daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................3
PHẦN DẪN NHẬP .............................................................................. 4
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................. 4
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:..................................................................................... 5
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:................................................................. 9
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ............................................................ 9
5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ TƯ LIỆU:............................ 9
Chương 1. THỜI THỊNH TRẦN VÀ VĂN HỌC THỜI THỊNH TRẦN .................................................................................................. 10
1.1. THỜI THỊNH TRẦN VỚI HÀO KHÍ ĐÔNG A:...............................10
1.2. NỘI DUNG YÊU NƯỚC VÀ NHÂN VĂN TRONG THƠ THỜI THỊNH TRẦN:..............................................................................................12
Chương 2. THƠ CÁC VỊ VUA THỜI THỊNH TRẦN..................17 2.1. CÁC CHỦ ĐỀ LỚN:.............................................................................. 17 2.2. THỂ LOẠI, KẾT CÂU:......................................................................... 77 2.3. HÌNH TƯỢNG:......................................................................................82 2.4- NGÔN NGỮ: ........................................................................................ 100 2.5- GIỌNG ĐIỆU : .................................................................................... 104
Chương 3 : SO SÁNH THƠ THỜI LÝ VÀ THƠ CÁC VUA THỊNH TRẦN..................................................................................110
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ........................................................................... 110
3.2. ĐẶC ĐIỂM RIÊNG ............................................................................. 111 PHẦN KẾT LUẬN ..........................................................................118 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................126

PHẦN DẪN NHẬP 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1 - Thời Lý Trần (XI-XIV) là một thời đại lớn, thời đại mới trong sự phát triển của lịch sử và văn hóa dân tộc. Đặc biệt, thời Thịnh Trần (1225-1357) là giai đoạn lịch sử hào hùng, vẻ vang với thành quả của các cuộc kháng chiến chống xâm lược thắng lợi, xây dựng quốc gia hùng cường của nước Đại Việt.
1.2- Về văn học nghệ thuật: Nhà Lý đã mở đầu, đặt nền móng bền vững để nhà Trần có sự kế thừa và phát triển vượt bậc. Vì vậy, một sứ giả phương Bắc là Trương Hiển Khanh rất nể phục mà nói rằng: "Nước An Nam tuy nhỏ nhưng có văn chương. Chưa có thể nói một cách nông cạn họ là ếch ngồi đáy giếng" [10;tr23].
1.3- Bộ phận lớn văn chương thời Trần lại là của các vị vua, trong đó, các vị vua Thịnh Trần là những người có học thức và có tài. Thơ của họ là tiếng lòng của những người yêu nước thân dân. Có một mảng thơ được sáng tác nhằm hướng tới để giáo hóa quần chúng, nên cũng khá gần gũi và thiết tha. Tuy nhiên, ngày nay, để lĩnh hội được giá trị và ý nghĩa của bộ phận thơ này thì không phải dễ vì thơ cổ, lại viết bằng chữ Hán, nhiều điển cố, điển tích... về tài liệu thì hiếm hoi. Vì vậy trên thực tế, không chỉ học sinh, sinh viên ở các trường phổ thông, cao đẳng ngại tiếp xúc với nền văn học cổ mà cả giáo viên cũng phải e dè (trong 248 giáo viên dạy văn trung học cơ sở ở Trà Vinh, chỉ có 03 giáo viên là cảm giác hứng thú với nó, đạt tỉ lệ 1,61%).
1.4- Bản thân người viết, trong thực tế giảng dạy phần này còn nhiều lúng túng. Nhưng khi đi sâu tìm hiểu dần dần thì phát hiện được nhiều điều thú vị, vì vậy chọn đề tài này là nhằm để có dịp học hỏi thêm. Sau nữa, người viết thiết nghĩ thế hệ trẻ cần biết yêu thích và trân trọng hơn nữa di sản quí giá của dân tộc, mà những người giáo viên hơn ai hết phải cố gắng góp phần trách nhiệm của mình.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Xưa nay, thơ văn Lý-Trần thường được nghiên cứu chung với khuynh hướng khảo sát chủ yếu về nội dung tư tưởng, vấn đề nghệ thuật thì ít nói đến hay chưa được đề cập sâu. Nghiên cứu thơ các vua thời Thịnh Trần cả về nội dung lẫn nghệ thuật là một việc làm hết sức cần thiết.
Gần đây, thơ Lý-Trần được soi rọi từ nhiều mặt, có nhiều chuyên đề chuyên sâu, nhưng có lẽ thơ Thiền được đặc biệt quan tâm nhiều nhất.
Nguyễn Phạm Hùng đã khảo sát văn học Lý-Trần từ góc độ thể loại ("Văn học Lý-Trần nhìn từ thể loại"-NXBGD-1996).
Theo tác giả thì tất cả các thể loại văn học chữ Hán của Việt Nam đều tiếp thu từ Trung Quốc với những đặc điểm là tiếp thu thường xuyên, từ thấp đến cao, từ thô phác đến tính xảo. Đó lầ sự tiếp thu chủ động, sáng tạo, có chọn lọc, đi đôi với cải biến. Cải biến chủ yếu ở nội đung chức năng và phần nào của phương tiện biểu cảm của thể loại. Tác giả cho rằng khái niệm thơ Thiền chủ yếu"Xuất phát từ tiêu chí nội dung phản ánh". Còn "Thơ trữ tình vốn là hình thức nghệ thuật phát biểu trực tiếp thái độ, tình cảm, tâm trạng của con người trước những vấn đề bức xúc của đời sống" [tr. 40].
Nguyễn Phạm Hùng đã nghiên cứu tiếp với công trình chuyên sâu về thơ Thiền tác giả đã nêu lên được những vấn đề về lịch sử và tư tưởng nghệ thuật, trong đó có nêu lên những nét khu biệt của thơ Thiền với các loại thơ khác như tính loại biệt về tác giả, độc giả; của mã hóa và giải mã nghệ thuật; Tính loại biệt về nội đung, chức năng, của từ vựng và cú pháp trong thơ Thiền. Với cái nhìn so sánh, tác giả đã nêu sơ lược một vài nét về thời gian, không gian nghệ thuật, nhấn mạnh tinh thần nhập thế tích cực của thơ Thiền đời Trần và kết luận rằng "Thơ Thiền đời Trần thế tục hơn, trữ tình hơn, đa dạng, phong phú hơn thơ Thiền thờ Lý" ("Thơ Thiền Việt Nam những vấn đề lịch sử và tư tưởng nghệ thuật" - NXB ĐQG HN- 1998 – tr. 135). Cùng tác giả trong quyển “Trên hành trình văn học trung đại - NXB ĐQG HN- 2001, đã dành vài chục

trang nói về "Trần Thái Tông - Nhà thơ sám hối" và "Trần Nhân Tông giữa cảnh đời hư thực" cố điểm qua một vài nét nghệ thuật đặc sắc về hình tượng và tư tưởng nghệ thuật, song rất ít, chỉ vài dòng.
Quyển "Văn học Việt Nam từ giữa thế kỷ X - đến giữa thế kỷ XVIII” của nhóm tác giả Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Sĩ cẩn, Hoàng Ngọc Trì (NXBGD-1989) có nhận xét về hình thức nghệ thuật thơ thời Trần: "Lời thơ giản dị, ý nhị, không cầu kỳ, chưa "hoa hòe hoa sói" như thơ đời sau. Và có trích lời Phạm Đình Hổ khen "Thơ đời Trần tinh diễm, thanh viễn” [tr. 119]
Nguyễn Công Lý trong "Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông thời Lý Trần" (NXB Văn hóa thông tin 1997) có nhận xét về thơ Trần Thái Tổng: "Thiên nhiên được miêu tả bằng những hình tượng chọn lọc đẹp đẽ, trau chuốt bằng lời văn cực kỳ diễm lệ, song rút lại chỉ là do chuyên chở chân lý huyền diệu mà thôi". Nhưng đến Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông, thiên nhiên đã "mang tình cảm con người". Tác giả đã lưu ý: "Trong thơ văn đời Trần, những khuôn mẫu có sẵn của triết lý Thiền Tông không phải lúc nào cũng ngự trị trong tâm hồn Thiền sứ - Thi nhân để rồi nhà thơ lồng thiên nhiên vào đó" [tr. 113].
Đến giữa và cuối đời Trần, thiên nhiên vẫn còn gợi cảm hứng siêu thoát nhưng rất ít. Tư tưởng siêu thoát đã có ý vị thần tiên (Lão-Trang biến thể) như Trần Anh Tông với bài "Vân tiêu am".
Nguyễn Công Lý, trong bài báo đăng trên "Tạp chí Hán Nôm", số 2, năm 2001, có rút ra "Mấy đặc điểm văn học Lý-Trần": "Văn học Lý-Trần hình thành trong sự lệ thuộc, ảnh hưởng có thể nói là nặng nề bởi nhiều yếu tố ngoại lai, đặc biệt là yếu tố Hán nhưng cố gắng vận động để phát triển theo hướng dân tộc hóa". Về thể loại thì "chưa có dấu hiệu gì về dân tộc hóa hình thức".
Từ gốc độ văn học nghệ thuật thì thơ Trần Nhân Tông được giới nghiên cứu quan tâm nhiều nhất Phạm Ngọc Lan chú ý đến giọng điệu của Trần Nhân Tông với cảm hứng Thiền ương thơ: "Giọng điềm đạm, khách quan, biểu hiện một tâm trạng

cân đối, hài hòa và thanh thản" (Trần Nhân Tông cảm hứng Thiền trong thơ- Tạp chí văn học số 4 - 1992 – tr. 47).
Lê Mạnh Thát có “Toàn tập Trần Nhân Tông" - NXB TP.Hồ Chí Minh-2000, chú ý đến cái nhìn về thời gian một chiều trong thơ chữ Hán Trần Nhân Tông, không phải thời gian vòng tròn, luân hồi trong quan niệm của người phương Đông. Thời gian một chiều ấy là cứ mỗi một ngày đi qua là một ngày vĩnh viễn mất đi không bao giờ trở lại, cũng như mặt trăng lặn về phía tây rồi không bao giờ trở lại, không có mặt trăng thứ hai của nó. Thơ Trần Nhân Tông được phân tích và đăng rải rác trên các tạp chí hay được tập trung, xếp vào hạng những bài thơ hay như quyển "Đến với thơ hay" của giáo sư Lê Trí Viễn- NXB GD-2000, với hai bài thơ được chọn phân tích là Thiên Trường vãn vọng và Hạnh Thiên Trường hành cung. Ông nhận xét: Đây "Không phải là thơ một khắc, mà là thơ cửa một thời đại... Nó đi qua hàng bao thế kỷ mà chẳng chút phai mòn sức mạnh rung cảm chinh phục lòng người" [tr. 75].
Khảo sát thơ từ góc độ nghệ thuật, phần thơ Thiền Lý-Trần, thì có lẽ Đoàn Thị Thu Vân đã có hướng phát triển mới "Khảo sát một số đặc trưng thơ Thiền Việt Nam thế kỷ XI-XIV” vốn là luận án Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ văn (1994) của tác giả, được Trung tâm nghiên cứu Quốc học nhà xuất bản Văn học in thành sách năm 1996. Một số phương diện cần thiết và phù hợp với đặc thù của đối tượng tác giả nghiên cứu như ngôn ngữ, thế giới nghệ thuật, thể thơ, kết câu, cách miêu tả, thể hiện, giọng điệu đã được nghiến cứu một cách hệ thống, khoa học.
Từ việc khảo sát các văn bản, có sự phân tích, thống kê, tác giả đã đưa ra những nhận xét, kết luận xác đáng.
Những công trình nói trên đã giúp cho người viết có hướng tìm hiểu, khảo sát cụ thể hơn các tác phẩm thơ của nhóm tác giả là các vị vua thời Thịnh Trần cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Thiết nghĩ đây là một việc làm thiết thực vì các vua thời Thịnh Trần đã làm nên một bộ phận thơ khá phong phú, có giá trị nhưng chưa được khảo sát một cách toàn diện. Các tài liệu trên, dẫu nói về nghệ thuật thơ của các vua Trần còn

tương đối ít, song cũng là những gợi ý giúp người viết có những điểm tựa để suy nghĩ thêm và nghiên cứu sâu hơn.

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Luận văn này hướng tới giải quyết một số đề sau:
3.1- Góp phần tìm hiểu một cách tương đối toàn diện thơ của các vị vua Thịnh Trần từ nội dung - tư tưởng đến nghệ thuật.
3.2- Đối chiếu, so sánh với thơ thời Lý để thấy nét đặc sắc và đóng góp của thơ các vua Trần.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đề tài này vận dụng các phương pháp nghiên cứu văn học sử, phân tích tác phẩm, hệ thống hóa, khái quát hóa và so sánh.
Trước tiên là phân loại đối tượng, ở từng loại có phân tích theo những phương diện khác nhau như kết cấu, hình tượng, ngôn ngữ, giọng điệu... Sau đó, khái quát những đặc điểm chung của thơ của các vị vua thời Thịnh Trần. Cuối cùng là so sánh với thơ thời Lý, để thấy sự kế thừa và phát triển thêm của thơ ở giai đoạn sau và yếu tố nào là mới phát sinh.
5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ TƯ LIỆU:
Đối tượng khảo sát của luận văn này là thơ (chữ Hán) của Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông (tức Trần Cảnh, Trần Hoảng, Trần Khâm; Trần Thuyên, Trần Mạnh).
Tư liệu chính là "Thơ văn Lý-Trần" quyển II (Nguyễn Huệ Chi chủ biên), của nhà xuất bản khoa học xã hội 1989. Trong quá trình nghiên cứu, có đối chiếu văn bản với "Thơ văn Lý-Trần" của Ngô Tất Tố (NXB Mai Lĩnh - 1942), "Thơ Thiền Lý-Trần" (NXB Vãn nghệ TP.HCM) của Đoàn Thị Thu Vân và một số văn bản khác.

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. THỜI THỊNH TRẦN VÀ VĂN HỌC THỜI THỊNH TRẦN
1.1. THỜI THỊNH TRẦN VỚI HÀO KHÍ ĐÔNG A:
1.1.1- Quốc gia phong kiên Đại Việt được xây dựng qua các triều đại Đinh, Lê, Lý đến đời Trần càng được củng cố vững chắc. Ở thời Thịnh Trần, dân tộc Việt đã ba lần đánh bại quân xâm lược Nguyên-Mông, một đế quốc phong kiến hùng phát triển nhất đương thời. Cùng với công cuộc giữ nước, các vua Trần còn chung sức với nhân dân, tích cực xây dựng một quốc gia giàu mạnh, tự lập, tự cường. Nền kinh tế lúc ây phát triển, việc sản xuất được dồi đào, xã hội thì thanh bình. Những năm từ 1225 (vua Trần Thánh Tông lên ngôi) và đến l357 (Thời Trần Minh Tông) là thời thịnh vượng của nhà Trần. "Nước An Nam bấy giờ vua tui hòa hợp, lòng người như một, nhân tài lũ lượt kéo ra" [39; tr. 150]. Khí thế đương lên của dân tộc lúc bấy giờ, người đời sau gọi đó là "Hào khi Đông A". Nền văn hóa nói chung và nền văn học nói riêng ở thời Thịnh Trần đang trên đà phát triển, đánh dấu một bước tiến rõ rệt so với văn hóa văn học đời Lý. Còn từ sau Minh Tông mất, các vua chỉ biết ăn chơi trác táng, dân tình đói khổ. Chu Văn An dâng sớ xin chém mười bảy lộng thần, vua không đồng ý, ông bèn lui về ở ẩn. Càng về sau, càng suy tàn, cuối cùng cơ nghiệp rơi vào tay Hồ Quí Ly.
1.1.2- Hệ ý thức tư tưởng có sự chuyển biến. Các vua thời Trần coi trọng Phật giáo nhưng cũng chủ trương đề cao Nho giáo vì nó có tác dụng tích cực đối với yêu cầu xây dựng chế độ phong kiến đương thời.
Nhìn chung, thời Lý-Trần, quan niệm “Tam giáo đồng nguyên" không bao giờ bị phủ định hoàn toàn. Vua Lý Nhân Tông khen thiền sư Giác Hải và đạo sĩ Thông Huyền "Nhất phật nhất thần tiên", tức coi trọng cả Phật và Lão. Còn Phật và Nho được ví như "Ngày thì mặt trời soi, đêm đến mặt trăng sáng". Cùng là ánh sáng mà khác nhau ở chỗ phân công theo hoàn cảnh khác nhau. Đến thời Trần, mở đầu là Trần

Thái Tông đã "lấy trách nhiệm của Tiên Thánh làm trách nhiệm của mình, lấy giáo hóa của đức Phật lại cần có Tiên Thánh mới có thể truyền về đời sau" [10; tr. 28]. Phật giáo thời Trần còn chiếm địa vị quan trọng, tuy rằng không còn độc tôn như ở thời Lý. Tôn chỉ "Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền, Trực chỉ nhân tâm, Kiến tính thành Phật " trong dòng phái Thiền Tông có sự uyển chuyển theo hướng tích cực, điều hòa tư tưởng xuất thế của Phật với thực tiễn cuộc sống trần thế của Nho. Phật giáo thời Trần không cứng nhắc như thời Lý. Nho giáo thời Trần cũng có xu hướng phát triển, nhưng không khô cứng như ở giai đoạn sau, "Phật” lo cứu vớt chúng sinh, "Khổng" lo con đường tu, tề, trị, bình, xây dựng một đất nước trật tự, lý tưởng ở ngay trong cõi đời này. Năm 1232, khoa thi Thái học sinh được mở để chọn Tiến sĩ. Từ đời nhà Lý đã có thi Nho sĩ, nhưng chỉ thi Tam trường mà thôi. 1247 có khoa thi Tam giáo (Nho-Thích- Lão), làm cho các tư tưởng của các tôn giáo khác nhau này có dịp gần nhau hơn.
1.1.3- Văn học thời Trần phát triển phong phú, đa diện, phản án nhiều mặt xã hội và con người thời đại. Lực lượng sáng tác động hơn so với thời Lý. Trình độ học thức và văn chương có sự tiến bộ vượt bậc. Đọc các tác phẩm của Hưng Đạo Vương (Hịch tướng sĩ), Trần Quang Khải (Tụng giá hoàn kinh sư), Phạm Ngũ Lão (Thuật hoài)... thì thật xứng là những áng văn thơ bất hủ. Vào thời Thịnh Trần, thơ chữ Hán còn là bộ phận quan trọng. Các nhà vua đều có các tập thơ. Nội dung thơ nổi bật trước hết là thể hiện lòng yêu nước, đề cao chủ nghĩa anh hùng, tinh thần tự hào đàn tộc và lòng tín vào tiền đồ đất nước. Các trước tác của các vua Trần về Phật giáo đã chứ ý đến cả Nho và Đạo, vận dụng chúng vào việc giáo hóa chúng sinh, gắn với lợi ích cả dân tộc để bảo vệ và xây dựng đất nước vững mạnh. Chỉ riêng thơ của các vị vua thời Thịnh Trần đã làm bộ phận rất phong phú với nhiều chủ đề khác nhau. Để tiện việc nghiên cứu, chúng tui tạm xếp thành các chủ đề lớn sau:
1.1.3.1- Hào khí Đồng A: Thể hiện tinh thần yêu nước và khí phách của thời đại nhà Trần trong công cuộc kháng chiến chống xâm lăng, giữ yên bờ cõi. Đó

cũng là không khí thanh bình cửa đất nước được xây dựng sau chiến tranh, âm vang hùng tráng của những ngày chiến thắng còn tiếp tục vang vọng vào thơ các thế hệ đời sau.
1.13.2- Tình yêu thiên nhiên, đất nước: tâm hồn các nhà thơ mở rộng, giao cảm với đất trời. Ta thường thấy trong thơ Thịnh Trần một tình yêu nồng nàn đối với cuộc sống - một cuộc sống có vẻ thảnh thơi, phóng khoáng, bình dị, thậm chí rất dân dã. Đặng Thai Mai nói "Đây là thơ của một tâm trạng cân đối, hài hòa mà thanh cao" (Mấy điều tâm đắc về một thời đại văn học - Thơ văn Lý Trần -tập I).
Ngày xưa, Ngụy Văn Đế (Tào Phi) trọng đãi Ngu Phiên, dành sẵn một chỗ ngồi riêng cho ông mỗi khi vào chầu, vua Minh Tông nhắc đến tích đó để thể hiện sự ưu đãi đối với Thiếu Bảo Trần Sùng Thao, mong ông đem sức còn lại đền đáp ba triều "Kháng tương mạt lộ đáp tam triều" - (Tứ Thiếu Bảo Trần Sùng Thao). Vua Minh Tông cũng nhắc lại tích Hán Cao Tổ, Việt Vương Câu Tiễn cổ dài, miệng như mỏ chim, là người có thể cùng chung hoạn nạn chứ không thể chung hưởng yên vui lâu dài. Ý nói rằng mình không phải là Câu Tiễn, nên Dưỡng Chân Bình Thôn Tử tức Trần Khánh Dư đừng bắt chước Phạm Lãi mà bỏ về ở ẩn:
"Long chuẩn hà tằng đồng điểu chuế,
Biên chu hưu phiếm Ngũ hồ dao"
(Mũi rồng đâu có giống mỏ chim,
Xin chớ thả thuyền lênh đênh trên Ngũ hồ xa xôi),
(Dưỡng Chân Bình Thôn Tử Nhân Huệ Vương trang).
Thơ trung đại hay dùng điển cố, điển tích. Trong chín bài trong nhóm đề tài tặng các trung thần thì có tám lần sử dụng. Mật độ vừa phải đủ để diễn tả súc tích nội dung.
Tóm lại, các vị vua Trần đã dùng những từ ngữ, hình ảnh nổi bật để cực tả phẩm chất cao quí của những vị trung thần. Những từ chỉmức độ tột đỉnh được dùng tới như: cự khanh, nhất đại công danh, trinh cao, trinh liệt... chứng tỏ rằng họ Tất được trân trọng. Giọng điệu chung là chân thành, thẳng thắn, nồng hậu, trang trọng, hướng về nội dung ca ngợi, chứng tỏ các vua Trần đã rất quí và trân trọng nhân tài. Đó là điều quan trọng để tập hợp nhân lực, tạo nên hào khí thời đại, không phải triều nào cũng làm được như vậy. Sau đó chẳng bao lâu, những cự khanh trang liệt như Chu Văn An, Nguyễn Trãi... phải lần lượt ra đi, chính là lúc triều đình phong kiến sụp đổ. Đây phải chăng là bài học thực tiễn mà mọi thời đại đều phải rút kinh nghiệm và vận dụng. Đất nước thịnh, suy đều có liên quan mật thiết đến nhân lực, nhân tài, nguyên khí cửa quốc gia, mà người đứng đầu, cấc bậc lãnh tụ phải nhóm lại được những nguồn sáng ây để rồi lại tỏa sáng, để soi rọi, xua đi mọi bóng đen mù mịt Bóng đen ấy,
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top