darkhero_hn

New Member
Download Luận văn Tính nhân văn trong cảm hứng phê phán của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái

Download miễn phí Luận văn Tính nhân văn trong cảm hứng phê phán của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái





MỤC LỤC
 
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1:
CHÂN DUNG CÁI XẤU TRONG DIỆN MẠO
NHỮNG CON NGƯỜI CỤ THỂ 8
1.1 Nhu cầu bức thiết của việc vạch trần cái xấu trong cuộc sống 8
1.2. Những vấn đề nổi bật trong nội dung phản ánh cái xấu trong tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái 13
1.2.1. Con người tha hoá vì chạy theo chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa danh lợi 13
1.2.2Con người sống trong hận thù và mất niềm tin 30
1.3. Cơ chế xã hội dồn ép con người lương thiện vào những bi kịch trong cuộc sống 36
Chương 2:
Tính nhân văn trong cảm hứng phê phán của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái 43
2.1 Cái thiện hiện hữu trong từng con người tốt đẹp 43
2.1.1 Người trí thức có tài năng và cốt cách cao đẹp 43
2.1.2. Sự hồn hậu trong tâm hồn của những con người bình dị 49
2.2. Con người trong sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác 50
2.2.1 Quá trình phục thiện: sám hối, xưng tội 50
2.2.2. “Thiên sứ” dẫn dắt con người từ bóng tối ra ánh sang 57
2.3. Quan niệm sống mang đậm tính nhân văn của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái 60
Chương 3:
Nghệ thuật biểu hiện cảm hứng phê phán trong các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái 68
3.1.1. Cốt truyện số phận 69
3.1.2. Cốt truyện luận đề 70
3.1.3. Cốt truyện tâm lý, hồi tưởng và ký ức 72
3.1.4. Cốt truyện phân mảnh- lắp ghép 74
3.1.5. Cốt truyện dòng ý thức 77
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 78
3.2.1. Phạm trù thẩm mỹ trong xây dựng nhân vật 78
3.2.2. Hư cấu, tưởng tượng như là một thủ pháp nghệ thuật đắc lực trong việc thể hiện cảm hứng phê phán 81
3.2.3. Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật 83
3.3. Một số đặc điểm về giọng điệu trần thuật 93
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

n thân mình. Anh kiếm nghề đạp xích lô đê tự nuôi mình ăn học, hết bậc phổ thông rồi vào đại học. Ra trường, anh vào công tác tại một cơ quan đối ngoại. Điều đặc biệt ở Toàn chính là sự ham ham học hỏi, “cứ nghe nói được đi học là tim Toàn đập rộn. Anh khao khát được đi học, nhất là học ngành ngoại ngữ” [34,152]. Chỉ nghĩ đến việc được đi học lên cao, Toàn đã ham mê và ao ước được lĩnh hội được nhiều kiến thức. Ham học hỏi, tâm hồn tinh tế, ham thơ ca…Toàn có một tâm hồn nhạy cảm và có tấm lòng say mê với công việc, có ước mơ, có khát vọng, có quyết tâm nhưng ước mơ của Toàn thực hiện được không phải là dễ khi bên cạnh anh tồn tại những con người ích kỷ luôn luôn rình rập, phá phách. Anh có được công việc đúng với nguyện vọng, năng lực nhưng lại bị thói ích kỷ, tham lam, hãnh tiến của những kẻ làm lãnh đạo tước mất hy vọng. Toàn bị Khuynh gây sức ép không cho đi học cao hơn ở nước ngoài. Ngồi nhìn ông thợ sửa xe cho mình, anh buồn bã thấm thía trước sự thật cay đắng: “Con người ta ai chẳng muốn vươn tới, muốn đi về phía trước. Nhưng chỉ một chút trục trặc nhỏ, một cái ốc, một cái đinh cavét… thế là phải chậm trễ, phải rớt lại đằng sau” [34,159]. Do cuộc sống phải tự lập quá sớm, Toàn luôn khép mình lại trong quan hệ với mọi người, kể cả với các bạn học thân thiết từ thuở nhỏ. Với tâm hồn nhạy cảm, anh thấu hiểu nỗi đau trong cuộc sống của bản thân mình, thấu hiểu những vấp ngã của Minh, thấu hiểu những khát vọng và mất mát của Trang và Hiệp và chính anh cũng luôn sống trong sự day dứt không nguôi để hoàn thiện mình. Trước những thực tế xung quanh có những điều cao cả và thấp hèn, những nhân hậu và độc ác, Toàn đã vươn lên để hoàn thiện mình như hình tượng cụ thể của chiếc mụn cơm xấu xí nơi tay anh mà anh luôn muốn bứt nó đi. Bằng tình yêu thương của mọi người, anh đã vượt qua được những trở ngại trong tâm hồn, tìm lại nguồn tin yêu vào cuộc sống và luôn có khao khát hoàn thiện bản thân mình.
Bên cạnh Toàn là Hiệp, người bạn thân của anh, cũng là hình ảnh của một con người có khao khát đem công sức, tri thức của mình để xây dựng đất nước. Cùng Trang chen chân lên hòn đảo Cát Bạc, anh mong muốn có thể góp một phần công sức của mình để làm thay đổi bộ mặt của hòn đảo nhỏ này bằng con đường xuất khẩu. Anh là tấm gương điển hình cho những con người năng động dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
2.1.2. Sự hồn hậu trong tâm hồn của những con người bình dị
Bên cạnh hình ảnh những người trí thức có cốt cách cao đẹp, trong tác phẩm của Ma Văn Kháng Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, hình ảnh những con người bình dị nhưng có tâm hồn cao quý được miêu tả một cách chân thực. Ta có thể bắt gặp đâu đó hình ảnh những người phụ nữ có cốt cách cao đẹp hay những con người đi ra từ cuộc chiến, trải qua những mất mát đau thương nhưng họ vẫn đau đáu khát vọng một cuộc sống tươi đẹp hay hình ảnh những em bé ngoan hiền, chăm chỉ, có tâm hồn yêu thương con người bao la rộng lớn.
Trong tác phẩm của Ma Văn Kháng, người phụ nữ có phẩm chất cao đẹp được gợi tả một cách rất bình dị mà tràn đầy ý nghĩa. Viết về người phụ nữ, tác giả thường chú trọng đến những con người bình dị của cuộc sống đời thường. Khi xây dựng nhân vật người phụ nữ, Ma Văn Kháng thường chú ý đến vẻ đẹp tâm hồn mang tư tưởng công, dung, ngôn, hạnh, đạo đức truyền thống trong lối sống của họ. Bà nội cu Duy, cô Quyên, cô Đại Bàng trong Côi cút giữa cảnh đời là những con người như thế. Họ có tấm lòng nhân hậu, sự bao dung, luôn vững vàng trước những biến động khó khăn của cuộc đời. Trong Côi cút giữa cảnh đời, bà nội cu Duy được ví như bà tiên hiền từ che chở cho cuộc sống đầy bão tố của hai bé Duy và Thảm. Vượt qua sự cùng kiệt đói, sự yếu đuối của tuổi già, bà nội cu Duy đã mạnh mẽ chống chọi lại thói đời xấu xa do tên Hứng, Luông gây nên để mang lại cuộc sống bình yên cho hai đứa cháu nhỏ tội nghiệp. Trong tác phẩm này, cô Quyên là hình ảnh người phụ nữ yêu chồng thương con, như người mẹ hiền của hai đứa bé đáng thương Thảm và Duy.
Trong sáng tác của Hồ Anh Thái, những nhân vật phụ nữ được đặt trong những hoàn cảnh éo le, gặp nhiều bi kịch trong cuộc sống nhưng họ vẫn giữ được thái độ sống tích cực. Đó là hình ảnh của những con người lam lũ vất vả nhưng vẫn không ngừng vươn lên sống một cuộc sống hữu ích cho cộng đồng, xã hội. Đó là Miên và Giềng trong Cõi người rung chuông tận thế. Đó là hai người phụ nữ mang những bi kịch của những người ra đi từ cuộc chiến. Trong chiến tranh, họ đã sẵn sàng hy sinh cả tuổi xuân và tính mạng của mình để mong muốn được sống hạnh phúc trong hòa bình. Mặc dù vậy, khi đất nước hòa bình, trở về sau cuộc chiến, họ phải đối mặt với sự lạc lõng, phải đối đầu với cái ác, nhưng trong họ bản chất hy sinh vì người khác vẫn còn thắm đượm.
Trong sáng tác văn học thời kỳ đổi mới, ta còn thấy những tâm hồn trẻ thơ trong sáng, đáng yêu. Mặc dù rơi vào hoàn cảnh éo le nhưng các em nhỏ vẫn ngoan hiền, cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Trong sáng tác của Ma Văn Kháng, bên cạnh những nhân vật trẻ em có tính cách xấu như Vàng Anh, Vành Khuyên là em nhỏ có tính cách rất đáng trân trọng đó là Duy. Gặp bất hạnh ly tán cha mẹ từ nhỏ, Duy ở với bà nội. Trải qua bao sóng gió của cuộc sống từ tấm bé nhưng Duy vẫn dũng cảm cùng bà vượt qua mọi trắc trở trong cuộc sống. Hay, ta còn thấy nhân vật cu Đức trong Người và xe chạy dưới ánh trăng của Hồ Anh Thái là một em nhỏ tình cảm và có tấm lòng hiếu thảo sâu sắc.
2.2. Con người trong sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác
2.2.1 Quá trình phục thiện: sám hối, xưng tội
Một trong những nỗi đau đau truyền kiếp của con người đó là sự hiện diện và tồn tại của cái ác. Một cuộc sống tươi đẹp, không còn sự ngự trị của cái ác là điều mơ ước của tất cả chúng ta. Con người vẫn đang tin tưởng rằng, cái ác có thể giảm đi phần nào khi con người biết sám hối đấu tranh để cái thiện giành phần chiến thắng. Phần lớn các nhân vật của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái luôn luôn luôn bị đặt trong trạng thái lựa chọn - đấu tranh giữa cái xấu và cái tốt, đấu tranh với môi trường, với kẻ thù và với chính bản thân mình để cuối cùng con người hướng về tính thiện trong nhân cách của mình bởi cái ác luôn là mầm mống gây nên những bi kịch trong cuộc sống. Con người sống trong những bi kịch do chính mình tạo dựng nên với đầy đủ sự đau khổ, day dứt khôn nguôi. Nhưng đáng quý thay từ những bi kịch mà họ vướng phải, từ những tâm hồn tìm thấy sự sám hối, dần dần họ đã hiểu ra giá trị của cuộc sống, chân lý của cuộc sống đó là niềm tin và tình yêu thương con người.
Tìm lại giá trị con người, tìm đến với lẽ sống chính là quá trình sám hối. Xã hội và mỗi con người cần nhìn ngắm lại mình, chính vì vậy tự vấn là nhu cầu của mỗi cá nhân và của toàn xã hội. Tự thú là kiểu nhân vật xuất hiện...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Tính nhân văn của văn hoá Việt Nam trong điều kiện đổi mới và phát triển đất nước hiện nay Kinh tế chính trị 0
C Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại v Khoa học Tự nhiên 2
V Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật : 60 38 50 Luận văn Luật 0
C Thế nào là một nhân vật điển hình trong văn học? Hãy làm sáng tỏ tính điển hình của nhân vật Chí Phè Văn học 0
T Tính nhân văn trong tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh Tài liệu chưa phân loại 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm gan B mạn tính có HBeAg âm tính điều trị tại bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên Y dược 0
D Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân cấp Luận văn Luật 0
Z Hãy tìm phong cách thời gian cá tính cho cá nhân của bạn Thị trường, Mua bán 0
W Giá trị tiên lượng của tính biến thiên nhịp tim trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top