daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: VŨ TRỤ QUAN 7 1.1 Sơ lược về lịch sử, văn hóa triết học và bối cảnh kinh tế - xã hội Trung Quốc cổ đại 7 1.1.1 Đặc điểm lịch sử, văn hóa và triết học Trung Quốc cổ đại 7 1.1.2 Bối cảnh kinh tế - xã hội ở Trung Quốc thời Xuân thu - Chiến quốc 10 1.1.3 Sự thay đổi về quyền sở hữu ruộng đất 13 1.1.4 Sự thay đổi quan hệ giai cấp 15 1.2 Khái luận chung về thế giới quan triết học và thế giới quan triết học Trung Quốc cổ đại 18 1.3 Vũ trụ quan trong triết học Trung Quốc cổ đại 22 1.3.1 Thời kỳ manh nha 22 1.3.2 Khí và Đạo – Hai khái niệm quan trọng trong vũ trụ quan Trung Quốc cổ đại 26 1.3.3 Quan niệm về nguồn gốc, các quy luật vận động của vũ trụ qua học thuyết Âm dương và tác phẩm Kinh Dịch 29 1.3.4 Học thuyết Ngũ hành 41 1.3.5 Sự hợp nhất và ứng dụng của học thuyết Âm dương - Ngũ hành 43 1.4 Vấn đề thời gian và không gian 49 1.4.1 Thời gian và lịch số 51 1.4.2 Thiên văn học và Không gian 54 CHƯƠNG 2: XÃ HỘI QUAN 64 2.1 Quan niệm về quốc gia và sự phân tầng xã hội 64 2.1.1 Quan niệm về quốc gia 64 2.1.2 Quan niệm về sự phân tầng trong xã hội 66 2.2 Các đường lối trị quốc và tư tưởng chính trị 2.2.1 Tư tưởng chính trị trong Kinh Dịch và thiên Cửu trù Hồng Phạm 72 2.2.2 Tư tưởng đức trị của Nho gia 76 2.2.3 Tư tưởng chính trị vô vi của Đạo gia 92 2.2.4 Tư tưởng pháp trị của Pháp gia 97 2.2.5 Tư tưởng “kiêm ái” và “hỗ lợi” của Mặc gia 109 2.3 Những tư tưởng kinh tế 113 2.3.1 Tư tưởng kinh tế của Mặc gia 113 2.3.2 Tư tưởng kinh tế của Nho gia 117 2.3.3 Đường lối kinh tế của Pháp gia 121 2.4 Tính biện chứng trong tư tưởng kinh tế chính trị của Binh gia 124 2.4.1 Mối quan hệ giữa chiến tranh và chính trị 126 2.4.2 Mối quan hệ giữa chiến tranh và kinh tế 130 CHƯƠNG 3: NHÂN SINH QUAN 136 3.1 Con người là vũ trụ thu nhỏ 136 3.1.1 Nguồn gốc của con người và vấn đề thống nhất Thiên - Địa – Nhân 136 3.1.2 Vấn đề thiên mệnh 143 3.1.3 Vấn đề dự báo về số phận của con người 149 3.2 Vấn đề cá nhân và xã hội 153 3.2.1 Tính và dục 153 3.2.2 Quan niệm về tu dưỡng bản thân 160 3.2.3 Các triết lý về nhân sinh 164 Kết luận chung 175 Mục lục sách tham khảo 179 Các công trình liên quan đến đề tài đã công bố 188 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Tính cấp thiết về mặt lý luận Hiện nay xu hướng nghiên cứu về văn hoá phương Đông nói chung và triết học phương Đông nói riêng đã chiếm một vị trí quan trọng trong giới học thuật của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta trong lĩnh vực khoa học lý luận triết học cũng vậy. Ở một số các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, triết học phương Đông trở thành một ngành nghiên cứu, một môn học bắt buộc và được dành cho một thời lượng khá lớn. Trong khuôn khổ của đề tài này chúng tui không đề cập đến toàn bộ phần triết học phương Đông nói chung mà chỉ đề cập đến vấn đề thế giới quan của nền triết học của Trung Quốc thời cổ đại (từ 221 Trcn về trước). Mặt khác theo chỗ chúng được biết cho đến nay chưa có nhiều những công trình chuyên biệt nghiên cứu riêng về thế giới quan của triết học Trung Quốc cổ đại. Hơn nữa việc đánh giá chung về vai trò của triết học Trung Quốc còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Ngay tại Trung Quốc, cái nôi sinh ra nền triết học này, qua các thời đại khác nhau, triết học cũng trải qua nhiều thăng trầm với nhiều sự đánh giá khác nhau; khi thì đề cao đến sùng bái, khi thì phê phán gạt bỏ hết mức. Vả chăng, triết học Trung Quốc nói chung và thế giới quan triết học nói riêng, có những đặc điểm rất khác với các nền triết học khác trên thế giới. Điều đó đòi hỏi cần có sự nghiên cứu tiếp tục sâu hơn nữa. 1.2. Tính cần thiết về mặt thực tiễn Các nhà nghiên cứu văn hoá và lịch sử xếp Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Singapo là các quốc gia "đồng văn" - đây là một khái niệm lớn, hàm chứa nhiều nghĩa sâu rộng. Trong lĩnh vực tư tưởng, triết học của Trung Quốc chứa đựng những triết lý sâu xa về vũ trụ, nhân sinh, có ảnh hưởng xuyên suốt hành trình lịch sử hàng ngàn năm của Trung Quốc và các quốc gia đồng văn trong đó có Việt Nam. Nó để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong đời sống tinh thần cũng như trong các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt trong thời kỳ hiện nay, với chủ trương mở cửa hội nhập với thế giới và với các nước trong khu vực của Đảng và Nhà nước ta, thì yếu tố "đồng văn" trở thành một chiếc cầu nối quan trọng giúp chúng ta hội nhập dễ dàng với các quốc gia trong khu vực, trong đó trước hết với các "con rồng châu Á ". Vì vậy chúng tui cho rằng cần nghiên cứu triết học Trung Quốc nói chung và thế giới quan triết học nói riêng một cách có hệ thống. Do vị trí, tầm quan trọng mang tính kiến tạo hệ thống, việc nghiên cứu cũng phải bắt đầu (và đặc biệt) từ thời cổ đại là hết sức cần thiết đối với chúng ta. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trước hết chúng ta thử lựợc lại một số quan điểm của giới nghiên cứu Trung Quốc về triết học Trung Quốc: Giáo sư triết học Phùng Hữu Lan: Ông đánh giá cao Nho học, coi Nho học là bao trùm toàn bộ hệ thống học thuật Trung Quốc, các thế hệ sau Khổng Tử đã đưa nho học phát triển đến độ cao của triết học trong việc nhận thức con người, nhận thức vũ trụ. Nho học kết hợp với vũ trụ quan biện chứng của Lão học, Phật học đã giúp con người có nhận thức mới hơn về các qui luật tự nhiên trong thế giới khách quan. (50. 264, 265) Nhà sử học, triết học Thang Nhất Giới cho rằng: Mệnh đề cơ bản của triết học truyền thống Trung Quốc là "thiên nhân hợp nhất", "tri hành hợp nhất", "tình cảnh hợp nhất", trong đó con người được coi là trung tâm của vũ trụ, vạn vật xung quanh con người có ý thức đều tuỳ từng trường hợp vào con ngườì mà có nội hàm khác nhau, theo ông, tư tưởng ấy của triết học Trung Quốc có ảnh hưởng sâu sắc đến tố chất tâm lý của dân tộc Trung Hoa. (50. 264, 265) Chúng ta hãy thử tham khảo tiếp một số nhận định của các học giả phương Tây: Nhà Trung Quốc học người Pháp Gian Rold: “Trí óc của người Trung Quốc quen với những quanh co bất ngờ, sự tồn tại của anh ta đầy rẫy những mâu thuẫn gắn liền với cái đó là một mối nguy sâu sắc hơn, một ) là sông suối, nước, rượu, mặt trăng, con trai thứ, là tai, là sự mềm mại, ngoằn nghèo, là kẻ trộm, là các con vật sống ở dưới nước... Thực ra tất cả các danh từ mang tính chất định danh cho các quẻ đều là những khái niệm trừu tượng. Việc gán càn-Trời, khôn- Đất... và những nội hàm khác như đã nói ở trên chỉ là một cách cụ thể hoá, đơn giản hoá, thô thiển hoá mang tính ứng dụng. Người nghiên cứu Kinh Dịch không cẩn thận thì các suy diễn xuất phát từ cụ thể hoá rồi ấy sẽ dẫn đến những sai lầm to lớn khác. Tám quẻ đơn của Kinh Dịch cũng có lịch sử hình thành theo hai giai đoạn gọi là tiên thiên và hậu thiên gắn với truyền thuyết về Hà đồ (địa đồ trên lưng long mã ở sông Hoàng Hà) và Lạc thư; các dấu hiệu trên lưng rùa, được coi là sách từ trời gửi xuống. Sau này khi hậu thế ứng dụng Kinh Dịch vào việc chiêm đoán và giải mã các sự việc đã gặp phải không ít rắc rối khi thì dùng Dịch tiên thiên, khi thì dùng Dịch hậu thiên. Tiên thiên và hậu thiên là những điểm khác nhau về vị trí và phương vị các quẻ. Cũng có ý kiến cho rằng: Hà đồ là biểu lộ qui luật và nhịp điệu biến đổi về mặt thời gian, còn Lạc Thư là lược đồ ghi lại sự biến đổi của âm dương về mặt không gian như nhà nghiên cứu Lê Văn Sửu (Xem 95. 13) Mặt khác theo lịch sử hình thành của Kinh Dịch, lược đồ Tiên thiên (Hà đồ) do Phục Hy xắp xếp còn Hậu thiên (Lạc Thư) do Văn Vương sau này sắp xếp. Theo nhận xét riêng của chúng tui có lẽ Hậu thiên Bát quái do được sắp xếp lại nên hợp lý hơn, hoàn thiện hơn và do đó sau này trong thực tế ứng dụng được sử dụng phổ biến. Hơn nữa Hậu thiên quái và Tiên thiên quái có nhiều điểm chính rất giống nhau chỉ khác nhau ở một vài vị trí của các quẻ đơn. Hơn nữa qua thời gian và sự tổng kết kinh nghiệm quan sát thực tế từ lúc xuất hiện đến thời kỳ Văn Vương, sự chỉnh sửa lại là có cơ sở thực tế. Ngoài việc sắp xếp các vị trí cho tám quẻ có trong Kinh Dịch, theo các phương hướng, người Trung Quốc cổ còn mã hóa các quẻ này bằng các con số của toán học, bằng một hình vuông gồm 9 ô như sau:

các tôn giáo lớn của các nền văn minh. Đạo Phật có tam thế Phật, tam thiên thế giới, tam qui; Ki-Tô giáo có 3 ngôi đức chúa, có 3 tầng thế giới (trần gian, địa ngục, thiên đường); Đặc biệt phải nói đến Lão –Tử ông đã mang đến cho con số 3 một ý nghĩa thật là đặc biệt. Ông nói: “Đạo sinh một, một sinh hai,hai sinh ba,ba sinh vạn vật” (58. 210) “Đạo sinh một” là chỉ bản thể thống nhất của thế giới khách quan, “Một sinh hai” là nói âm- dương, “Hai sinh ba”, là nói sự giao hoà của âm, dương làm cho vạn vật sinh thành, giống như cha, mẹ là hai yếu tố kết hợp để sinh ra con cái. Vậy yếu tố thứ ba thực sự là cái rất quan trọng. Từ cấu trúc của cửu cung như trên mà người Trung Quốc cổ (cụ thể là Vua Đại Vũ) đã chia lãnh thổ làm chín châu cho cửu mục (chức quan đứng đầu cai trị dân). Ngay Cửu trù Hồng phạm (chúng tui sẽ đề cập ở phần Xã hội quan) cũng có nguồn gốc từ các cấu tạo của cửu cung trong Kinh Dịch. Vì quan niệm chín con số này từ trời gửi xuống nên nó được coi là xuyên suốt tam tài: Thiên - Địa – Nhân. Trời có cửu tinh để điều khiển, để khai thông tinh minh. Rồi hàng loạt các khái niệm các theo số chín: cửu trùng (nơi vua ở), cửu tích (đồ dụng của vua), cửu khanh (chín chức quan của triều đình), cửu phủ (chín chức quan coi về tiền tệ), cửu môn (chín cửa), cửu tân (chín loại khách), cửu nghi (chín loại lễ). Trong nhân dân thì có: trùng cửu, cửu tín, cửu đan, cửu thiên, cửu địa, cửu tuyền, cửu tộc, cửu cơ, cửu thiều, cửu khiếu. Việc sắp xếp các số theo 9 ô và triển khai các khái niệm theo số 9 là mô phỏng theo hình vẽ của Lạc Thư. Song đó chỉ là sự sắp xếp tên của các quẻ đơn. Khi các quẻ đơn này lần lượt xếp lên nhau theo một thứ tự nhất định ta có những quẻ kép gồm 6 vạch. Người ta gọi quẻ đơn bên trên là ngoại quái, quẻ đơn bên dưới là nội quái. Như vậy 64 quẻ kép với 384 hào có thể nói đủ sự phong phú để diễn đạt các cấu trúc và sự kiện phức tạp của thế giới khách quan. Trong một quẻ vị trí các hào từ hào 1 đến hào 6 (đếm từ dưới lên) đều được qui định theo những trình tự và tầm quan trọng nhất định cho việc chiêm đoán. Đầu tiên có lẽ Kinh Dịch được dùng chuyên cho việc bói toán, sau này có lẽ do nhận thấy trong đó hàm chứa nhiều triết lý cũng như các kiến thức của khoa học liên ngành vì vậy người ta đã coi Kinh Dịch là bộ sách nghiên cứu về sự vận động của vạn vật trong vũ trụ.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

Down đủ 4 phần để giải nén



 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quan điểm Giải tích về các cách tiếp cận khái niệm giới hạn và việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
A Tổng quan mô hình hệ thống y tế của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới Y dược 0
D SKKN sử dụng mô hình trực quan trong dạy học bài giới thiệu về máy tính - tin học 10 Luận văn Sư phạm 0
C Biến đổi cơ cấu nghề nghiệp và tác động của nó đến quan hệ giới trong gia đình nông thôn Văn hóa, Xã hội 0
C Quan niệm của sinh viên về vai trò giới trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản Văn hóa, Xã hội 0
A Hình ảnh nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ nhìn từ quan điểm giới Văn học 0
B Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngân nhìn từ quan điểm giới Văn học 0
T Từ thế giới quan Phật giáo đến sự triển hiện khách thể thẩm mỹ trong văn chương Tuệ Trung Thượng Sĩ Văn học 0
G Sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học Lịch sử thế giới lớp 11 trường Trung học phổ thông ( Luận văn Sư phạm 0
C “Kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần có trong một thế giới hiện đại là khả năng học phươn Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top