nhìn vô sai biệt, chúng sinh hay Phật đều cùng một bản thể:
Nền đá hoang tàn
lung linh bóng nắng
Phật hiện dung nhan.
(Basho)
Bài thơ này được Basho sáng tác khi hành hương đến một ngôi chùa ở Awa.
Đây là một ngôi chùa hoang phế, nền đá trống trải, trơ trọi, không còn dấu vết một
pho tượng Phật nào. Thế nhưng có hề chi! Basho vẫn có thể chiêm bái dung nhan
Phật ẩn hiện trong bóng nắng lung linh của mùa xuân ấm áp ấy. Với Basho, nắng
xuân tự hóa thân thành Bụt.
Nếu Basho thấy Bụt trong bóng nắng thì Issa thấy Bụt trong ngàn giọt sương
rơi, ngàn tiếng ve trổi:
Ngàn giọt sương rơi
ngàn tiếng ve trổi
Bụt nhà thế thôi.
thấy dung nhan Phật Đà trong con ốc nhỏ:
Cố hương ta!
ôi con ốc nhỏ
dung nhan Phật Đà.
Còn Kubutsu thì thấy dung nhan Phật Đà trong những cánh hoa đào đang rơi,
trong hình ảnh em bé đang há miệng nhìn:
Anh đào rơi hoa
em bé nhìn miệng há
dung nhan Phật Đà.
Rõ ràng dưới cái nhìn của Haiku, mọi thứ đều có Phật tính, cả con người (em
bé), cả những sinh vật nhỏ bé, vô ngôn (con ốc), cả những vật vô tri, vô giác (giọt
sương, bóng nắng, bông hoa)… Nói như nhà nghiên cứu Nhật Chiêu: “Chính ở nơi
những chúng sinh nhỏ bé, im lặng, vô ngôn nét từ bi mới rạng ngời mầu nhiệm”
[11].
Thứ ba, xuất phát từ cái nhìn vạn vật cùng một bản thể và trong mỗi sự vật
dù nhỏ nhoi đến đâu cũng mang trong mình cả vũ trụ bao la, cái nhìn Thiền còn
thấy được sự tương tác, hòa điệu sâu xa giữa các sự vật hiện tượng trong thế giới
hữu hình lẫn vô hình.
Đấy là tiếng kêu vang dài của con người trong phút ngất ngây, hứng khởi có
thể làm lạnh cả bầu trời trong thơ Không Lộ thiền sư:
Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư
(Ngôn hoài)
(Có khi xông thẳng lên đỉnh núi
Một tiếng kêu dài, lạnh cả trời)
(Ngôn hoài)
Hay đấy là “một tiếng ve ngân khiến tứ thu man mác” trong thơ Trần Nhân
Tông:
Đệ nhất thiền thanh thu tứ trường.
(Đề Phổ Minh tự thủy tạ)
Nếu tiếng ve trong thơ Trần Nhân Tông có thể khiến tứ thu man mác thì
tiếng ve trong thơ Basho lại có thể thấm xuyên vào đá:
Tịch liêu
thấm xuyên vào đá
tiếng ve kêu.
Tiếng ve đang thấm xuyên vào đá hay nỗi tịch liêu thấm xuyên vào đá? Có lẽ
là cả hai. Cả thế giới vô hình (nỗi tịch liêu, âm thanh tiếng ve) và hữu hình (đá) đều
có thể xuyên thấm vào nhau, tương tác lẫn nhau. Ta có cảm giác âm thanh của tiếng
ve cùng với nỗi tịch liêu như làm cho cả đá núi cũng tan ra để rồi tất cả cùng hòa
vào nhau tạo thành “cái Một”. Một trong những triết lí của Thiền là tất cả trở về
“cái Một”. Và một nghịch lí tuyệt diệu của nghệ thuật Thiền là: “Một trong Tất cả
và Tất cả trong Một”.
Đây lại là một phát hiện khác đầy bất ngờ, thú vị của nhà thơ – họa sĩ Buson:
Gió chiều thu
mặt nước nhẹ nhàng liếm
chân con cò.
Với cái nhìn theo logíc suy lí thông thường, mặt nước vốn là cái bất động, vô
tri; con cò là động vật, có sự vận động. Như ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top