daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
tui đọc được một quyển sách bàn về “Cội nguồn văn hóa Trung Hoa” của Đường
Đắc Dương, có đoạn: “có một không gian mênh mông và một thời gian sâu thẳm, văn hóa
Trung Hoa dường như vẫn còn để ngõ cho một cuộc thám hiểm. Và ta bắt gặp một nghịch
lí trên đường đi: cái mà ta tưởng cổ điển và quên thuộc lại rất bí ẩn” [5;3]. Kiến thức
được ví như một đại dương mệnh mông, sự hiểu biết của con người chỉ là một giọt nước.
Nếu bạn nghĩ rằng, bạn đang làm chủ mọi sự hiểu biết, thì bạn đang lầm to đấy!.
Văn học Trung Hoa là sự kết nối kết của nhiều nhân tố. Qua các thời kì, nó là sự
kết tinh tư tưởng thẩm mỹ của các thời đại lịch sử. Đi tìm và khám phá ra được các quan
niệm thẩm mỹ trong các thời đại phát triển của văn học là vẻ đẹp lấp lánh của người làm
công tác nghiên cứu. Nhân vật tráng mỹ Trung Hoa chỉ là một tiểu hệ trong hệ thống các
nhân vật bao la của văn học Trung Hoa. Đây là một mảnh đất vừa quen thuộc nhưng lại
có nhiều bí ẩn chờ những ai có đam mê văn học cổ điển Trung Hoa khám phá.
Nhà toán học Paxcan từng nói: “Con người là một cây sậy, nhưng là một cây sậy
có tư tưởng và chính nhờ tư tưởng mà con người bao trùm được vũ trụ”.
Paxcan ví con người như một cây sậy (cây lau), nhưng khác với cây lau mềm yếu khác
là con người biết tưởng tượng, suy nghĩ để rồi hiểu ra được vũ trụ bao la rộng lớn này.
Paxca xác định tư tưởng của con người còn lớn lao hơn tất cả, có ý nghĩa bao trùm cả vũ
trụ. Vũ trụ thì vô tận, con người thì nhỏ bé nhưng tìm hiểu, chi phối được cái vô tận kia
bằng tư tưởng của chính mình. Cho dù con người hữu hình, thân xác bị lệ thuộc vào thời
gian. Những con người ấy là những cây sậy yếu mềm phải trở về cát bụi. Nhưng chính
tưởng của họ vẫn còn đó với nhân sinh.
Thử thách nhằm mục đích cho biết chắc chắn giá trị của con người. Thử thách là
cơ hội. Từ cơ hội ấy, con người có thể xác định được những giá trị tốt xấu, đo được tài
sức của mình. Dù cơ hội ấy đầy những cam go, tạo nên những khó khăn gian khổ để kiểm
tra một cách chính xác đạo đức và tài năng của mỗi con người nào đó là rất cần thiết cho
công việc. Biết được khó khăn gian khổ của một người đã trải qua để đánh giá về họ. Bản
thân của mỗi cá nhân chấp nhận thử thách và vượt qua, dù thành công hay thất bại chỉ là
yếu tố khách quan. Thực tế, với bản thân họ là một thành công, vì vượt qua được thử
thách đã là một thành công. Và tích cực hơn, họ có thể đánh giá nhận xét bản thân mình,
có những phương pháp, cách thức để lắp đầy những điểm khuyết về kiến thức, những hạn
chế của bản thân.
Xã hội hôm nay có nhiều công việc, mỗi công việc cần một tài năng, tiêu chuẩn
khác nhau. Ngay cả trong công việc mức độ tài năng của nhiều người cũng khác nhau.
Muốn thành đạt, cần có thử thách, biết tạo những thử thách và vượt qua nó.
Cơ thể, nhận thức của con người không ngừng phát triển, càng lớn tuổi con người
càng chững chạc và khiêm tốn. Ở tuổi 20, bản thân con người thường kiêu căng tự mãn.
Tuổi có tự ti và hoài bảo. Ở tuổi này, cái tui rất lớn. tui chỉ thừa nhân riêng tôi. Tuổi trẻ
chưa đi nhiều nơi nên chưa thấy nhiều, chưa tiếp xúc nên chưa biết nhiều, chưa vấp ngã
nên chưa có cơ hội tìm hiểu nguyên nhân bị vấp ngã nên ít thấy trở ngại trong cuộc sống.
tui nhận thấy bản thân mình rất may mắn. Từ khi chuẩn bị nhận đề tài, cũng như
bao bạn sinh viên khác, tui rất hồi hợp. Nhưng may mắn, tui có thể tự do chọn lựa đề tài
cho riêng mình. tui tự chọn đề tài đồng nghĩa với việc tự chọn cho mình một cơ hội để
thử thách bản thân, có dịp thử sức và tự đánh giá chính mình. Có khó khăn vất vả, nhưng
bản thân tui hiểu rằng: vượt qua được thử thách lớn này, thì tui có thể vượt qua được sự
hạn chế của bản thân. tui là người phải có trách với vai trò chọn lựa của bản thân, tham
gia vào cuộc thử thách sẽ giúp tui biết được khả năng mình.
Muốn vượt qua được thử thách phải gắn liền với hành động, đã chọn con đường
học tập để thành tài có nghĩa là bản thân phải vượt qua thử thách trong học tập. Sự đồn
đại và ngay cả trong lịch sử cũng chưa chắc đã chính xác. tui hiểu rằng khi xét đến một
giá trị của nhân vật nào đó trong tác phẩm, nên đặt nhân vật ấy vào đúng vị trí, tức là hãy
xem nhân vật đó đã đóng góp gì cho dòng chảy văn học.
Cuộc sống chính là những diễn biến của hành động, một chuỗi sự việc xảy ra.
Muốn biết sự việc nào, phải tìm hiểu từ gốc tới ngọn. Dù mất nhiều thời gian còn hơn
phải suốt đời cứ thắc mắc về sự việc ấy. Đó là niềm đam mê, say sưa của mỗi cá nhân.
Tìm hiểu về “Cảm hứng nhân vật tráng mỹ Trung Hoa” trong tác phẩm “Hán Sở tranh
hùng” nói riêng cũng như trong văn học cổ điển Trung Hoa nói chung, cũng là cơ hội cho
bản thân thể hiện niềm say sưa khi nghiên cứu. Nhân vật tráng mỹ Trung Hoa ra đời
mang trong mình nó những quan niệm thẩm mỹ của thời đại lịch sử. tui chọn nó bởi tôi
muốn khám phá mọi sự bí ẩn, muốn tìm ra sự thật trong niềm cảm hứng của các tác giả
khi xây dựng lên hình tượng nhân vật tráng mỹ. Sự việc xảy ra là sự thật, có thể đúng
hay có thể còn nhiều hạn chế. Tìm hiểu sự thật để có thái độ nhìn nhận vấn đề.
2. Lịch sử vấn đề
Cảm hứng sáng tác về loại hình nhân vật tráng mỹ được biết đến như là một cảm
hứng sáng tác quen thuộc trong văn học cổ điển Trung Hoa. Nhưng vì loại hình nhân vật
tráng mỹ chỉ là phần nhỏ trong thế giới nhân vật bao la rộng lớn của văn học Trung Hoa,
nên các tài liệu nghiên cứu về vấn đề này còn nhiều hạn chế.
Trong quyển “Giải mã văn học từ mã văn hóa”, có một phần nhỏ bàn về loại hình
nhân vật này. Theo đó, tác giả này cho rằng “Hệ thống nhân vật tráng mỹ có quá trình
diễn hóa từ truyện kể dân gian đến tiểu thuyết cổ điển. Quá trình này phản ánh sự triển
của tư tưởng thẩm mỹ – quan niệm về vẻ đẹp khỏe mạnh và dũng cảm của người Trung
Hoa trong thời đại trước” [312;13]. Theo tác giả này, trong các quan niệm sáng tác
truyền thống của văn học Trung Hoa trước đây, các nhân vật được phân chia rõ ràng,
chúng hình thành hai hệ thống nhân vật lớn đối lập với nhau “Nhân vật thiện mỹ và ác xú
là hai hệ thống nhân vật đối lập trở thành hai loại hình lớn. Trong đó có nhiều hệ thống
nhân vật nhỏ hơn. Chẳng hạn nhân vật thiện mỹ có thể chia ra thành hệ thống các nhân
vật anh hùng, các nhân vật trí tuệ, các nhân vật tài tử giai nhân,... Hệ thống nhân vật
tráng mỹ là một tiểu hệ của hệ thống nhân vật thiện mỹ” [312;13]. Như vậy, loại hình
nhân vật tráng mỹ chỉ là một phần nhỏ bé trong hệ thống nhân vật thiện mỹ. Nhân vật
thiện mỹ tượng trưng cho kiểu nhân vật chính diện. Vì thế nhân vật tráng mỹ cũng là loại
hình nhân vật chính diện trong các sáng tác của văn học Trung Hoa. Tác giả trên cho
rằng: “Nhân vật tráng mỹ là hóa thân của dũng và lực” [313;13]. Một đặc trưng cơ bản
của loại nhân vật này là có sức mạnh và lòng dũng cảm hơn người. Đây là hai nhân tố cơ
bản tạo nên vẻ đẹp và sự ngưỡng một của mọi người dành cho loại hình nhân vật này.
Loại hình nhân vật tráng mỹ đều trải qua một quá trình thai nghén và hoàn thiện
trong dân chúng. Ban đầu là những mẩu chuyện kể lưu hành trong dân gian. Kế đó là
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top