daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: LÝ LUẬN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI
ĐOẠN XÉT XỬ PHÚC THẨM CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM TÍNH MẠNG,SỨC
KHỎE CỦA CON NGƯỜI ......................................................................................7
1.1. Khái niệm, đặc điểm thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc
thẩm các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người ..............................7
1.2. Đối tượng, phạm vi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc
thẩm các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người ............................13
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực hành quyền công tố trong giai
đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người15
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI
ĐOẠN XÉT XỬ PHÚC THẨM CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM TÍNH MẠNG,
SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP
CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................24
2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố trong giai
đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người24
2.2. Thực trạng thực hiện quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố
trong giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe của
con người ...............................................................................................................37
Chương 3: GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ
TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ PHÚC THẨM CÁC VỤ ÁN XÂM
PHẠMTÍNH MẠNG, SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI.....................................57
3.1. Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc
thẩm các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người...................................57
3.2. Tăng cường biện pháp triển khai thực hiện các quy định của Bộ luật hình sự
và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về hành quyền công tố trong giai đoạn xét
xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người.....................59
3.3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Kiểm sát viên làm công tác thực hành
quyền công tố giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm tính mạng, sức
khỏe con người ......................................................................................................62
3.4. Giải pháp khác ................................................................................................66
KẾT LUẬN ..............................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay đòi hỏi
phải nâng cao chất lượng hoạt động của Cơ quan tư pháp trong đó việc nâng cao
chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện
kiểm sát nhân dân nói chung và ở giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự nói
riêng nhằm đảm bảo truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội
phạm và không làm oan người vô tội... Trong các Nghị quyết của Đảng về Chiến
lược cải cách tư pháp các năm gần đây đều đưa việc cải cách tổ chức hoạt động và
nâng cao trách nhiệm Viện KSND trong việc thực hiện nhiệm vụ là một trong
những nội dung để cải cách, cụ thể: Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của
Bộ chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp trong thời
gian tới” đề ra yêu cầu hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố
vụ án và suốt trong quá trình tố tụng nhằm đảm bảo không bỏ lọt tội phạm và người
phạm tội, không làm oan người vô tội Nâng cao chất lượng thực hành quyền công
tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, đảm bảo tranh tụng với luật sư, người bào chữa
và người tham gia tố tụng khác [3]. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của
Bộ chính trị về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" đã chỉ rõ: Viện kiểm
sát thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và xác định rõ nhiệm vụ cụ thể
của chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp...[5].
Trong lĩnh vực hình sự, Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng với chức
năng THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp xuyên suốt quá trình điều tra, truy tố,
xét xử với mục đích bảo đảm việc giải quyết các vụ án hình sự có tính căn cứ, đúng
quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Chức năng THQCT của Viện
KSND ở mỗi giai đoạn có vai trò, vị trí quan trọng khác nhau, trong đó khâu công
tác THQCT trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự là khâu quyết định của hoạt
động tố tụng.
Mặt khác, việc xét xử các vụ án hình sự ở nước ta theo nguyên tắc hai cấp,
nếu bản án sơ thẩm chưa đủ thời hạn có hiệu lực mà có kháng cáo, kháng nghị vụ
án sẽ được xét xử lại theo trình tự phúc thẩm. Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm,
Viện KSND có chức năng THQCT thông qua các hoạt động phát biểu quan điểm tại
phiên tòa phúc thẩm, tranh luận với người tham gia tố tụng... bảo đảm tính khách
quan, chính xác nhất trong phán quyết của Tòa án, bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích
hợp pháp của con người và của công dân.
Qua xem xét, đánh giá tình hình tội phạm trên địa bàn 23 tỉnh, thành khu vực
phía Nam cho nhận thấy tình hình tội phạm vẫn còn diễn biến phức tạp, trong đó tội
phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác có xu hướng gia tăng tính bạo
lực, tính man rợ, tính chuyên nghiệp, sử dụng cách, thủ đoạn tinh vi, vũ khí
nguy hiểm, xem thường tính mạng, sức khỏe của người khác gây mất trật tự an ninh
xã hội,làm hoang mang lo lắng, bất bình trong nhân dân. Liên quan đến việc xử lý
nhóm tội này, Viện KSND đã thực hiện tốt việc đấu tranh phòng chống tội phạm,
đảm bảo việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội. Tuy nhiên, tình
trạng sai vẫn còn tồn tại bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau,
nên điều cần thiết là phải nghiên cứu quá trình thực hiện việc THQCT đối với các
vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác những năm gần đây trong giai
đoạn xét xử phúc thẩm, trên cơ sở đánh giá lại ưu, khuyết điểm và đặt ra các giải
pháp để khắc phục các khuyết điểm yếu kém đó, nhất là việc xét xử sai nhằm xây
dựng một nền công tố mạnh, đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Do đó, tác
giả chọn vấn đề “Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ
án xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân
dân cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ khi Bộ luật TTHS năm 2003 có hiệu lực đến nay, vấn đề THQCT trong
giai đoạn xét xử phúc thẩm được nhiều nhà khoa học pháp lý cũng như những
người làm công tác thực tiễn quan tâm, nghiên cứu trên nhiều phương diện, phạm vi
và cách tiếp cận khác nhau, có thể kể ra một vài công trình nghiên cứu như:
Sách chuyên khảo “Tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm” do TS. Dương
Thanh Biểu chủ biên, xuất bản năm 2008. Cuốn sách này, đề cập đến một số vấn đề
pháp lý của xét xử phúc thẩm, vị trí của Kiểm sát viên trong xét xử phúc thẩm ở
nước ta cũng như một số nước trên thế giới và chủ yếu tập trung vào vấn đề tranh
luận với luật sư, nhấn mạnh về trách nhiệm công tố trong hoạt động xét xử phúc
thẩmvà các kỹ năng cần thiết để thực hiện trách nhiệm công tố đó [2].
Luận văn thạc sĩ luật học năm 2009: “Chất lượng thực hành quyền công tố
của Kiểm sát viên Viện KSND tối cao trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự ở
Việt Nam” của tác giả Hà Như Khuê. Từ việc nêu các tiêu chí đánh giá và các yếu
tố bảo đảm về chất lượng THQCT, luận văn này đã xem xét, đánh giá thực trạng và
đưa ra các giải pháp bảo đảm chất lượng THQCT của Kiểm sát viên Viện KSND tối
cao trong giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự do Tòa án sơ thẩm cấp tỉnh
xét xử có kháng cáo, kháng nghị [18].
Luận văn thạc sĩ luật học năm 2012 về “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của Viện
KSND” của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương. Luận văn này chủ yếu tập trung làm
sáng tỏ vấn đề lý luận và thực tiễn về THQCT và kiểm sát xét xử trong quá trình
chuẩn bị xét xử phúc thẩm và tại phiên tòa xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự [15].
Luận văn thạc sĩ luật học năm 2017 về “Thực hành quyền công tố trong giai
đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm sức khỏe của người khác theo pháp
luật tố tụng hình sự Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Định” của tác giả Võ Thị
Hoàng Ly. Luận văn này trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn thực hành quyền
công tố đối với nhóm tội xâm phạm sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Bình
Định [17].
Bên cạnh đó, còn nhiều bài viết, bài nghiên cứu, chuyên đề của các tác giả
được đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý liên quan đến công tác THQCT trong
giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự. Tuy nhiên, phần lớn đều nghiên cứu
về mặt lý luận của chức năng THQCT và KSXX trong giai đoạn xét xử phúc thẩm
như: “Một số vấn đề về quyền công tố” của Tiến sĩ Trần Văn Độ, “Những vấn đề
tồn tại trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự và những kiến nghị
hoàn thiện” của TS. Dương Ngọc Ngưu (Tạp chí TAND, số 11/2000 và số 01 năm
sát trong hoạt động tố tụng, tạo điều kiện cần thiết nhất cho việc thực hiện nhiệm vụ
của ngành một cách có hiệu quả.
Trong 5 năm qua (từ 2013 đến 2017), hoạt động THQCT trong xét xử phúc
thẩm các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác tại địa bàn khu vực
phía Nam bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm quyền con
người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; đã khắc phục được nhiều tồn tại,
thiếu sót trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử ở cấp sơ thẩm nhờ đó hạn chế án
hủy và không để xảy ra tình trạng oan, sai. Tuy nhiên, so với yêu cầu cải cách tư
pháp, yêu cầu của Hiến pháp năm 2013 thì công tác THQCT của Viện kiểm sát còn
nhiều hạn chế, vi phạm. Những hạn chế, vi phạm đó xuất phát từ những nguyên
nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Các nguyên nhân đó có thể phát sinh do
những vướng mắc, bất cập từ khía cạnh pháp luật, hay cũng có thể do năng lực nội
tại của đội ngũ cán bộ làm công tác THQCT, năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành
của lãnh đạo Viện kiểm sát...
Để thực hiện tốt hơn hoạt động THQCT trong xét xử phúc thẩm các vụ án
xâm phạm sức khỏe của người khác, người viết đã đưa ra một số giải pháp cụ thể về
pháp luật và các giải pháp về con người. Trong đó, đầu tiên người viết nhấn mạnh
đến việc hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự, TTHS tạo nền tảng vững chắc
cho việc thực thi trên thực tế, bên cạnh đó cũng cần tập trung triển khai thi hành và
hướng dẫn việc áp dụng các đạo luật mới về lĩnh vực hình sự được Quốc hội ban
hành và có hiệu lực trong một thời gian nữa. Tiếp theo, người viết nêu ra một số
giải pháp nhằm nâng cao năng lực, nhận thức của đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên;
nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện; chủ động phối hợp với các
cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết các vụ án xâm phạm sức khỏe của người khác
một cách hiệu quả, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm, tạo được
niềm tin trong nhân dân.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực Hành Quyền Công Tố Trong Giải Quyết Vụ Án Sử Dụng Mạng Máy Tính, Mạng Viễn Thông, Phương Tiện Điện Tử Thực Hiện Hành Vi Chiếm Đoạt Tài Sản Luận văn Luật 0
D Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân Luận văn Luật 0
D Chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phú Luận văn Kinh tế 0
N Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng Luận văn Luật 2
P Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án tham nhũng Luận văn Luật 2
G Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát Nhân dân cấp Huyện trong cải cách tư p Luận văn Luật 1
A Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự Luận văn Luật 0
K Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hìn Luận văn Luật 0
K Nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự : Luận Luận văn Luật 0
A Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn : Luận văn Th Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top