daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

MỤC LỤC
Trang LỜI CẢM ƠN ................................................................................................1 MỤC LỤC......................................................................................................2 DẪN NHẬP.......................................................................................................4
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 4
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 5
3. Đóng góp của luận văn .......................................................................... 10
4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 10
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 11
6. Kết cấu luận văn.....................................................................................11
CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRƯƠNG NAM HƯƠNG. .........................................................................................................13 1.1. Cảm hứng nghệ thuật – vùng thẩm mĩ riêng của nhà thơ ...............13
1.1.1 Cảm hứng nghệ thuật ................................................................13
1.1.2 Cảm hứng nghệ thuật – vùng thẩm mĩ riêng của nhà thơ ......... 16
1.2. Cảm hứng nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương.....................22
1.2.1 Cảm hứng hoài hương...............................................................22
1.2.2 Cảm hứng thế sự........................................................................42
CHƯƠNG 2: HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRƯƠNG NAM HƯƠNG...........62
2.1. Hình ảnh thơ ....................................................................................62
2.2. Hình ảnh trong thơ Trương Nam Hương.........................................68
2.2.1 Hình ảnh người mẹ....................................................................68
2.2.2 Hình ảnh tuổi thơ.......................................................................81
2.2.2.1 Hình ảnh tuổi thơ gắn bó với đồng quê cùng những trò chơi 82 2.2.2.2 Hình ảnh tuổi thơ cùng kiệt khó, thanh sạch..............................86 2.2.2.3 Hình ảnh tuổi thơ được đẫm mình trong ca dao, dân ca .......91
CHƯƠNG 3: NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRƯƠNG NAM HƯƠNG ......................................................................................................................... 96

3.1. Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm thơ...........................................96
3.2. Ngôn từ nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương ......................101
3.2.1 Dấu ấn của nhà thơ và chiếc bẫy chữ trong khu vườn ngôn từ.....
101
3.2.2 Ngôn từ thơ mang âm hưởng dân gian....................................113
3.2.3 Ngôn từ lạ hóa trong thơ Trương Nam Hương ....................... 119
KẾT LUẬN................................................................................................129 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................134 TIỂU SỬ.....................................................................................................140

1. Lí do chọn đề tài
DẪN NHẬP
Trương Nam Hương thuộc lớp nhà thơ xuất hiện vào cuối những năm 70 đầu những năm 80 ở thành phố Hồ Chí Minh, cùng với các nhà thơ Đỗ Trung Quân, Bùi Chí Vinh, Lê Minh Quốc, Phạm Sỹ Sáu, Thanh Nguyên, Thái Thăng Long, Nguyễn Quang Thiều, ... Anh trở thành cái tên không còn xa lạ với bạn đọc yêu thơ. Với hơn hai mươi năm cầm bút, anh đã gặt hái nhiều giải thưởng danh giá. Giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam cho tập thơ đầu tay Khúc hát người xa xứ và trở thành Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam trẻ nhất lúc bấy giờ là nguồn cổ vũ khích lệ tinh thần rất lớn cho nhà thơ. Sau đó lần lượt là các tập thơ và nhiều giải thưởng khác, Trương Nam Hương đã khẳng định vị trí của mình trên thi đàn và trong lòng độc giả. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về thơ Trương Nam Hương trong cùng với tiến trình thơ đương đại một mặt giúp chúng ta nhận diện được sự phát triển của thơ Việt Nam hiện đại. Đồng thời, qua đó ta thấy được những đóng góp nhất định của Trương Nam Hương trong nền văn học Việt Nam nói chung và thơ ca đương đại nói riêng.
Với hơn mười tập thơ, bạn đọc yêu thơ Trương Nam Hương có thể nhận thấy ngay một hồn thơ đã tìm thấy lối đi riêng âm thầm, lặng lẽ mà ấm áp, giàu hoài niệm trên con đường hình thành phong cách thơ của mình. Thơ của anh có sự giao hòa giữa chất Huế quê cha và tinh chất vùng đất Bắc Ninh quê mẹ cùng với ngôn ngữ sáng tạo góp phần làm phong phú thêm cho tiếng Việt hiện đại. Có rất nhiều ý kiến đánh giá về thơ Trương Nam Hương. Các ý kiến đó dù ở các góc độ khác nhau nhưng đều góp phần khẳng định tên tuổi của thơ Trương Nam Hương. Anh làm thơ là để giãi bày những xúc cảm chân tình của lòng mình trước cuộc đời, cho nên mọi cung bậc tình cảm của con người từ yêu ghét, vui buồn, sướng khổ...đều thành thơ. Nghiên cứu về thơ Trương Nam Hương, người viết hy vọng nối nhịp cầu để bạn đọc yêu thơ theo những phấn thông vàng mà nhà thơ đã gửi trao trong cuộc đời, tri ngộ đồng điệu tìm về bên câu thơ tâm tình.
Trong bối cảnh hội nhập và hiện đại hóa, các nhà thơ đương đại cần có sự cố gắng để thi ca luôn có chỗ đứng trong lòng công chúng. Không những thế, làm sao

cho thi ca có tính hiện đại để có khả năng thích ứng với nhu cầu hội nhập nhưng vẫn phải giữ được bản sắc độc đáo và tinh túy của thi ca dân tộc... Trương Nam Hương đã góp một phần rất đáng quý trong việc định hình một phong cách thơ hướng về cội nguồn văn hóa truyền thống, coi trọng khai thác chất liệu ca dao mà vẫn mang được dấu ấn của sự đổi mới. Vì thế khi nghiên cứu đề tài “Cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương”, chúng tui hy vọng sẽ phần nào lí giải được một vài khía cạnh liên quan đến một trong những vấn đề đang được quan tâm của thi ca đương đại. Đó là hiện đại hóa thơ ca theo hướng tiếp thu, gìn giữ và cách tân những giá trị truyền thống theo cách mà nhà thơ đã thể hiện trong cuộc đời thơ của mình.
Chúng tui chọn đề tài này với mong muốn góp phần nhỏ trong việc nghiên cứu thơ Trương Nam Hương để từ đó có cái nhìn khái quát, toàn vẹn, tổng thể hơn nhằm tạo ra một hình dung cụ thể về dáng thơ Trương Nam Hương. Mặt khác, khi bước chân vào thế giới của văn học, thì mỗi người, bằng năng lực, niềm yêu thích, khả năng học hỏi, góc nhìn, thẩm mĩ và kinh nghiệm cá nhân sẽ bàn về văn học từ nhiều hướng khác nhau. Cùng với sự chất chứa những tình cảm tha thiết, yêu mến hồn thơ của cái đẹp khiêm nhường giữa đời thường đã trở thành xuất phát điểm để tâm hồn người viết nhẹ nhàng tìm đến một hồn thơ. Rồi từ đó, kết hợp với việc vận dụng một số khái niệm lí luận văn học – khái niệm công cụ như: cảm hứng chủ đạo, cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ, đặc trưng thể loại...để hòa cùng nhịp bước trên đường thơ Trương Nam Hương. Với những lẽ trên, chúng tui mạnh dạn thực hiện chuyên luận nghiên cứu về “Cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương".
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nổi tiếng từ tập thơ đầu tay Khúc hát người xa xứ đến nay, Trương Nam Hương đã khẳng định vị trí của mình trên thi đàn và trong lòng bạn đọc yêu thơ. Với hơn mười tập thơ xuất bản, thơ anh đã nhận được nhiều sự quan tâm, đánh giá của các nhà nghiên cứu; nhiều ý kiến, nhận xét, góp ý của bạn bè thơ văn trên các báo Văn Nghệ, Tạp chí hội nhà văn, Phụ nữ, Tuổi trẻ,... Và nhiều nhất có lẽ là trên các trang website của Hội nhà văn (nhavantphcm.com.vn; vanvn.net; tapchinhavan.vn),

Lục bát (lucbat.com), văn nghệ sông Cửu Long (vannghesongcuulong.org.vn), Evăn (evan.vnexpress.net), ... Đó cũng là điểm thuận lợi cho chúng tui trong việc nghiên cứu đề tài về thơ Trương Nam Hương. Qua các bài viết, chủ yếu các tác giả nhận xét, đánh giá chung về mỗi tập thơ, cũng có bài viết đi vào tìm hiểu một phương diện, khía cạnh thơ, phân tích những bài thơ yêu thích và phỏng vấn nhà thơ mà chưa có công trình nghiên cứu tổng hợp, đầy đủ quá trình thơ, phát triển tư duy thơ cũng như có cái nhìn tổng thể về bút pháp nghệ thuật của nhà thơ Trương Nam Hương.
Với đề tài nghiên cứu “Cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương", dựa trên cơ sở những tư liệu tiếp cận, chúng tui xác lập những tư liệu viết về Trương Nam Hương thành ba vấn đề tương ứng với nội dung luận văn là: Cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật.
Nhóm bài viết thiên về cảm hứng nghệ thuật, có những bài:
Khi tập thơ đầu tay Khúc hát người xa xứ của Trương Nam Hương ra đời, Vũ Quần Phương viết bài “Khúc hát người xa xứ với Trương Nam Hương”, nêu lên những đánh giá, nhận xét chung về tập thơ. Trong bài viết này, Vũ Quần Phương đánh giá cao về năng lực xúc cảm, giọng thơ giản dị, dễ gần, tình thơ rất quen thuộc của Trương Nam Hương. Đây chính là những tố chất quan trọng nuôi dưỡng nguồn cảm hứng thơ cho Trương Nam Hương. Bên cạnh việc nêu lên những thành công về nghệ thuật như: bút pháp thơ có khả năng kết dính những ý thơ bằng cảm xúc; ngôn từ lành mà đẹp, câu thơ lục bát nhuần nhuyễn rất gợi cảm, Vũ Quần Phương còn chỉ ra những ngập ngừng trong việc vận dụng các thủ pháp thơ, nhiều bài thơ cần tước bớt đi những đường viền thời trang giữ cho thơ chân cảm,... Nhưng suy cho cùng đó là điều không tránh khỏi của một thi sĩ mới bước chân vào làng thơ.
Trong dáng thơ, tác giả Tần Hoài Dạ Vũ có bài viết về Trương Nam Hương:“Trương Nam Hương nỗi ám ảnh của thời gian”.Theo tác giả: Chỉ có một điều khác biệt, sẽ trở thành cái riêng của Trương Nam Hương, đó là ý niệm thời gian ở đây được cụ thể hóa thành tâm trạng, thành nỗi nhớ quê nhà hay hoài niệm về những gì thân yêu đã mất. và tác giả tỏ ra tâm đắc với những bài thơ viết về tình quê, về tuổi thơÁm ảnh thời gian của Trương Nam Hương trước hết là ám ảnh về năm tháng đã mất, về tuổi trẻ đã qua đi.

Nguyễn Trọng Tạo trong bài viết: “Trương Nam Hương – hồn thơ đẹp như nỗi buồn” in chung trong Văn chương cảm và luậnsau khi nêu những cảm nhận chung về thơ Trương Nam Hương đã nhận xét: Hình ảnh làng quê luôn là nỗi ám ảnh đau đáu, nhói buốt vẻ đẹp thuần hậu trong thơ Trương Nam Hương, cái vẻ đẹp làm anh luôn lo sợ phôi pha và biến mất.Tác giả cũng nói khi đọcthơ Trương Nam Hương trong lòng bao giờ cũng có miên man cái nỗi xao xuyến vạn kiếp của làng quê Việt với những vẻ đẹp phát khóc của cuộc sống cần lao.
Cũng viết về vấn đề này, tác giả Trần Nhật Thu với bài viết “Nỗi buồn ta thăm thẳm dắt ta về”, đề cập đến nguồn cội quê hương của Trương Nam Hương là Huế và Bắc Ninh, hai vùng văn hóa cổ kính đã làm giàu có, bồi đắp thêm cho hồn thơ thăm thẳm nỗi buồn xa xứ của Trương Nam Hương. Tác giả đặc biệt yêu thích và thể hiện sự đồng cảm với những bài thơ viết về sông Hồng, sông Hương có sức ám ảnh, dạt dào niềm thương cảm của nhà thơ .
Trong bài viết “Ô cửa mới của Trương Nam Hương”, Huỳnh Như Phương nhận định thơ Trương Nam Hương cũng định hình phong cách từ rất sớm, đó là phong cách hòa hợp chất Huế quê cha và chất Kinh Bắc quê mẹ. Với mảng thơ viết về tình yêu, tác giả đã rất tinh tế khi phát hiện ra dấu ấn cảm xúc, mùi vị nhục thể nơi con người trong thơ Trương Nam Hương được khỏa lấp bởi màu sắc và hương vị của thiên nhiên. Đó cũng là lí do để tác giả đưa ra nhận xét Trương Nam Hương vẫn là một tình nhân dè dặt, so với một số nhà thơ bạo liệt bây giờ.
Khi tập thơ Ra ngoài ngàn năm của anh xuất bản đã nhận được nhiều những ý kiến đóng góp, đánh giá, trong đó có Lê Thiếu Nhơn. Tác giả với bài viết “Trương Nam Hương chốc lát ra ngoài ngàn năm”, in trong Thi ca nết đất. Chủ yếu trong bài viết này, Lê Thiếu Nhơn nhận xét về những bài thơ mang cảm hứng thế sự, đời thường của Trương Nam Hương. Theo tác giả, qua các bài thơ đó, anh tự soi rọi lại bản thân bằng chậm rãi riêng tư mặc bao đua chen thiên hạ. Với tập thơ này, tác giả đánh giá cao sự cố gắng thể hiện tâm trạng của anh qua thể thơ ba câu.
Riêng kiểu bài viết về hình ảnh nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương, chúng tui tìm thấy bài viết sau:

Trong bài báo của Khánh Chi: “Trả nợ bằng thơ”- đăng trên Báo Phụ nữ và sự nghiệp năm 2003, tác giả đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Trương Nam Hương và ghi nhận những tâm sự của nhà thơ khi tự nói về mình và thơ của mình: tui là người nặng nợ với quá khứ, khi anh kể về mẹ, về tuổi thơ... Khánh Chi đã thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với việc Trương Nam Hươngluôn coi chuyện làm thơ của mình là một cuộc trả nợ không ngừng với quá khứ. Cũng trong bài phỏng vấn này, Trương Nam Hương đã tâm sự với tác giả: Thơ tui làm cho quá khứ, thành ra lúc nào cũng buồn.Có lúc muốn viết gì cho vui vui, cũng không được. Chính những nỗi buồn đau trong tâm hồn đã giúp anh sáng tác nên những vần thơ có chỗ đứng trong lòng người đọc.
Tác giả Hàn Anh Trúc có hai bài viết về Trương Nam Hương là “Hoài niệm không mùa câu thơ hay từ kỉ niệm học trò” và “Hương xưa lá, khói bếp cay” in trong Chuyện văn: lai lịch nhà thơ lai lịch bài thơ. Điều thú vị nhất đối với tác giả là khi được hòa mình thế giới tuổi thơ, thế giới học trò trong thơ Trương Nam Hương, tác giả nhận xét: Tuổi thơ Trương Nam Hương bọc mây ngũ sắc, đầy ắp kỉ niệm. Trong bài viết của mình, Hàn Anh Trúc rất chú ý đến hình ảnh cánh diều tuổi thơ anh, đặc biệt là hình ảnh người mẹ bên bếp lửa với khói bếp nồng cay... Dành nhiều tình cảm vào những hình ảnh thơ Trương Nam Hương, với tác giả đó là những trang thơ ý nghĩa, ý vị một cảm xúc đẹp.
Trong bài phỏng vấn nhà thơ Trương Nam Hương của Hoài Hương: “Nhà thơ Trương Nam Hương với nỗi nhớ Hải Phòng”, khi được hỏi tại sao là Hải Phòng, anh như chìm đắm vào miền kỉ niệm xưa cũ nơi lưu lại tuổi thơ với bà ngoại hiền từ có bàn nước nhỏ bán chè xanh, kẹo lạc, kẹo vừng, thuốc lá ... Có lẽ bắt nguồn từ nơi này, mà những bài thơ như Thời nắng xanh, Tuổi thơ ... của anh ra đời...
Tác giả Hoài Hương có lẽ là một người rất yêu mến thơ Trương Nam Hương, nên trong một bài viết khác rất công phu “Trương Nam Hương, nhà thơ của những hoài niệm đẹp”, chị rất tâm đắc mảng thơ tình yêu của anh. Theo chị, bắt đầu từ tình yêu đôi lứa, Trương Nam Hương còn có nhiều bài thơ về một tình yêu lớn hơn, chung hơn, nặng trĩu những tâm tư của một trái tim đa cảm, nhân hậu, biết chia sẻ luôn đau

đáu nỗi niềm về thân phận con người, về cuộc sống. Đó là những bài thơ nói về mẹ, cha, bà...đầy ấn tượng nhất và nhiều tâm trạng nhất.
Tác giả Trần Thị Thắng qua tập bút kí, dáng văn học Con chữ soi bóng đời, đã nhận xét Trương Nam Hương là một hồn thơ gần với cuộc đời, bởi thơ anh gắn với những người mang lại tình yêu trong cuộc đời anh: tình yêu của cha, của mẹ, của chị...
Ở phương diện ngôn từ nghệ thuật thơ Trương Nam Hương, chúng tui tìm thấy một số bài viết sau:
Qua bài viết “Nhập vào một cõi thơ” của tác giả Phạm Quang Trung trong tậpThổ cẩm dệt bằng thơ, tác giả chú ý đến những cái nhỏ bé, những điều không phải ai nhìn cũng thấy trong thơ Trương Nam Hương. Với tác giả, điều đáng quý ở thơ anh là thơ có sức gợi – sức gợi có được chủ yếu không ở từ hình ảnh riêng lẽ mà nhờ sự kết nối các hình ảnh tạo nên không khí, môi trường sống của thơ. Chính sự tinh tế và nhạy cảm trong phát hiện, cùng vẻ nhẹ nhàng, dịu dàng trong cảm nghĩ là những điều làm nên chất thơ Trương Nam Hương. Tác giả tán thành đường hướng chính trong cách tân của thi pháp thơ anh: Viết thơ theo nhịp tim của mình.
Bài viết của Phạm Đình Ân: “Gã thợ săn” và “chiếc bẫy chữ”. Trong bài viết này tác giả nhận xét tương đối kĩ về thơ Trương Nam Hương như việc anh gắn bó thủy chung với thể thơ truyền thống đã trở thành thế mạnh và riêng ở tập thơ Minithơ, theo tác giả thì xúc cảm của thơ anh khác các tập thơ trước. Đặc biệt Phạm Đình Ân tỏ ra rất quan tâm đến cảm hứng và lao động chữ của Trương Nam Hương. Tác giả nhận xét:Trương Nam Hương đã viết liên tục trong một cơn hứng chữ nồng nàn. Trong bài viết, tác giả cũng nói đến tập thơ Đường thi ngẫu dịch, mà theo tác giả, Trương Nam Hương rất kĩ tính ở tất cả các bài dịch.
Tác giả Huệ Triệu có lẽ là người hiểu thơ Trương Nam Hương và có cái nhìn sắc sảo, nhạy bén, qua bài viết “Thử giải mã một số kết hợp từ lạ trong thơ Trương Nam Hương”. Có thể nói đây là bài viết có nhiều chất lí luận. Từ góc nhìn lí luận qua thủ pháp lạ hóa, tác giả đã nhận thấy thế giới ngôn từ thơ Trương Nam Hương vẫn luôn là một ẩn số, hấp dẫn người đọc. Huệ Triệu cho rằng thơ Trương Nam Hương có

nhiều phối ghép từ gây ấn tượng mạnh, gây ám ảnh bởi độ nhòe mờ và sự lạ hóa nhất là qua hệ thống từ láy.
Bài viết của Nguyễn Thanh Toàn, “Cùng Trương Nam Hương xuôi ngược ra ngoài ngàn năm” cho rằng phong cách viết của nhà thơ Trương Nam Hương tài hoa mà rất lạ bởi, sự phóng khoáng trong cách sử dụng câu chữ, thả nhịp, cách gieo vần tự nhiên theo mạch cảm không câu nệ bằng trắc của anh.
Như vậy, qua các bài viết của các tác giả về thơ Trương Nam Hương ở trên, chúng tui thấy rằng các tác giả đã có những đóng góp nhất định trong việc phát hiện ra những đặc điểm của thơ anh nhưng nhìn chung lại chưa có nhiều những công trình nghiên cứu tổng thể, đầy đặn về thơ Trương Nam Hương. Thực hiện đề tài “Cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương",dựa trên cơ sở những ý kiến đã có được, chúng tui đi vào tìm hiểu ba phương diện chính trong Trương Nam Hương là cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật với mong muốn góp lên một tiếng nói về những thành công cũng như những đóng góp của nhà thơ trong tiến trình văn học hiện đại hóa.
3. Đóng góp của luận văn
Đặt vấn đề nghiên cứu ở ba phương diện: cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật trong chuyên luận “Cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương”, luận văn trên cơ sở vận dụng khái niệm công cụ, khai thác, lý giải, phân tích những phần cốt lõi về cảm hứng, hình ảnh, ngôn từ nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương, chúng tui mong muốn đóng góp một hướng tiếp cận tương đối tổng hợp về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ từ tập thơ đầu tay cho đến nay. Chúng tui rất mong luận văn được xem là một tài liệu hữu ích đối với việc tìm hiểuthơ Trương Nam Hương.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thơ của Trương Nam Hương, chúng tui chỉ khảo sát ba phương diện: cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật.
Đối tượng khảo sát qua các tập thơ: Khúc hát người xa xứ (1990), Cỏ - tuổi hai mươi (1992), Nghoảnh lại tháng năm (1995), Viết tặng những mùa xưa (1999), Thơ với tuổi thơ (2005), Đường thi ngẫu dịch (2007), Ra ngoài ngàn năm (2008), Mini

thơ (2008), với tổng cộng khoảng 280 bài thơ (ngoài những bài thơ in trùng nhau giữa các tập thơ và những bài không phục vụ cho nội dung nghiên cứu) thì sự khảo sát thống kê của chúng tui sẽ được thực hiện trong phạm vi khoảng 280 bài thơ này. 5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “Cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương”, luận văn sẽ phối hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
Vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, tìm hiểu đối tượng nghiên cứu như một hệ thống để khảo sát, phân tích.
Bằng phương pháp thống kê – phân loại sẽ làm cho việc giải quyết các vấn đề của đề tài mang tính khoa học, sáng tỏ và thuyết phục.
Với phương pháp phân tích – tổng hợp, luận văn sẽ tập trung phân tích các tác phẩm thơ của Trương Nam Hương để từ đó lí giải mối quan hệ của nhà thơ với cuộc sống, với các mối quan hệ tình cảm; cũng từ đó khám phá hồn thơ Trương Nam Hương qua những hoài niệm, kí ức, tâm sự,...Qua phương pháp này, luận văn muốn hệ thống hóa các ý kiến đánh giá về thơ anh, cuối cùng tổng hợp rút ra những đặc điểm mang tính khu biệt của thơ Trương Nam Hương.
Sử dụng phương pháp so sánh – đối chiếu, luận văn sẽ đặt nhà thơ Trương Nam Hương bên cạnh một số tác giả cùng thời, các tác giả có cùng đề tài phản ánh như: Thái Thăng Long, Thanh Thảo, Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn,...
Bên cạnh đó, luận văn còn phối hợp, vận dụng một số lí thuyết của lí luận văn học để tiếp cận, làm nền tảng trong việc tìm hiểu ba phương diện cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương.
Ngoài ra, luận văn sử dụng thêm phương pháp phỏng vấn và trao đổi trực tiếp với nhà thơ, người thân và bạn bè của nhà thơ để hiểu thêm về đường thơ và dáng của nhà thơ.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài dẫn nhập, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có ba chương: Chương 1: Cảm hứng nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương. Chương 2: Hình ảnh trong thơ Trương Nam Hương.
KẾT LUẬN
Trương Nam Hương thuộc lớp nhà thơ trẻ, trưởng thành sau 1975 anh kịp thời ghi lại những biến động, đổi mới của tâm hồn con người cũng như chứng kiến những bước tiến của nền văn học hiện đại hóa. Nhưng anh cũng là con người chuộng vẻ đẹp truyền thống, luôn có ý thức trân trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa cội nguồn. Vừa hiện đại vừa lưu giữ nét văn hóa dân tộc, đó cũng là nét đáng quý của thơ Trương Nam Hương. Chính vì thế thơ anh đã tạo được sự đồng cảm và yêu mến nơi người đọc.
Nhất quán với yêu cầu chung khi đánh giá một tác giả văn học, cần xem tác giả đã kế thừa được những gì trong truyền thống văn học quá khứ, của những người đi trước. Phải xem họ đã đem lại một cái gì mới: một mảng hiện thực, một cách nhìn cuộc sống, một giọng văn, những đổi mới về thể loại; Và phải xem ảnh hưởng của họ đối với các nhà văn đương thời... Từ những yêu cầu chung đó, chúng tui sẽ tập trung đi vào nghiên cứu các tác phẩm thơ của Trương Nam Hương qua chuyên luận: “Cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương”.
Cảm hứng trong sáng tác văn học được xem là một trong những yếu tố chính hợp thành tư tưởng tác phẩm. Cảm hứng sẽ xuyên suốt toàn bộ sáng tác của một tác giả, là vùng thẩm mỹ riêng của mỗi nhà thơ. Nó lý giải những đặc điểm nghệ thuật, phong cách của tác giả. Cảm hứng nghệ thuật của một tác giả bắt nguồn từ hiện thực khách quan, mang đậm tình cảm cá nhân và dấu ấn thời đại. Từ đó có thể thấy, việc nhà thơ nuôi dưỡng những vùng thẩm mĩ trong những nguồn cảm hứng nghệ thuật trên hành trình sáng tác là công việc vô cùng cần thiết và hữu ích. Nó đem lại những giá trị về tinh thần, khơi nguồn lực sáng tạo cũng như khẳng định trình độ tư duy, công phu nghề văn.
Đối với Trương Nam Hương, hai nguồn cảm hứng chính trong thơ anh là:
Cảm hứng hoài hương và cảm hứng thế sự.
Trong các sáng tác của mình, Trương Nam Hương đã bộc lộ một cái tui luôn thiết tha gắn bó với cội nguồn, với bản sắc dân tộc. Sự gắn bó sâu nặng ấy được thể hiện qua những trang thơ đầy ắp nỗi nhớ thương quê trong những ngày xa xứ. Cảm hứng hoài hương vì thế bộc lộ một tình yêu quê hương thầm kín, nhẹ nhàng mà sâu

sắc, hơn thế nó còn là tiếng lòng củangười con vọng nhớ về chiếc nôi đã sinh ra mình. Đặc biệt hơn, với Trương Nam Hương là anh có nhiều vùng quê để mang theo trong tâm tưởng, vì đó mà nỗi hoài hương càng da diết hơn.Với cảm hứng hoài hương, nhà thơ tìm về cội nguồn dân tộc – nét đẹp truyền thống của người Việt qua đó bày tỏ nỗi lòng ưu hoài, trân trọng những giá trị tốt đẹp của dân tộc. Nétđặc trưng của chất thơ Trương Nam Hương qua cảm hứng hoài hương là ở chất dung dị, đời thường nhưng lắng sâu, tinh tế. Có được điều này là do anh có sự kết hợp khéo léo sợi dây tình điệu trong việc sử dụng những chất liệu thẩm mỹ vùng miền. Hơn hết cảm hứng nghệ thuật thơ anh lấy xuất phát điểm là tinh hoa văn hóa dân tộc, là tình yêu, nỗi nhớ quê nhà...tất cả đem đến cho người đọc cảm giác êm đềm, phi lợi nhuận. Vì thế, thơ Trương Nam Hương có ý nghĩa thanh lọc, bắt nhịp cầu nối liền những trái tim để cùng vang lên khúc hát tình quê và từ đó bồi dưỡng vẽ đẹp tâm hồn Việt cho người đọc.
Bên cạnh nguồn cảm hứng hoài hương, thơ Trương Nam Hương cũng thể hiện được sự phong phú, đa dạng về tình cảm, vốn sống.. qua cảm hứng thế sự. Với cái nhìn khá tinh tế, thâm trầm, không ồn ả, hào nhoáng Trương Nam Hương đã đưa vào trong thơ mình một cái nhìn, cách nhìn trước những làn sóng thời hiện đại; cuộc sống gia đình; góc nhìn tình yêu; đời tư tự bạch; triết lí sống ... Qua mảng thơ viết về cuộc sống đời thường này, nhà thơ giúp người đọc nhìn thấy được bộ mặt của đời sống xã hội hôm nay. Thơ anh về đề tài này, không lẫn tránh những mặt tối, mà góp phần làm nổi bật ánh sáng, cái hay, cái đẹp. Qua nguồn cảm hứng này, người đọc sẽ nhận thấy những vui – buồn, được – mất đi qua cuộc đời anh, cũng như những tình cảm, khát vọng trong tâm hồn anh. Và bức dáng anh hiện lên trong thơ là con người chân tình, đằm thắm, gửi trọn tin yêu vào cuộc sống. Thơ anh khi viết về tình yêu, chúng ta cũng bắt gặp những cung bậc và sắc điệu khác nhau. Song có điều đặc biệt là, dầu thế nào Trương Nam Hương vẫn luôn khao khát và hướng đến tình yêu bằng tất cả sự trong sáng của tâm hồn. Tình yêu của anh say mê, gợi cảm giữ đượcnét chân tình, ý nhị, không toan tính vụ lợi khác với những nhà thơ viết về tình yêu hiện giờ.
Tiếp cận thơ Trương Nam Hương ở góc độ hình ảnh nghệ thuật, ta càng thấy được hình ảnh là một yếu tố rất quan trọng, là một trong hai cách cơ bản (tạo

hình và biểu hiện) để sáng tạo nên hình tượng thơ. Nói như Aristote Linh hồn chẳng bao giờ suy tưởng được nếu không có lấy một hình ảnh. Cuộc sống trong thơ được nói lên bằng hình ảnh. Tâm trạng, tình cảm trong thơ cũng được bộc lộ đằng sau hình ảnh được miêu tả. Có thể nói, hình ảnh là máu thịt của tư duy sáng tạo nghệ thuật, hàm chứa khả năng thẩm mĩ. Nhà thơ cảm xúc, suy nghĩ bằng hình ảnh, hình tượng.
Hai hình ảnh nổi bật trong thơ Trương Nam Hương là hình ảnh người mẹ và hình ảnh tuổi thơ.
Viết về mẹ, Trương Nam Hương không có ý định tạo nên những vần thơ có cách nói lạ hóa, điểm tô. Anh kể lại những hình ảnh, những sự việc hết sức bình thường nhưng cũng chính vì thế mà vô cùng gần gũi,ngọt ngào. Hình ảnh người mẹ trong thơ Trương Nam Hương là nỗi ám ảnh khôn nguôi, là tình yêu thương không dịu vợi. Bởi mẹ đối với anh là hoài niệm yêu thương, là mối dây buộc chặt tình quê. Chất ngọc trong thơ Trương Nam Hương chính là tình cảm một người con hiếu thảo, yêu thương, luôn tâm thế quay về mong sưởi ấm lòng người mẹ.
Hình ảnh tuổi thơ của mỗi người là vùng kí ức thăm thẳm sâu, khó quên. Với Trương Nam Hương, hình ảnh tuổi thơtái hiện lại khoảng thời gian tuy có nhiều vất vả, thiếu thốn nhưng là khoảng trời rộng lớn, dạt dào tình cảm, nuôi dưỡng ước mơ thành người. Những kí ức tuổi thơ trong thơ Trương Nam Hương, là riêng của cuộc đời tác giả nhưng có sức khơi gợi, đến phần sâu thẳm nhất của tâm hồn mọi người. Viết về hình ảnh tuổi thơ, Trương Nam Hương tái hiện lại:Hình ảnh tuổi thơ gắn bó với đồng quê cùng những trò chơi; Hình ảnh tuổi thơ cùng kiệt khó, thanh sạch; Hình ảnh tuổi thơ được đẫm mình trong ca dao, dân ca.Từ nguồn kí ức diệu kì này,đã góp phần làm giàu có thêm cho tâm hồn mỗi người, nhắc nhở bạn đường thơ sống sao để không vấp ngã trước những sóng gió và cám dỗ của cuộc đời.
Có thể nói, tác phẩm văn học trước hết và cuối cùng là cuộc hành trình trọn vẹn của ngôn từ, là cuộc đời của ngôn từ. Do đó, mọi bài thơ trong quá trình tạo ý tạo chữ đều cần tính phát minh ở một trình độ nào đó. Bởi, chữ trong thơ nếu không được tìm tòi, sáng tạo sẽ trì trệ, thiếu tươi tắn và độ sâu trong việc chuyển tải ý nghĩa. Nhà thơ phải làm việc bằng ngũ giác quan, bằng sự khổ luyện không ngừng trong việc luyện đan ngôn từ để có lối biểu đạt mới mẻ và khác lạ. Nghiên cứu về ngôn từ nghệ

thuật là chú ý đến những đặc trưng như: sự chọn lọc, hàm xúc; tính đa nghĩa của ngôn từ; tính tạo hình – biểu cảm; và dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ ngôn từ.
Ý thức rõ đều đó nên ngôn từ nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương luôn thể hiện được sự kiếm tìm miệt mài, mong muốn đem lại những cái mới, cái đặc sắc cho thơ trong tiến trình hiện đại hóa văn học. Ngôn từ nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương mang đậm dấu ấn của nhà thơ và chiếc bẫy chữ trong khu vườn ngôn từ. Cảm hứng và lao động chữ nghĩa là công việc nhọc nhằn và đầy say mê đối với nhà thơ. Nhưng không vì thế mà anh sa đà, chuyên về tìm chữ mà quên nghĩa. Thơ anh dung dị, đời thường nhưng vẫn thể hiện được ý thức sáng tạo của người cầm bút. Do đó, ngôn từ trong thơ Trương Nam Hương không có sự dễ dãi mà tinh tế, cẩn trọng. Hai yếu tố không thiếu trong thơ anh là cảm xúc và ý thức chọn lọc ngôn từ.
Ngôn từ thơ Trương Nam Hương có sự lạ hoá nhưng đồng thời cũng đậm đà âm hưởng dân gian. Thơ Trương Nam Hương có ngôn từ mang dáng dấp và phong vị của thơ ca dân gian. Đây cũng chính là sự trở về với cội rễ truyền thống, kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa dân gian. Không chỉ vậy, Trương Nam Hương cũng là nhà thơ có nhiều nỗ lực tìm tòi sáng tạo ra các từ ngữ mới lạ, đưa người đọc đến một thế giới mới, cần khám phá. Làm được điều này, anh đã góp phần trong việc làm phong phú hơn vốn từ tiếng Việt. Có thể thấy, vừa truyền thống vừa hiện đại, thơ anh đủ sức bước tiến trên hành trình thơ với những đóng góp tích cực.
Trương Nam Hương bằng các sáng tác của mình, đã đem đến những dư vị ngọt ngào, nhẹ nhàng về tình quê hương, tình gia đình. Cũng qua những trang thơ đó, nhà thơ cho thấy tấm lòng của con người hiện đại đối với cội nguồn dầu cuộc sống con người có ngược xuôi trong những biến đổi của dòng đời. Tất cả được làm nên bởi lòng tin, lòng nhân và yêu thương chân tình ẩn dưới đôi cánh thơ. Trong tình hình xã hội hiện nay, thơ Trương Nam Hương vừa có những đóng góp cho việc giữ gìn những giá trị văn hóa vừa mang được hơi thở hiện đại.
Chúng tui mong muốn qua đề tài nghiên cứu này sẽ góp thêm tiếng nói yêu mến nguồn thơ dân tộc qua những đóng góp thầm lặng của nhà thơ Trương Nam Hương, cũng như góp phần khái quát, tổng hợp cái nhìn đa chiều về thơ Trương Nam Hương qua các phương diện đã nghiên cứu. Và dù đã cố gắng, song chắc chắn không

tránh khỏi những thiếu sót, non nớt, chủ quan ... Do đó, chúng tui rất mong nhận được những góp ý trao đổi, bổ sung để rút ra những kinh nghiệm và kiến thức trong việc nghiên cứu.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top