Download miễn phí Đề tài Thị trường lao động Việt Nam –suy nghĩ về những hướng đi mới từ các hiện tượng lạ





Để có thể thực hiện được định hướng chuyển đào tạo từ khả năng cung sang đào tạo theo cầu, thì vai trò của việc dự báo cầu là rất quan trọng. Chính vì vậy, các trường cần nắm bắt kịp thời xu thế, nhịp độ phát triển của nền kinh tế, dự báo sự chuyển dịch cơ cấu của TTLĐ để có thể đưa ra những quyết định thay đổi chương trình đào tạo hay hỗ trợ đào tạo. Như vậy sinh viên ra trường mới có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của các ngành nghề. Trong năm 2008 sẽ có 30-40% các trường đại học, cao đẳng đào tạo theo chứng chỉ, nên trường phải rà soát chương trình học gắn với DN, dự báo ngành nghề đào tạo, tăng cường đạo tạo ngắn hạn để cấp tín chỉ và báo cho Trung tâm dự báo Quốc gia. Hiện chúng ta cũng đang khởi động chương trình “Quốc gia 3 năm đào tạo theo nhu cầu xã hội” bắt đầu từ năm 2008 – 2010.





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hưa có sự hiểu biết thấu đáo về quyền lợi và nghĩa vụ LĐ của mình. Hơn nữa, cũng từ vấn đề tiền lương thấp, cuộc sống không đảm bảo dễ dẫn đến đình công. Mặt khác, NLĐ thường có tâm lý “nhảy việc”, chỉ cần DN thành lập sau trả lương cao hơn NLĐ sẵn sàng bỏ nơi làm việc cũ để chuyển sang nơi làm việc mới.
Ảnh 5: Khi cuộc sống không đảm bảo, đình công dễ xảy ra.
Ba là, tác động của quá trình phát triển kinh tế. Việc phân bổ đầu tư không đồng đều giữa các vùng, địa phương đã dẫn đến hệ quả những vùng kinh tế trọng điểm, tốc độ phát triển đô thị nhanh thì lại thiếu LĐ từ phổ thông đến cao cấp.
Việc gia nhập WTO đã tác động đến công ăn việc làm trên 3 lĩnh vực: Thứ nhất, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ chịu ảnh hưởng bởi những quy định về đầu tư của WTO; thứ hai, các DN trong khu vực XK, đặc biệt là những DN sử dụng nhiều LĐ, sẽ chịu tác động của các qui định về thương mại của WTO; thứ ba, là những khu vực khác bị tác động trực tiếp bởi thương mại toàn cầu. Đối với những khu vực này, sự tăng lên trong thương mại quốc tế sẽ gián tiếp dẫn đến sự tăng cầu trên thị trường trong nước trong khi chưa có bước chuẩn bị nguồn nhân lực một cách bài bản. Ngoài ra, những tín hiệu khả quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng đầu tư trong và ngoài nước, hàng loạt DN mới ra đời, mở rộng quy mô sản xuất cũng tạo ra “cơn sốt” thiếu hụt nguồn LĐ. Đầu tư nước ngoài tăng, khối lượng việc làm cũng tăng lên, đặc biệt là trong các ngành sử dụng nhiều LĐ với giá trị XK cao, như dệt may, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp...
Bốn là, hệ thống thông tin thị trường lao động. Ngoài nguyên nhân xuất phát từ cung và cầu LĐPT, việc thiếu LĐPT còn do việc thiếu thông tin LĐ. Hệ thống thông tin TTLĐ chưa được kết nối đồng bộ để có thể bao quát được cung – cầu LĐ. Cơ sở dữ liệu việc làm ở nước ta vừa thiếu, vừa không được cập nhật thường xuyên. Thông tin TTLĐ còn bị chia cắt, tạo nên sự thiếu hụt LĐ mang tính cục bộ giữa các ngành và các vùng... Đây là nguyên nhân khiến cho sự chuyển dịch LĐ diễn ra chậm, có vùng khan hiếm LĐ trầm trọng, kể cả LĐPT.
2.2.2. Phân tích tác động
Xuất phát từ tình hình thực tế ở trên cho thấy, cơn sốt thiếu LĐ lan rộng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và tiến độ đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất của các DN nói riêng.
Tác động tích cực
Tình trạng thiếu LĐPT diễn ra ngày càng gay gắt, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp về LĐ đã khiến cho NLĐ có lợi hơn. Việc tạo môi trường LĐ và đời sống cho công nhân trở thành “tiêu chí cạnh tranh” của các công ty để giữ chân người LĐ. Để cạnh tranh thu hút LĐ, hạn chế tình trạng LĐ bỏ việc, các chủ DN đang tung ra các chính sách đãi ngộ về tiền lương, thu nhập cùng các chế độ phúc lợi khác hấp dẫn người LĐ hơn: nhiều công ty đã xây nhà trọ, lo chỗ ở miễn phí, tổ chức xe đưa NLĐ từ quê lên thành phố; đối với LĐ không nghề vào học việc vẫn được trả lương từ 700.000 - 900.000đồng/người/tháng, đài thọ ăn trưa, lo chỗ ở miến phí hay trợ cấp tiền nhà trọ; cứ mỗi LĐ được tuyển vào làm việc, người môi giới sẽ được bồi dưỡng từ 50.000 - 100.000 đồng; nhiều DN còn tổ chức các buổi học bổ túc, nâng cao trình độ văn hóa và chất lượng tay nghề cho LĐPT.
Tác động tiêu cực
Đối với nền kinh tế, chịu tác động trực tiếp của hiện tượng này chính là môi trường đầu tư. Trước đây nhiều công ty nước ngoài đến đầu tư vào Việt Nam vì nước ta có nguồn LĐ dồi dào, giá nhân công rẻ, thì nay ưu thế đó đã dần mất đi. Nếu như không có những giải pháp thiết thực, Việt Nam sẽ mất dần lợi thế tuyệt đối về nguồn LĐ trẻ, rẻ và dồi dào, từ lợi thế trở thành vấn đề e ngại với các nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế, mặc dù có lợi thế về mức lương thấp hơn các nước trong khu vực nhưng có đến 75,9% công ty vẫn coi lương nhân viên tăng là trở ngại lớn nhất về LĐ và việc làm tại Việt Nam (đây là tỷ lệ cao thứ hai ở Châu Á sau Indonesia – 85,8%).
Đối với các DN, các DN hiện đang bỏ ra một lượng kinh phí khá lớn đầu tư cho việc tuyển dụng và giữ chân NLĐ.Thiếu LĐ ngày càng trở nên gay gắt, các DN hầu hết đều tăng lương trong khi năng suất LĐ lại không tăng, nói cách khác là giá cả sức LĐ bị “bóp méo”, tiền lương không phản ánh đúng năng lực của NLĐ. Ngoài ra, việc thiếu LĐPT đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất của DN. Đối với các DN sử dụng nhiều LĐ, việc thiếu LĐPT sẽ khiến các DN phải thu hẹp quy mô sản xuất hay nếu có nhu cầu mở rộng quy mô thì việc thiếu LĐ là một cản trở rất lớn. Theo đánh giá của Báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB), sự thiếu hụt lao động đang trở thành rào cản chính cho việc mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam.
2.3. Hiện tượng thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong khi lượng sinh viên ra trường thất nghiệp khá cao
Thực trạng về vấn đề thiếu lao động có trình độ cao
Trên TTLĐ hiện nay đang diễn ra hiện tượng thiếu trầm trọng LĐ chất xám dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong nước và nước ngoài trong tuyển dụng LĐ. Sau hơn một năm gia nhập WTO, TTLĐ ngày càng sôi động hơn, đặc biệt trong các ngành dịch vụ tài chính, tư vấn, pháp lý, bất động sản, công nghệ thông tin và viễn thông, kiểm toán, luật... Năm 2007 được coi là năm bùng nổ về nhu cầu LĐ chất xám trên TTLĐ Việt Nam. Điều này đã khiến cho các DN, cả trong và ngoài nước, đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm người. Cụ thể:
Theo thống kê của Ban Kinh tế TW, hiện lao động có trình độ đại học và trên đại học trong các KCN - KCX chỉ chiếm 4,5% tổng số lao động, kỹ thuật viên cũng chỉ chiếm 4,5%, công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo chiếm 31%, còn lại là lao động giản đơn chiếm 60%. Với tỷ lệ lao động như trên, các KCN – KCX hiện nay đang thiếu trầm trọng lao động có trình độ.
Nhiều công ty ngành công nghệ thông tin tại thành phố Hồ Chí Minh như TMA, Renesas, Paragon Solutions Vietnam, Globalcyber Soft... đã tổ chức những hội thảo lớn để thu hút nhân sự nhưng vẫn không tìm đủ ứng viên. Ông Dương Xuân Giao - GĐ cty tuyển dụng NetViet, cho rằng khi kinh tế phát triển, nhiều DN cũng có tốc độ phát triển cao nên nhu cầu về nguồn nhân lực cấp cao càng nhiều. Hiện nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao, lao động có trình độ cao ở thị trường TP HCM từ đầu năm 2005 đến nay đã tăng 30 - 40% so với năm trước.
Theo thông tin từ Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, trong số 28.957 lao động có hợp đồng 1 năm trở lên của VNPost thì số người có trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm 11,5%, cao đẳng 7,68%. Ông Đỗ Ngọc Bình, Tổng giám đốc VNPost cho biết, hiện nay rất nhiều đơn vị của VNPost đang trong tình trạng thiếu lao động có trình độ cao, có kinh nghiệm quản lý.
Công ty Canon Việt Nam cho biết, với công suất hoạt động của công ty thì công ty phải cần khoảng 4000 công nhân và cán bộ kỹ thuật, nhưng những người đủ điều kiện được tuyển mới chưa đầy một nửa. Vì vậy, hiện công ty vẫn cần r

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bảo hộ lao động trên thị trường nội địa của công ty c Luận văn Kinh tế 0
D Lý luận giá trị lao động và thực tiễn phát triển kinh tế thị trường ở Việt nam Môn đại cương 0
P Vai trò của bảo hiểm xã hội đối với người lao động và với người sử dụng lao động trong cơ chế thị trường Luận văn Kinh tế 2
A Vai trò của bảo hiểm xã hội đối với người lao động và người sử dụng lao động trong cơ chế thị trường Luận văn Kinh tế 0
H Sử dụng nguồn lao động nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn nền kinh tế thị trường Luận văn Kinh tế 0
P Tác động của cung cầu lao động và một số yếu tố khác trên thị trường lao động tới tiền lương tối thiểu Luận văn Kinh tế 0
T Dự báo cung - Cầu lao động trên thị trường lao động thành phố Hà Nội giai đoạn 2005 - 2010 Luận văn Kinh tế 0
D Thị trường lao động tại tỉnh thái nguyên Nông Lâm Thủy sản 0
D Phát triển thị trường lao động tại Hà Nội Quản trị Nhân lực 1
B Đánh giá mức độ đáp ứng đòi hỏi thị trường lao động của chương trình đào tạo bậc cao đẳng ngành Tài Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top